Nhà văn Băng Sơn đã từng khẳng định: “Văn hóa ẩm thực đã đi vào văn chương, tồn tại rất lâu bền.” (theo 84)
Thật vậy, mặc dù chưa được giới nghiên cứu quan tâm đến nhiều với tư cách một đề tài sáng tác quen thuộc của văn chương, thì thực tế, ẩm thực đã đi vào văn chương từ rất lâu, tồn tại song hành cùng dòng chảy của văn chương. Dù sự tồn tại song hành này là rất khiêm nhường, đôi khi lặng lẽ, song chưa bao giờ đứt gãy,
27
ngay cả ở những giai đoạn mà tưởng chừng như những quy ước ngặt nghèo về tư tưởng và thủ pháp sáng tác khiến cho cánh cửa văn chương trở nên rất hẹp với những điều vốn vẫn được cho là bé mọn và kém phần lãng mạn trong cuộc sống như miếng ăn, thức uống hàng ngày.
Đi vào tác phẩm văn chương, hình ảnh, hình ảnh của những thức quà hàng ngày đôi khi chỉ khiêm nhường như một chi tiết “vô tình” lọt vào không gian hiện thực của tác phẩm, song đôi khi lại là một chi tiết quan trọng chứa đựng một giá trị nội dung và nghệ thuật nhất định, là chi tiết góp phần làm nên thông điệp tư tưởng của tác giả, hoặc cao hơn nữa, trở thành đề tài, cảm hứng sáng tác của một tác phẩm. Đặc biệt, một số tác giả tìm thấy ở những hương vị ẩm thực một nguồn cảm hứng bền bỉ để theo đuổi như một đề tài tâm huyết, từ đó chắp bút viết hàng loạt những áng văn chương về cái điều tưởng chừng quá bé mọn, quá trần tục này. Và không ít trong số họđã thành công, nhiều tác phẩm chỉ xoay quanh câu chuyện của những ngọn cỏ, lá rau, trong những gian bếp nhỏ lại trở thành những áng văn bất hủ. Cho đến nay, nhìn lại, chúng ta có thể khẳng định rằng, thực sựđã có một mảng sáng tác riêng về đề tài ẩm thực tồn tại trong suốt tiến trình phát triển của văn học dân tộc qua các giai đoạn.