các năm.Tốc độ giảm tương đối cao so với tốc độ tăng dư nợ.Trong giai đoạn tới, chi nhánh cần chú trọng hơn đến công tác bảo đảm an toàn tín dụng đối với tín dụng ngắn hạn và làm tốt công tác thu nợ đối với tín dụng trung và dài hạn. Đồng thời, trong nghiệp vụ tín dụng cần chú trọng thực hiện tốt quy trình tín dụng, đánh giá khách hàng trước khi cho vay nhằm ngăn chặn rủi ro có thể xảy đến trong giai đoạn xét duyệt cho vay.
III. Đánh giá chất lượng tín dụng của Chi nhánh Ngân Hàng ĐT&PTNghệ An Nghệ An
1. Quy trình cấp phát tín dụng của chi nhánh
Đầu tiên khách hàng muốn được xét cấp tín dụng phải hội đủ các điều kiện theo quy định của ngân hàng và không thuộc diện không được cấp tín dụng theo quy định của ngân hàng.
- Ngân hàng xem xét điều kiện vay vốn đối với khách hàng muốn xin được cấp cho vay vốn
- Xem xét mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng
- Sau đó sẽ xem xét và thẩm định các tài sản đảm bảo của khách hàng
- Sau đó sẽ xem xét đến thời hạn cho vay đối với mỗi khách hàng, mức cho vay và loại tiền vay
Xét trên thực tế thì quy trình cấp phát tín dụng của chi nhánh đã bảo đảm được các yếu tố về đảm bảo được việc thu hồi lãi suất và gốc nợ sau này nhưng các thủ tục cho vay còn quá nhiều, thời gian từ khi làm thủ tục vay vốn đến khi nhận được vốn vay còn dài nên thực sự vẫn chưa làm hài lòng được khách hàng.Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giải quyết các thủ tục cho vay nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng.Nhằm thu hút nhiều nguồn huy động từ nguồn dân cư nhiều hơn và kinh doanh tín dụng đảm bảo có lãi.
2.Vấn đề đảm bảo tín dụng
Tại Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nghệ An thì tài sản dùng để đảm bảo phải đáp ứng đủ các điều kiện:
- Thuộc quyền quản lý, quyền sử dụng, quyền sở hữu của khách hàng vay hoạc bên bảo lãnh.
- Thuộc loại tài sản được phép giao dịch: là các loại tài sản được pháp luật cho phép, hoặc không cấm mua , bán, tặng, cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các giao dịch khác.
- Không có tranh chấp tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm.
Ngoài các điều kiện trên thì ngân hàng còn xem xét các điều kiện sau với các tài sản đảm bảo như:
- Tính dễ chuyển nhượng nhằm đảm bảo khả năng thu nợ nhanh, gọn. - Tính chóng hỏng, giảm giá trị theo thời gian….
Tại Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nghệ An có thể đảm bảo tín dụng dưới các hình thức:
- Thế chấp tài sản: là việc bên đi vay dùng tài sản là bất động sản, thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ với bên cho vay.
- Bảo lãnh: là việc bên thứ 3 cam kết với bên cho vay, sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên di vay, nếu khi dến hạn mà người đi vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ.
Vấn đề bảo đảm tín dụng là vấn đề rất quan trọng trong hoạt động tín dụng ngân hàng, đảm bảo tín dụng là phương tiện tạo cho ngân hàng có sự đảm bảo có một nguồn vốn khác để hoàn trả hoặc bảo chi nếu việc cho vay bị phá sản.
Như đã đề cập phần trên thì khách hàng của chi nhánh là chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDCB.Mặc dù các doanh nghiệp đã chuyển sang cơ chế vay, trả, nhưng chính sách về tài chính, thuế của nhà nước chưa được thay đổi kịp thời.Chi nhánh đã phải theo tín dụng thương mại rất nhiều chương trình cà phê, mía đường, nuôi trồng chế biến thủy sản,xi măng, xây dựng cầu đường,khu công nghiệp…trong đó có rất nhiều chương trình đều trong tình trạng thiếu hoặc không có tài sản đảm bảo tiền vay, phải thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay.Khi người vay không trả được nợ, thì ngân hàng không thể bán, phát mãi cầu cống, đường xá…để thu hồi nợ và theo quy định thì nợ đó được chuyển thành nợ xấu, gánh nặng lại đè lên vai ngân hàng.
Phải giải quyết thế nào sao cho các tài sản đảm bảo thực sự phát huy được tác dụng thực sự của nó là vấn đề rất quan trọng vì thế phải đề ra các giải pháp thiết thực giúp cho chi nhánh phát huy được tât cả những lợi thế của mình và giảm thiểu được rủi ro tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
3. Vấn đề quản lý rủi ro
Ngân hàng là tổ chức kinh tế chuyên kinh doanh tiền tệ, nghiệp vụ chủ yếu là huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế đất nước và là trung gian tài chính - tiền tệ của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.Như vậy có
thể thấy rằng tính chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng là kinh doanh trên rủi ro, có thể nói răng rủi ro của ngân hàng là tổng rủi ro của các doanh nghiệp cho nên để đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của minh, việc tìm ra các biện pháp quản lý rủi ro là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi ngân hàng đang hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mỗi ngân hàng sẽ có một cách riêng trong công việc này.Chi nhánh Ngân hàng Đ&PT Nghệ An cũng đang có biện pháp phân tán rủi ro mà đang được nhiều ngân hàng áp dụng nhất dưới nhiều hình thức khác nhau
- Cho vay hợp vốn, mọi vấn đề đều được san sẻ: Từ mức vốn góp đến lợi nhuận, rủi ro, trách nhiệm, quyền hạn,.. Khi khách hàng đề nghị một khoản tín dụng lớn mà ngân hàng thấy cần phải cho vay hợp vốn thì ngân hàng sẽ xem xét sẽ hợp tác với ai, nhường bao nhiêu quyền lời để san sẻ rủi ro, ai sẽ quản lý tài sản thế chấp…
- Lập quỹ dự phòng rủi ro và tham gia bảo hiểm tín dụng.Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng thường xuyên tồn tại và tác động trực tiếp tới lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng.Đối với rủi ro tín dụng có thể được bảo hiểm bằng kỹ năng quản lý tín dụng, quỹ dự phòng rủi ro và hợp đồng bảo hiểm, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên cho ngân hàng. Đây là số liệu về trích quỹ dự phòng rủi ro của chi nhánh trong 3 năm từ 2005 đến 2007.
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 2007
Trích DPRR tỷ đồng 13 15 18
( Nguồn: phòng kế hoạch nguồn vốn) - Đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư nhằm giảm bớt rủi ro tín dụng phải gánh chịu, Ngân hàng không cho vay một doanh nghiệp, một ngành…các khoản tín dụng quá lớn.Xuất phát từ hướng đi, mục tiêu tăng trưởng chung của nền
kinh tế quốc gia, bối cảnh kinh tế - tài chính quốc tế mà có tỷ trọng tối ưu cho từng ngành, từng khu vực kinh tế trong từng thời kỳ.
Nhìn chung lại thông qua các vấn đề trên và các chỉ tiêu cụ thể có thể đánh giá lại được những kết quả mà chi nhánh đã đạt trong thời gian qua như sau:
-Tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm và được duy trì ở mức thấp trong khi tổng dư nợ vẫn tăng lên qua các năm.Có thể nói đây là một trong những điều rất thành công của chi nhánh
- Khi nhà nước có quyết định chuyển các dự án tín dụng trung và dài hạn theo kế hoạch nhà nước sang cho quỹ đầu tư phụ trách thì chi nhánh đã có những biện pháp tích cực nhằm tăng dư nợ của tín dụng trung và dài hạn thương mại để bù đắp cho phần tín dụng bị mất đi.
- Tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro Trong việc xét duyệt các khoản vay, chi nhánh đã chú trọng công tác phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nghiên cứu nâng cao chất lượng thẩm định các khoản vay, các dự án đầu tư, chú ý phân tích hiệu quả và các yếu tố tác động đến dự án để thấy được rủi ro của các khoản vay.
- Thực hiện tốt việc kiểm tra tín dụng, phối hợp tốt với kiểm soát nội bộ trong việc kiểm tra chéo công tác tín dụng.
- Chi nhánh đã thực hiện nghiên cứu, phân tích đánh giá khách hàng, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá và xếp loại khách hàng nhằm có chính sách khuyến khích đối với những khách hàng đạt loại khá tốt, xây dựng hạn mức tín dụng phù hợp với từng khách hàng, nâng cao chất lượng tín dụng cũng như giảm thiểu thời gian và thủ tục duyệt vay.
Chương 3:
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Nghệ An I. Định hướng phát triển
1. Định hướng phát triển của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển ViệtNam Nam
Song song với việc tiếp tục duy trì các mối quan hệ truyền thống với các định chế tài chính, các tổ chức ngân hàng quốc tế, trong một vài năm trở lại đây, BIDV đã bắt đầu mở rộng quan hệ hợp tác sang thị trường mới. Các hoạt động thanh toán quốc tế cũng đã đạt được những bước tiến đáng kể. Liên tục trong 5 năm từ 2001- 2005, BIDV đều được các ngân hàng lớn trên thế giới trao tặng chứng nhận Chất lượng thanh toán qua SWIFT tốt nhất của Citibank, HSBC, Bank of NewYork, Amex…
Từ năm 2002, BIDV trực tiếp quản lý, triển khai bán buôn các dự án tài chính nông thôn do WB uỷ nhiệm. Trong quá trình quản lý các dự án này, BIDV đã được WB và các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá cao, liên tục trong 2 năm 2004 - 2005, BIDV đã được nhận 3 giải thưởng: “Tài trợ phát triển giảm nghèo”; “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ” và “Phát triển kinh tế địa phương”… Những giải thưởng Quốc tế này đã góp phần nâng cao đáng kể hình ảnh của BIDV trong con mắt của các đối tác quốc tế.
Chuẩn bị tốt các tiền đề cho Cổ phần hóa BIDV:
BIDV đã chủ động xây dựng đề án cổ phần hóa BIDV, trình và được Chính phủ chấp thuận. Nỗ lực nâng cao năng lực tài chính bằng việc phát hành 3.200 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2, minh bạch hóa hoạt động kinh doanh với việc thực hiện và công bố kết quả kiểm toán quốc tế, Thực hiện định hạng tín nhiệm và đạt mức trần quốc gia do Moody’s đánh giá;…
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phát triển theo mô hình Tập đoàn: Được sự chấp thuận của Chính phủ, BIDV đang xây dựng đề án hình thành Tập đoàn Tài chính với 4 trụ cột là Ngân hàng – Bảo hiểm – Chứng khoán – Đầu tư Tài chính trình Thủ tướng xem xét và quyết định.
2. Định hướng phát triển của Chi Nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và PhátTriển Nghệ An đến 2010 Triển Nghệ An đến 2010
- Dựa vào mục tiêu phát triển kinh té xã hội của địa phương từng thời kỳ để mở rộng kinh doanh đa lĩnh vực trên cơ sở đáp ứng yêu cầu hội nhập trong đó 3 trụ cột chính: Ngân hàng, Bảo Hiểm, chứng khoán.
- Là chi nhánh bán lẻ của HSBC nên cam kết cùng thực hiện các dịch vụ của HSBC.
- Mở rộng và phát triển mạng lưới trên cơ sở hiệu quả kinh tế và tăng trưởng thị phần.
- Phấn đấu thực hiện những mục tiêu kinh doanh của BIDV qua từng năm đảm bảo sự phát triển ổn định của chi nhánh
3. Một số mục tiêu cụ thể trong năm 2008
- Về nguồn vốn: Tiếp tục ổn định và tăng trưởng nguồn vốn.Giữ vững nguồn vốn dân cư.Mạnh dạn đưa ra các hình thức khuyến mãi kịp thời khuyến khích người gửi tiền nhưng đảm bảo kinh doanh có lãi, áp dụng công nghệ vào huy động vốn tạo ra nhiều kênh huy động bằng cách phát triển dịch vụ, nối mạng thanh toán tại nhà cho những công ty lớn.
Mục tiêu tăng trưởng huy động vốn: Huy động cuối kỳ đạt 1800 tỷ đồng
- Về tín dụng - chất lượng tín dụng: Tăng trưởng tín dụng gắn liền với đảm bảo chất lượng tín dụng.Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu tín dụng, phấn đấu cuối năm đưa dư nợ cho vay ngoài quốc doanh đạt tỷ lệ 20% trên tổng dư nợ.Chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ tiêu tín dụng.Bám sát các chương trình xuất khẩu, đầu tư nhà chung cư, đẩy mạnh cho vay cán bộ công nhân viên
Mục tiêu tín dụng: Dư nợ cuối kỳ đạt 1000 tỷ đồng
- Về phát triển sản phẩm dịch vụ: Khai thác và ứng dụng rộng rãi các phần mềm của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam cung cấp vào hoạt động kinh doanh của chi nhánh.Tập trung cho việc triển khai dự án hiện đại hoá.Ngoài ra tạo
ra các chương trình theo đề cương nghiên cứu khoa học thiết thực để phục vụ quản trị điều hành kinh doanh.
Mục tiêu dịch vụ: Thu dịch vụ ròng 10 tỷ đồng
- Về quản trị điều hành: Chấp hành các quy định về quy trình nghiệp vụ, mức phán quyết về cho vay, bảo lãnh, các giới hạn chỉ tiêu tín dụng.Tập trung chỉ đạo kịp thời, đề ra các biện pháp để thực hiện các mục tiêu đề ra.Tăng cưòng mối quan hệ lãnh đạo giữa đảng và chuyên môn, công đoàn và các tổ chức khác,động viên kịp thời và quan tâm đến quyền lợi của người lao động
- Về hợp tác phát triển: Tranh thủ sự giúp đỡ, chỉ đạo của chính quyền địa phương và ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.học hỏi kinh nghiệm các tỉnh bạn về các nghiệp vụ mới phát sinh, tham gia đầy đủ các lớp học của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam tổ chức
II. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng
Việc nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề hết sức bức thiết, nó đảm bảo cho Ngân hàng mở rộng được quy mô sản xuất, nâng cao được chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân Hàng.
Qua tình hình thực tế tại chi nhánh, sau một thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân Hàng ĐT&PT Nghệ An em xin đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn tại cũng như những giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh
1. Xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược khách hàng của chinhánh Ngân Hàng ĐT&PT Nghệ An nhánh Ngân Hàng ĐT&PT Nghệ An
Trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn biến động không ngừng như hiện nay, nhất là đối với thị trường chứng khoán, bất động sản, ngoại
tệ…Và các biến động của môi trường tự nhiên.Những điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng huy động vốn của ngân hàng và khả năng trả các khoản nợ vay của các tổ chức, cá nhân vay tín dụng chính vì vậy ngân hàng cần xây dựng cho mình các chính sách, chiến lược kinh doanh ngắn và dài hạn.
Chiến lược kinh doanh đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng, chỉ khi xây dựng được chiến lược kinh doanh ngân hàng mới có những bước phát triển thích hợp trong từng thời kỳ, chiến lược kinh doanh giúp ngân hàng lường trước được những thay đổi của môi trường kinh doanh từ đó có những biện pháp khắc phục.Trên cơ sở chiến lược kinh doanh thì NH ĐT&PT chi nhánh Nghệ An cần xây dựng chiến lược khách hàng, từ đó tìm kiếm những khách hàng có tiềm năng, có năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính tốt để đầu tư.Việc lập chiến lược cần chú trọng
- Xác định đựoc lợi thế của chi nhánh so với các đối thủ cạnh tranh trên địa