Tài ẩm thực trong văn học trung đại

Một phần của tài liệu Ẩm thực trong tùy bút Vũ Bằng (Trang 34 - 38)

Văn học trung đại mang tính mực thước, quy phạm với thủ pháp nghệ thuật chuộng những hình ảnh ước lệ mang tính trang trọng, thường bày tỏ những hoài bão, lý tưởng, chí khí cao cả của con người. Điều đó khiến cho cảm hứng ẩm thực trong thời kỳ văn học này không được ưa chuộng như trước. Song không vị thế mà dòng chảy của cảm hứng ẩm thực trong văn chương dân tộc bịđứt đoạn.

Những chuyện kể dân gian về sự tích ra đời của bánh chưng bánh dày, trầu cau được ghi lại trong tác phẩm “Lĩnh nam chích quái” của Vũ Quỳnh và Kiều Phú. Và trong tập “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ, ta bắt gặp bài “Ung chè” tìm hiểu một cách rất tỉ mỉ và trình bày rất lôi cuốn về nghệ thuật thưởng trà của người Việt, từ những đồ dùng pha chế, các loại chè, cách pha trà và thưởng

30

thức. Trong tác phẩm này, ẩm thực đã được nhìn nhận như một vẻđẹp văn hóa. Sự sáng tạo và thưởng thức ẩm thực trong tác phẩm được miêu tả tinh tế như một nghệ thuật. Đồng thời, giá trị của ẩm thực không còn ở phương diện thuần túy thể xác, vật chất mà còn là có giá trị tinh thần, thể hiện tâm hồn và cốt cách của con người: “Chè thú vị ở chỗ cái tinh nó sạch sẽ, cái hương nó thơm tho. Buổi sớm gió mát, buổi chiều trăng trong, với bạn rượu làm thơ cùng làm chủ khách mà ung dung pha

ấm chè ra thưởng thức thì có thể tỉnh được mộng trần, rửa được lòng tục,” và “Cái vui về non nước bè bạn, tạo vật chưa dễđã cho mọi người được hưởng, mà có phần lại khó hơn lợi lộc với vinh danh”.[14, tr.141-144].

Đề tài ẩm thực cũng tìm được cho mình một cách thể hiện phù hợp với những đặc trưng riêng biệt về thi pháp của thơ ca trung đại. Tuần trà, chén rượu góp mặt vào hệ thống hình ảnh mang tính ước lệ bên cạnh nhưng trăng hoa tuyết nguyệt… và xuất hiện trong rất nhiều những tác phẩm như là người bạn khơi gợi và sẻ chia những nỗi niềm của thi nhân trong những cuộc đối ẩm và cả độc ẩm như trong những câu thơ sau:

Tây phong tiêu táp phất cao tâm Khuynh tận ly bôi thoại dạ thâm

Loạn thế nam nhi tu đối kiếm

Tha hương bằng hữu trụng phâm khâm…” (Gió thu hiu hắt thổi rừng cao Cạn chén đêm khuya chuyện dạt dào

Thời loạn nam nhi sầu đối kiếm, Quê hương bầu bạn tủi chia bào…)

(Lưu bit Nguyn đại lang- Nguyễn Du) *

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”

31

Vẻ hấp dẫn đời thực của những quà thức ẩm thực vẫn hiện diện trong thơ ca trung đại như là một biểu hiện của niềm vui trần thế mà chỉ những người rũ bỏ mọi lo lắng, toan tính lợi danh mới có thể tận hưởng. Các nhà thơ trung đại thường mượn hình ảnh những quà thức ẩm thực giản đơn để nói đến cuộc sống ung dung, tự tại và khỏe khắn, vui đời của mình khi đã lánh xa danh lợi:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.”

*

Nhớ rau lại tiếc mùi canh ngọt, Nếm ếch còn tham có giống măng.” (Bch Vân quc ng thi, Nguyễn Bỉnh Khiêm)

*

“Tả lòng thanh, vị núc nác, Vun đất ải, luống mồng tơi.”

*

Ngày tháng kê khoai những sẵn sàng, Tường rào ngõ mận ngại thung thăng

(Quc âm thi tp, Nguyễn Trãi)

Và đại thi hào Nguyễn Du, trong bài “Hành lc t” đã trực tiếp nói đến cái thi vị của thú ẩm thực:

“Khiên hướng nam sơn lĩnh Nam sơn đa hương mi Huyết nhục cam thả phì Kim đao thiết ngọc soan

Mỹ tửu lũy bách chi Nhân sinh vô bách tải Hành lạc đương cập kỳ

Vô vi thả bần tiện Cùng niên bất khai mi…”

32

(Núi nam dắt thẳng sang Núi nam nhiều nai hương

Huyết ngọt thịt lại ngon Thái làm món ăn quý Rượu tăm trăm chén luôn Người không sống trăm tuổi Gặp thì nên vui chơi Chớ giữ nếp bần tiện Quanh năm lo lắng hoài…)

Vậy mới thấy, thơ ca trung đại không hề xa lạ với những điều tưởng là bé mọn và đời thường như miếng ăn, thức uống hàng ngày. Ngược lại, nhà thơ có thể vừa ca ngợi hương vị của những món ăn ngon, lại có thể qua đó nói lên cái khí khái, niềm tâm sự thời cuộc, nhân sinh của mình. Đồng thời, những quà thức ngọt ngon đã xuất hiện trong thơ ca trung đại như là một vẻđẹp của đất nước, quê hương, trở thành miếng nhớ miếng thương khi xa xứ:

Lão tang diệp lạc tâm phương tận Tảo đạo hoa hương giải chính phì

Kiến thuyết tại gia bần diệc hào Giang Nam tuy lạc bất như quy”

(Dâu già lá rụng tằm vừa chín Nếp sớm thơm bông, cua béo ghe

Thấy nói ở nhà nghèo vẫn tốt Giang Nam tuy sướng chẳng bằng về)

(Quy hng- Nguyễn Trung Ngạn)

Như vậy, mặc dù không phải là một đề tài được đặc biệt ưa chuộng, nhưng đề tài ẩm thực vẫn tiếp tục đóng góp cho văn chương dân tộc trong giai đoạn văn học trung đại, để rồi thật sự thăng hoa trong những giai đoạn tiếp theo của nền văn học nước nhà.

33

Một phần của tài liệu Ẩm thực trong tùy bút Vũ Bằng (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)