tác của Vũ Bằng
Nhà văn Vũ Bằng đã để lại cho chúng ta một sự nghiệp sáng tác khá dày dặn, mà trong đó có ba tùy bút vềđề tài ẩm thực. Đó là các tác phẩm:
- Thương nhớ mười hai
- Miếng ngon Hà Nội
- Món lạ miền Nam
Hai tập ký “Miếng ngon Hà Nội” và “Món lạ miền Nam” đã xác định đề tài và cảm hứng chủđạo là những hương vị ẩm thực ngay từ tiêu đề của tác phẩm. Sau phần Dựng như một nét phác thảo và cảm nhận chung về hai nền văn hóa ẩm thực Hà thành và phương Nam, nhà văn lần lượt giới thiệu đến bạn đọc những đặc sản tiêu biểu cho hai nền ẩm thực ấy theo kết cấu mỗi món ngon là một bài viết riêng biệt. Và bạn đọc được thưởng thức 15 “miếng ngon Hà Nội” cùng với 8 “món lạ miền Nam”. Đó là nhìn vào tiêu đề từng bài viết, còn thật sự qua hai tập ký ấy, con số những quà thức được nhà văn giới thiệu đến bạn đọc lên đến hàng trăm món ngon. Có thể nói Vũ Bằng là một trong số ít những nhà văn có những sáng tác mang hương vịẩm thực của cả hai miền Nam Bắc mà cả hai đều rất sinh động, hấp dẫn và thấm đẫm ân tình. Ở “Miếng ngon Hà Nội”, đó là những thức quà ẩm thực truyền thống mang cốt cách của văn hóa và con người Hà thành nói riêng và Bắc bộ nói chung, vì vậy, nhìn vào thực đơn của tác phẩm, ta thấy những cái tên vốn quen thuộc khi nhắc đến nền ẩm thực dân tộc như phở, cốm Vòng, rươi, gỏi, bún, chả cá, thịt cầy… Còn trong “Món lạ miền Nam”, ta không thấy những món đặc sản phương Nam như bánh xèo, bánh khọt, hủ tiếu, bánh tét, bánh tráng, cá nướng bùn, cá kho tộ, canh chua me, cây trái miệt vườn… mà ta vẫn luôn bắt gặp trong những
51
trang viết của Sơn Nam. Ngược lại, đó là những món ăn lạ tai nhưđuông, cháo cóc, dơi huyết, bò kiến… Ngẫm lại mới thấy, ngay từ cách chọn thực đơn giới thiệu và đặt tiêu đề cho tác phẩm, Vũ Bằng đã nắm bắt được cái hồn của hai nền văn hóa ẩm thực vốn rất lôi cuốn này. Ẩm thực Hà Nội nói riêng và Bắc bộ nói chung quyến rũ thực khách bởi sự tinh tế, chuẩn mực với những món ăn mẫu mực trong cách chế biến truyền từ đời này sang đời khác. Ngược lại, phương Nam, vùng đất mới lại khiến người ta thích thú bởi những món ăn sáng tạo, tận dụng tối đa sự giàu có của sản vật mà thiên nhiên ban tặng theo những cách thức chế biến tiện nhanh có tính ứng phó với hoàn cảnh.
Riêng ở “Thương nhớ mười hai”, đề tài ẩm thực không được xác định trực tiếp bởi tiêu đề và không chi phối toàn bộ câu chữ của tác phẩm. Không gian của tác phẩm dường như mở rộng hơn cái khoảng nhỏ hẹp của bếp núc, và niềm thương nhớ không chỉ dành cho những vị mặn ngọt, chua cay mà còn là những người thân thương, là những vùng đất khắp miền Bắc Việt với bao sắc màu văn hóa và những thăng trầm của lịch sử dân tộc dân tộc, là nhịp bước thời gian trong đất trời và trong nỗi niềm ngổn ngang của người viễn xứ… Song đọc toàn bộ tác phẩm, ta bất ngờ nhận thấy, những điều vốn vẫn được xem là sâu xa và trọng đại ấy, trong từng câu, từng chữ lại hòa quyện không rời với bàn tay người nội trợ, với câu chuyện về ngọn rau, con cá. Mười hai chương viết về mười hai tháng trong năm thì đã có đến bốn chương ngay trong tiêu đề trực tiếp nhắc đến những quà thức đặc trưng của văn hóa ẩm thực Bắc bộ (Tháng Năm, nhớ nhót, mận, rượu nếp và lá móng. Tháng Sáu, thèm nhãn Hưng Yên. Tháng Chín, gạo mới chim ngói. Tháng Một, thương về
những ngày nhể bụng con rận rồng). Và chương thứ mười hai trong tiêu đề mở ra một không gian của ẩm thực (Tháng Chạp, nhớ ơi chợ Tết). Bảy chương còn lại, dù tiêu đề không nhắc đến một quà thức cụ thể nào song trong nội dung đều tràn ngập những hương vị gợi nhớ, gợi thương. Trừ duy nhất chương thứ bảy, chỉ nhắc qua một vài thức quà đặc trưng của tục xá tội vong nhân và dành phần lớn thời gian cho những suy tư về thời cuộc thì tất cả các chương còn lại đều dành phần lớn dung lượng câu chữđể nói về những món ăn ngon trên đất Bắc. Cũng dễ lý giải điều đó
52
vì “Thương nhớ mười hai” là nỗi thương nhớ sâu sắc về quê nhà và đối tượng cụ thể, xuyên suốt của nỗi nhớđó chính là người vợ của tác giả, người mà trong tâm trí của nhà văn trước hết là một người vợ tấm mẳn đảm đang bếp núc, lại “khéo chiều chồng mà đổi món luôn”. Vì vậy mà nhớ về người vợ thương yêu là nhớ những món ăn ngon, rồi hương vị thân quen hiện lên trong tâm trí lại nhắc đến những kỷ niệm, dẫn đến những suy tư… Và người đọc có cảm giác chính những hình dung và cảm xúc về những miếng nhớ miếng thương lần lượt hiện lên đã làm nên mạch phát triển của từng chương trong tác phẩm. Nhà văn từ những hương thương vị nhớ mà nhớ mà thương quê hương, gia đình, bè bạn,… rồi cái dòng chảy sâu xiết, dằng dặc với những ngã rẽ không hẹn trước ấy, rất nhiều lần lại quay trở về với những ký ức mặn nồng một hương vị khó quên nào đó. Và nếu như trong “Miếng ngon Hà Nội”, “Món lạ miền Nam”, ta có những bàn tiệc được chọn lọc, sắp đặt theo chủ ý của tác giả thì trong “Thương nhớ mười hai”, những hương vị ngọt bùi dường như không hẹn mà hiện lên theo dòng hoài niệm và bàn tiệc cứ theo mùa của trời đất mà dọn lên, mười hai tháng trong năm, mỗi tháng lại có những thời trân khó quên.
Có thể khẳng định rằng, ba tùy bút viết về những món ăn đậm đà khó quên của nhà văn Vũ Bằng có đã đóng góp không nhỏ cho nền văn học dân tộc cũng như đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp sáng tác thành công của nhà văn cùng với những tình cảm yêu mến của bạn đọc. Ngoài việc xuất hiện bên cạnh các tác phẩm khác của Vũ Bằng trong những tuyển tập tác phẩm của nhà văn, thì ba tập tùy bút của về đề tài ẩm thực còn thường xuyên được ấn bản riêng lẻ với nhiều đầu sách được tái bản nhiều lần.
Trong các công trình nghiên cứu, bài viết phê bình về Vũ Bằng những tùy bút về đề tài ẩm thực của ông cũng được đề cập đến như một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Bằng, đặc biệt là ở những bài viết, bài phê bình xuất hiện trong những năm gần đây như: Tháng ba đi tìm thời gian đã mất (Đặng Anh Đào); Khúc ca hoài cảm của kẻ tình nhân (Nguyễn Thị Thanh Xuân); Tháng ba rét Bắc trong sầu xứ phương Nam (Nguyễn Thị Minh Thái); Khúc nhạc hồn non nước (Văn Giá); Thương nhớ mười hai và một cảnh
53
quan văn hóa độc đáo (Vương Trí Nhàn); lời giới thiệu cho cuốn Miếng ngon Hà Nội, Vũ Bằng thương nhớ (Vũ Quần Phương); lời nói đầu cuốn Thương nhớ mười hai (giáo sư Hoàng Như Mai)…
Xét về số lượng, ba tập tùy bút dành cho cảm hứng ẩm thực không phải là một con sốđáng kể so với sự nghiệp sáng tác dày dặn của nhà văn cả về số lượng, dung lượng sáng tác lẫn sự đa dạng về thể loại gồm truyện ngắn, tiểu thuyết, khảo cứu, ký… Xét về đề tài nội dung của tác phẩm thì đề tài ẩm thực nghe có vẻ khá khiêm nhường so với những vấn đề nội dung sáng tác cũng hết sức đa dạng của Vũ Bằng như cuộc sống của người hồi cư với những bức bách về vật chất lẫn tinh thần; mặt trái của nền văn minh đô thị với những sinh hoạt sa đọa, những cuộc tình hời hợt, xác thịt và bạc bẽo; những số phận mòn mỏi, bất hạnh và nguy cơ tha hóa nhân cách trước những xô đẩy của cuộc sống; đời sống báo chí trong mối quan hệ với những biến cố, những thế lực chính trị…Thế nhưng dường như với bạn đọc hôm nay cũng như bạn đọc nhiều thế hệ đã qua, cùng với tập ký “Bốn mươi năm nói láo”, thì ba tập ký viết về những hương vị ngọt bùi trên những miền đất nhà văn từng gắn bó chính là những tác phẩm in sâu trong tâm trí bạn đọc hơn cả khi nhắc đến cái tên Vũ Bằng. Với giới nghiên cứu, Vũ Bằng được ghi nhận là người đem đến một lối trần thuật mới trong tiểu thuyết đồng thời đã phác họa bức tranh chân thực và sống động của một giai đoạn báo chí hết sức đặc biệt trong tập “Bốn mươi năm nói láo”. Đó là một đóng góp đáng tự hào của một nhà văn. Song có lẽ tất cả mọi người đều không thể phủ nhận rằng niềm hạnh phúc và thành công nhất của người cầm bút là có một tác phẩm có được sức sống bền lâu trong lòng bạn đọc. Vũ Bằng đã làm được điều đó với “Thương nhớ mười hai”. Nhà văn Triệu Xuân đã nói rằng nếu chỉ được mang theo mười tác phẩm văn chương thì quyển sách đầu tiên chính là “Thương nhớ mười hai”. Và “Miếng ngon Hà Nội”, “Món lạ miền Nam” cho đến hôm nay vẫn là những tác phẩm được góp mặt trên các quầy sách, được bạn đọc đón nhận, yêu mến. Bởi lẽ, cả ba tác phẩm mang cảm hứng ẩm thực của nhà văn Vũ Bằng đều gợi nhớ gieo thương, đều chạm đến được không chỉ những tò mò của khẩu vị mà cả những góc khuất trong trái tim bạn đọc.
54
2.2.2. Ẩm thực, đề tài tâm huyết trong tùy bút Vũ Bằng
Bạn đọc có thể nhận thấy, trong số các nhà văn viết về hương vị những quà thức, những thời trân, thì nhà văn Vũ Bằng tỏ ra có một sự tâm huyết và nghiêm túc đặc biệt với đề tài này chứ không đơn thuần chỉ là một sự thích thú hay dạo chơi có tính ngẫu hứng.
Trước hết, nhà văn của “Thương nhớ mười hai” có cái nhìn trân trọng
đặc biệt với giá trị của nền văn hóa ẩm thực nói chung và mỗi miếng ngon hàng ngày trong cuộc sống nói riêng, ông luôn nhìn nhận và luôn đề cao giá trị, vai trò của những thời trân với vẻđẹp cuộc sống, với nền văn hóa dân tộc nói chung và với chính bản thân mình .
Vũ Bằng đề cao vị trí của ẩm thực trong cuộc sống nói chung và bình diện đất nước nói riêng. Trước hết nhà văn khẳng định giá trị văn hóa của nghệ thuật ẩm thực dân tộc, đồng thời xem đó như là một trong những thành tố quan trọng hàng đầu trong việc gìn giữ bản lĩnh và bản sắc văn hóa dân tộc: “Ai bảo ăn uống là một nghệ thuật? Hơn thế, ăn uống là cả một nền văn hóa đấy… ăn một miếng ngon của
đất nước thấy bừng lên ở trong lòng một mối hạnh phúc, vì đã được ăn vào trong mình một chút gì của đất nước, một tinh túy truyền từ năm, tháng nọ sang tháng, năm kia” [74, tr.416]. Và “ví rằng bây giờ mà tôi có bị mẹ mìn bắt đem đi đất lạ
một nghìn năm, tôi vẫn cứ là người Việt Nam vì không bao giờ quên được những miếng ngon Hà Nội… Sau bao nhiêu cuộc bể dâu, nước Việt Nam vẫn còn tồn tại là vì một nền văn hóa cổ truyền đã ăn sâu như những cái rễ vào trong dân tộc.”
Với ông, giá trị văn hóa của những món ngon dân tộc có sức sống như những tác phẩm nghệ thuật bất hủ: “…tôi thường thích nghĩ rằng những miếng ngon đó quả thật là giống như những tác phẩm văn chương bất hủ…Nhiều “miếng ngon Hà Nội” có thể cũng ví như tác phẩm của Nguyễn Du. Không thể khéo hơn được, không thể ngon hơn được, vì thế, không thể thay đổi được. Nếu ta muốn nhại Nguyễn Văn Vĩnh, sao ta lại không thể nói được rằng: “Nước Việt Nam còn thì miếng ngon Hà Nội vẫn còn?” [74, tr.418].
55
Nhà văn nhìn thấy sự tác động sâu xa của những thức quà bé nhỏđối với con người. Đó không chỉ là sự thỏa mãn khẩu cái đơn thuần, cũng không chỉ là sự cảm nhận trực tiếp, bề ngoài của ngũ quan mà còn là những xúc cảm sâu sắc, những tác động mang đầy giá trị nhân văn: “…những tác phẩm văn nghệ chỉ làm cho ta thỏa mãn được về tinh thần, chớ miếng ngon thì có thể làm cho ta thỏa mãn cả ngũ quan và cho ta thấy có lúc tự nhiên muốn chắt chiu sự sống và cảm thấy là sống, dù có khổ nữa cũng là quý lắm rồi.
Thật, không có gì cảm động hơn là trông thấy một cô bé gái ngồi ăn mẹt bún không muốn bỏ phí một sợi, húp từ một chút nước bung, hay một bà buôn bán, đặt tay nải xuống ở bên mình, gọi chả Sài Gòn, nhặt từng mảnh vụn của chảđểăn kèm với bún và chấm đẫm giấm ớt cho mát ruột.” [74, tr.562].
Sức mạnh tác động tinh thần của ẩm thực còn được nhà văn khẳng định một cách mạnh mẽ: “Nhiều lúc, miếng ngon còn trói buộc tinh thần người ta lại với nhau, tưởng chừng không có cách gì khả dĩ chia lìa được” [74, tr.159]. Và “miếng ngon liên kết các giai cấp xã hội chặt chẽ”. [74,tr.161].
Ở góc độ cá nhân, Vũ Bằng nhìn thấy ở những món ngon những giá trị tình cảm thiêng liêng. Mỗi một miếng ngon là một ân tình, như nhà văn nói: “mình ăn vào một miếng mà cảm thấy họ cho mình cả một tấm lòng.” [74, tr.570]. Những miếng ngon thân quen với nhà văn là sợi dây siết chặt tình cảm gia đình: “Những món ăn đó có những liên hệ bí mật và thiêng liêng với gia đình, làm cho ta không thể nào quên được. Đi xa, có khi nhớ mà se thắt cả lòng, ăn uống mất cả ngon vì buồn dâng lên nghẹn họng.” [74, tr.560]. Và mỗi một hương vị lại có thể mở ra một miền hoài niệm ăm ắp những tình cảm gắn bó sâu xa: “Quái lạ là cái miếng ngon! Mỗi thứ nhắc lại cho ta một kỷ niệm vui hay buồn, mỗi thứ nhắc lại cho ta một thời kỳ đã qua đi không trở lại… Miếng ngon của Hà Nội… tiết ra một hương thơm… Hương thơm đó ngào ngạt, quyến luyến như một lời tâm sự của người xưa để lại cho đời sau, như một lời ân ái của tình nhân để lại cho tình nhân, như một lời tâm sự của người anh yêu mến gửi cho cô em gái…” [74, tr.565].
56
Có thể có những bạn đọc có cảm giác nhà văn hơi thái quá trong việc đề cao vai trò và giá trị của miếng ăn, chuyện ăn uống, đặc biệt là ở việc dùng những câu chữ diễn đạt trong những nhận định trên. Nhưng đặt trong hoàn cảnh ra đời của những tập tùy bút của Vũ Bằng, khi mà chiến tranh cướp đi cuộc sống bình yên và bao niềm hạnh phúc tưởng chừng như bình thường và nhỏ nhoi nhất, khi nền văn hóa dân tộc đứng trước nguy cơ và đã thực sự có những biến dạng đầy đau xót bởi sự xâm thực của văn hóa ngoại lai ta sẽ phần nào hiểu được sự trân trọng của nhà văn với một nét văn hóa đẹp của dân tộc. Và nếu đi sâu hơn nữa để tìm hiểu nguyên do từ con người của nhà văn và hoàn cảnh riêng của cuộc đời ông, người đọc sẽ thật sự thấu hiểu, thông cảm và đồng cảm sự nâng niu, yêu thương của nhà văn với từng miếng lạ, món ngon.
Trước hết, Vũ Bằng là một người tài hoa và nhạy cảm đặc biệt. Ở ông, mọi giác quan dường như đều đạt đến một độ tinh nhạy khác thường. Và tâm hồn ông như một sợi dây đàn cực mỏng, mọi chuyển biến tinh vi nhất của cuộc sống cũng có thể làm sợi dây ấy ngân rung. “Một vệt xanh tươi hiện ở trên trời” qua khung cửa sổ cũng đủ để nhà văn “cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa”. Và chỉ một thoáng