Tài ẩm thực trong văn học dân gian Việt Nam

Một phần của tài liệu Ẩm thực trong tùy bút Vũ Bằng (Trang 32 - 34)

Nhưđã nói, ẩm thực đã đi vào văn chương như một đề tài sáng tác gợi nhiều cảm hứng ngay từ buổi bình minh của nền văn học dân tộc. Đề tài sáng tác của văn học dân gian lại gắn liền với những sinh hoạt bình dị hàng ngày, yêu chuộng những hình ảnh gần gũi, mộc mạc, quen thuộc và thiết thực trong đời sống. Vì thế dễ hiểu tại sao trong bộ phận văn học dân gian, đề tài ẩm thực được khai thác khá phong phú ở rất nhiều các thể loại sáng tác cả tự sự và trữ tình như ca dao, dân ca, tục ngữ, và cả những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết.

Ta có thể liệt kê khá nhiều câu tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm về ẩm thực như: mùa hè cá sông, mùa đông cá biển; chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè; tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn nhộng; ăn không rau nhưđau không thuốc; gạo tám xoan, chim ra ràng, cà cuống trứng; cau phơi tái, gái đoạn tang, chim ra ràng,

28

gà mái ghẹ; cơm chín tới, cải ngồng non, gái một con, gà nhảy

Trong kho tàng ca dao dân ca, ta lại bắt gặp một số lượng khá phong phú những đơn vị tác phẩm mang cảm hứng văn hóa ẩm thực. Đó là một hệ thống những câu hát giới thiệu những đặc sản ẩm thực làm nên sự nổi tiếng và tự hào của một vùng đất, một địa phương như những câu:

Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì, Tương Bần, húng Láng còn gì ngon hơn. Hay:

Bưởi Chi Đán, quít Đan Hà, Cà phê Phú Hộ, đồi trà Thái Ninh.

Bên cạnh đó còn là những câu hát ca ngợi hương vị của những thức quà mà phần lớn là những món ăn rất giản dị, đơn sơ:

Bồng bồng nấu với tép khô, Dầu chết xuống mồ cũng dậy mà ăn.

Song phong phú nhất có lẽ là những câu ca dao dân ca kết hợp giữa việc miêu tả sự hấp dẫn của những món ăn ngon và việc bày tỏ tình cảm đôi lứa, gia đình. Trong những câu hát như thế dường như không có sự phân biệt rằng hương vị những món ăn ngon gắn kết hơn sợi dây nghĩa tình hay sự mặn nồng và thiêng liêng của tình cảm làm nên hương vịđậm đà của món ăn. Đó là những câu hát về sự ngọt ngào của tình yêu đôi lứa:

Miếng trầu ăn ngọt nhưđường,

Đã ăn lấy của phải thương lấy người

*

Bữa ăn có cá cùng canh,

Anh chưa mát dạ bằng anh thấy nàng. Sự thiêng liêng của tình cảm gia đình:

Đói lòng ăn hạt chà là,

Để cơm nuôi mẹ, mẹ già biếng ăn.

29

Tôm rằn lột vỏ bỏđuôi, Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già.

Mẹ già là mẹ già anh,

Em vô bảo dưỡng cá canh cho thường. Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, nhưđường mía lau.

Và sự mặn nồng của tình nghĩa vợ chồng:

Cơm trắng ăn với khô khoai, Chồng hòa vợ thuận ăn hoài quên no

Râu tôm nấu với ruột bầu,

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

Bên cạnh những tác phẩm trữ tình, nhiều tác phẩm tự sự dân gian cũng lấy cảm hứng từ những thức quà ẩm thực của dân tộc. Đó là truyền thuyết về bánh chưng bánh dày gắn liền với nhân vật Lang Liêu, truyền thuyết quả dưa hấu đỏ gắn liền với chàng Mai An Tiêm, là sự tích về sự ra đời của các loại quả cây như vú sữa, sầu riêng, mãng cầu,… hay tục ăn trầu cau,... Số lượng tác phẩm không thật nhiều nhưng đó lại là những câu chuyện giàu ý nghĩa nhân văn và có sức sống lâu bền, cho thấy sựđóng góp đáng kể của đề tài ẩm thực với bộ phận văn học dân gian.

Một phần của tài liệu Ẩm thực trong tùy bút Vũ Bằng (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)