Các yếu tố ảnh hưởng quy trình nhập khẩu của Xunhasaba

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu sách báo của Công ty Xunhasaba (Trang 67)

5.1. Các nhân tố văn hóa xã hội , thị hiếu tiêu dùng:

Các nhân tố văn hoá-xã hội ảnh hưởng, tác động đến hoạt động nhập khẩu xuất bản phẩm bao gồm: lối sống, tập quán, tôn giáo, ngôn ngữ, thị hiếu người tiêu dùng v. v...

Các nhân tố văn hoá - xã hội hình thành nên các loại hình khác nhau của nhu cầu thị trường, làm nền tảng cho sự xuất hiện thị hiếu tiêu dùng xuất bản phẩm và sự tăng trưởng của các thị trường mới. Đồng thời, xu hướng vận động của các yếu tố văn hóa - xã hội cũng phản ánh những tác động do các điều kiện về kinh tế, khoa học-công nghệ đưa lại, làm nẩy sinh nhu cầu nhận thông tin, nhu cầu về xuất bản phẩm nhập khẩu. Ngày nay, công nghệ thông tin đang phát triển cực kỳ nhanh chóng, đem đến những tiến bộ khoa học công nghệ lớn lao.

Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm phải căn cứ vào các nhân tố văn hóa-xã hội; các nhu cầu của khách hàng và thị trường trong nước, nghiên cứu thị trường nhập khẩu, để từ đó đưa ra quyết định nhập khẩu xuất bản phẩm thích hợp. Chính vì vậy, doanh nghiệp chỉ có thể kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm thành công khi có những hiểu biết đầy đủ về nhu cầu văn hoá xã hội, trước tiên của bạn đọc trong nước. Đây là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng quy trình nhập khẩu sách báo của Xunhasaba, từ khâu nghiên cứu thị truờng, là cơ sở để đưa ra giải pháp ở chương 3. Ngoài nguyên nhân khách quan nói trên, nguyên nhân chủ quan là các cán bộ nhập khẩu sách báo của công ty không có đủ thời gian và kỹ năng chuyên môn về marketing để đầu tư thực hiện kĩ chức năng này mà

thường căn cứ vào xu hướng văn hóa xã hội nói chung, từ nguồn thông tin thứ cấp nên vẫn còn phụ thuộc nhiều, chưa chủ động trong bước nghiên cứu thị trường của quy trình nhập khẩu.

5.2. Các nhân tố về chính sách của Nhà nước và luật pháp:

Mỗi quốc gia đều có thể chế luật pháp riêng và chính các yếu tố luật pháp lại tác động có tính quyết định đến các hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm. Luật pháp chi phối các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm nói riêng. Luật pháp từng quốc gia, dù theo chế độ xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa, đều quy định cụ thể các lĩnh vực nào, mặt hàng nào được phép và không được nhập khẩu, xuất khẩu. Nhìn chung, ta có thể thấy những tác động của các yếu tố cơ bản về luật pháp dưới đây:

- Quy định về bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ.

- Quy định về giá cả, các loại thuế đánh vào sách báo và băng đĩa dưới dạng sách.

- Quy định về nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu,...

- Quy định ưu đãi với một số xuất bản phẩm dành cho các đối tượng ưu tiên...

Như vậy, một mặt các yếu tố luật pháp có thể tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất bản phẩm. Nhưng mặt khác, để bảo vệ độc lập, chủ quyền và sự ổn định chính trị của đất nước, luật pháp có thể đặt ra những rào chắn ngăn cản và hạn chế khả năng của doanh nghiệp xuất bản phẩm trong việc khai thác và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trên thị trường quốc tế.

5.3. Nhu cầu khách hàng và trình độ dân trí:

Do sự phát triển của công nghệ thông tin, khoa học, giáo dục... xu hướng chung của thế giới hiện đại vào đầu thế kỷ XXI nói chung, ở nước ta cũng như

nhiều nước khác, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Các nhà khoa học và người dân ngày càng có nhu cầu nâng cao tầm hiểu biết của mình bằng cách trau dồi kiến thức. Một trong những nguồn cung cấp các thông tin mới nhất là sách báo ngoại nhập.

Từ ngày đất nước ta Đổi Mới, Mở Cửa, các Viện nghiên cứu, các nhà khoa học có nhu cầu rất lớn về thông tin khoa học qua các ấn phẩm sách báo như các tạp chí “Scientific American” của Mỹ; French Enginering Industries ra bằng tiếng Anh của Pháp; L’ Universitaire; Science et la Vie; các ấn phẩm của nhóm xuất bản Mc Graw Hill v.v... Các giới nghiên cứu kinh tế, doanh nghiệp, ngoại giao, văn hoá nước ta cũng thường đọc các báo Far Western Economic Rewiew, Times, Life, Business Week, Newsweek, N.Y. Herard Tribune, Financial Times, Le Monde Diplomatique, Le Figaro, L’ Express, v.v... Các nhà nghiên cứu thời trang, mỹ phẩm thường đặt nhập khẩu các loại báo Elle, Femmes d’ Aujourd’hui, Marie Claire, Lui v.v... Các báo chí khoa học kỹ thuật, khoa học nhân văn bằng các thứ tiếng Anh, Nga, Trung, Nhật, Đức v.v... cũng được nhiều bạn đọc, chú ý khai thác thông tin. Cũng phải nói đến các Đại sứ quán các nước và Văn phòng các tổ chức Liên hiệp quốc và các cơ quan NGO ở Việt Nam đặt nhập khẩu báo chí, sách qua các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm nước ta.

Đặc biệt, các thư viện lớn và các Viện nghiên cứu, các trường đại học lớn, các Tổng Công ty, các doanh nghiệp... đòi hỏi phải để trang bị lại, bổ sung, cập nhật từ các nguồn tài liệu sách báo nước ngoài, kết hợp với Internet, để có thể nắm bắt những thông tin khoa học mới nhất trong mọi lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ và khoa học xã hội-nhân văn, đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đó là đòi hỏi tất yếu của bất cứ một nước, một cộng đồng dân tộc nào muốn đi tắt, đón đầu, đuổi kịp và vượt lên về khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hoá trong toàn cầu hoá, kinh tế tri thức trong những thập niên cạnh tranh phát triển trí tuệ hiện nay. Do đó, nhu cầu sách báo, xuất bản phẩm nhập khẩu ngày càng tăng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất bản phẩm mở rộng

kinh doanh. Công ty Xunhasaba còn chưa có nhiều biện pháp kích nhu cầu thị trường, tuyên truyền văn hóa đọc cho đa số người dân mà vẫn chỉ tập trung đa số thời gian vào việc phục vụ phân đoạn thị trường nhỏ hẹp, đây là cơ sở để đề xuất giải pháp ở chương 3.

5.4. Ảnh hưởng do mối quan hệ bạn hàng:

Đối với các khách hàng, Xunhasaba đã lập ra được sự tín nhiệm cho họ nên công việc sẽ dễ dàng hơn nhiều. Điều này có được không chỉ vì bề dày lịch sử 50 năm hoạt động của công ty, mà còn do tiếp xúc thực tế giữa khách hàng và các cán bộ trong công ty. Do có sự tin tưởng lẫn nhau trong giao dịch buôn bán sách bái nên sẽ diễn ra nhanh hơn và đơn giản hơn nhiều. Đồng thời Xunhasaba cũng lập được mối quan hệ tốt đẹp với bạn hàng, tạo mối quan hệ thường xuyên, gửi thiệp đến cho họ những ngày đặc biệt, khiến họ trở thành nhà cung cấp “trung thành” cho mình. Từ đó giảm bớt đuợc chi phí thời gian cho công việc ký kết hợp đồng nhập khẩu, đàm phán giá cả v.v..

Trong các mối quan hệ, Xunhasaba mà đại diện là các cán bộ nhập khẩu của mình đã thể hiện tính năng động, nhiệt tình, phong cách làm việc hiện đại, trình độ ngoại ngữ cao. Chiếm được cảm tình của đối tác và khách hàng, Xunhasaba đã giúp quy trình nhập khẩu sách báo của mình ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Tuy nhiên Xunhasaba vẫn chỉ dựa vào mối quan hệ các bạn hàng cũ lâu năm, các nhà cung cấp thường xuyên, chưa có sự mở rộng hợp tác, liên kết hợp tác nên công ty còn thể hiện sự bị động trong việc hợp tác xuất bản sách.

5.5. Ảnh hưởng tổ chức quy trình làm việc

Quy trình nhập khẩu sách báo của Xunhasaba được chỉ đạo bởi cấp quản lý và lãnh đạo, tận dụng các lợi thế và kinh nghiệm của công ty. Quan hệ giữa các cấp quản lý rất rõ ràng về mặt thông tin, giữa các phòng vẫn thường xuyên trao đổi với nhau để làm rõ hơn quy trình nhập khẩu. Sự trao đổi dọc giữa giám đốc với các

trưởng phòng, rồi thông qua truởng phòng truyển đạt đến nhân viên đuợc thực hiện rất rõ ràng, chính xác, vì vậy việc thực hiện các bước trong quy trình nhập khẩu luôn đáp ứng kỳ vọng, phòng nhập khẩu sách luôn được tuyên dương trong công ty. Tuy nhiên, do chưa có riêng biệt một phòng marketing của công ty nên việc truyền đạt thông tin nghiên cứu thị trường đôi khi vẫn như một ma trận thông tin, khiến nảy sinh nhiều thắc mắc. Điều này là cơ sở để đề xuất giải pháp thành lập một phòng marketing hoặc phòng có chức năng tương tự để truyền đạt thông tin rõ ràng, nhất quán trong tổ chức ( giải pháp do chú Bình – kế toán trưởng công ty Xunhasaba đề xuất trong cuộc họp cuối năm 2007)

Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu sách báo của công ty Xunhasaba



1. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XUNHASABA TRONG NHỮNG NĂM TỚI .

Việt Nam là một nước nông nghiệp, giầu nguồn nhân lực có trình độ học vấn, giầu tài nguyên thiên nhiên; nhưng trải qua chiến tranh lâu dài chống thực dân, đế quốc xâm lược, nhiều thiên tai, nên kinh tế còn nghèo, kém phát triển; nhưng có ổn định về chính trị, có tốc độ tăng trưởng vào loại cao trong khu vực và các nước đang phát triển. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đó xác định: “Mục tiêu tổng quát của Chiến lược 10 năm 2001-2010 là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá... đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển và xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Chất lượng đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân được nâng lên một mức đáng kể. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được định hình về cơ bản. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế,

quốc phòng, an ninh được tăng cường. Vị thế trong quan hệ quốc tế được nâng cao”

8.

Chủ trương của Đảng, Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh Đổi Mới, Mở Cửa, đa phương hoá quan hệ thương mại, đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện môi trường luật pháp, khuyến khích đầu tư... cho nên Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đường lối của Nhà nước “Việt Nam là bạn với tất cả các nước”; sự hợp tác, giao lưu với các nước, các tổ chức quốc tế về văn hoá, khoa học kỹ thuật v.v... đặc biệt thông qua trao đổi sách báo tạo môi trường thuận lợi cho Xunhasaba. Là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong lĩnh vực văn hoá thông tin, XUNHASABA đang có một cơ hội kinh doanh với thị trường nước ngoài rộng lớn cho cả lĩnh vực xuất và nhập khẩu xuất bản phẩm, đặc biệt là thị trường Anh, Mỹ, Pháp, Nga, Nhật, EU, Trung Quốc và các nước ASEAN. Đây là các thị trường đầy tiềm năng và thường dành cho Việt Nam nhiều ưu đói trong quan hệ thương mại.

Nhu cầu lớn của các cơ quan, viện nghiên cứu khoa học, các thư viện lớn, các trường đại học và nhân dân nước ta về trao đổi thông tin nhằm tiếp cận trình độ khoa học công nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến của các nước trên thế giới ngày càng tăng cao. Song song với nhu cầu về sách báo ngoại văn nước ngoài, khả năng

sử dụng ngoại ngữ của số đông người lao động tăng lên rõ rệt. Đây là thuận lợi cơ bản cho sự nghiệp kinh doanh của XUNHASABA.

1.1. Chiến lược kinh doanh của Xunhasaba.

Vấn đề đặt ra, trước hết cần nghiên cứu định hướng chiến lược kinh doanh. Thực tế cho đến nay XUNHASABA vẫn chưa xây dựng được chiến lược lâu dài có tính khả thi, nhằm định hướng cho sự phát triển trong tương lai của XUNHASABA. Nhìn chung XUNHASABA có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt huyết. Tuy nhiên về nghiệp vụ hoạt động kinh doanh còn nặng về kinh nghiệm, thiếu sự hợp tác với nhau dễ dẫn đến tình trạng manh mún, cục bộ trong toàn bộ khâu kinh doanh 8 Đảng CSVN. Dự thảo các văn kiện trình Đại hội IX của Đảng. Lưu hành nội bộ. Tháng 7/2000, tr. 58.

chung của toàn Công ty. Tình trạng nhất thời, ăn xổi, được đến đâu hay đến đó vẫn phổ biến trong hoạt động kinh doanh, kể cả trong quản lý, điều hành. Phải chăng đây là yếu điểm đối với tiến trình phát triển của một Công ty có thâm niên trong kinh doanh xuất nhập khẩu xuất bản phẩm như XUNHASABA.

Căn cứ vào đường lối phát triển đất nước do Đại hội IX của Đảng đề ra và chính sách của Nhà nước lãnh đạo XUNHASABA cần giao cho các phòng ban xây dựng chiến lược kinh doanh với tầm nhìn trung hạn 5 năm và dài hạn 10 năm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu sách báo, văn hoá phẩm của đơn vị mình. Chúng Tôi xin phép bước đầu bàn về định hướng chiến lược trong 5 năm tới (2008-2013) của XUNHASABA dưới đây:

1.2. Về mở rộng kinh doanh, phát triển thị trường.

- Cùng với đà phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước, mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ xuất bản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu. Công tác nghiên cứu thị trường cần được chú trọng hơn nữa, cả về thị trường trong nước lẫn thị trường nước ngoài. Cần phân tích những thị trường trọng điểm trong từng giai đoạn để tập trung ưu tiên cả về phương diện cán bộ chuyên môn và đầu tư ngân sách, nhằm khắc phục tình trạng làm việc theo kinh nghiệm như hiện nay.

- Riêng về nhập khẩu, với tư thế một doanh nghiệp nhà nước XUNHASABA cần xác định một chiến lược nhập sách báo, xuất bản phẩm trung hạn, dài hạn với những nước nào, nhà cung cấp quốc tế nào, thế mạnh, yếu của họ ra sao; mặt khác, ngoài các khách hàng chủ yếu, thường xuyên thuộc nhóm 1 (như đó phân tích ở Chương 2, gồm 5 đơn vị: thị trường thông tin KHXH & NV QG, Thư viện quốc gia, Viện khoa học Việt Nam, thị trường tư liệu KH&CN QG, Công ty phát hành báo chí TW); còn có khả năng phát triển chào hàng đến các cơ quan, viện nghiên cứu, trường đại học nào nữa trong nước để bổ sung sách báo, văn hoá phẩm điện tử đa dạng, trên cơ sở mối quan hệ và thông tin quốc tế của XUNHASABA.

- Cần mở rộng kinh doanh bằng cách thông tin, chào hàng đến các đối tượng

khách hàng có thế mạnh về hoạt động sản xuất-kinh doanh là các Tổng Công Ty quốc doanh trong nước, các Liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam; kể cả các doanh nghiệp tư nhân, tuy nhỏ nhưng rất đông và rất cần những tri thức hiện đại quốc tế thông qua sách báo nước ngoài. Trong tương lai gần, theo chúng Tôi, các nhà kinh doanh và cá nhân các nhà khoa học tự nhiên và nhân văn sẽ là nhóm đối tượng khách hàng lớn của Xunhasaba.

- Đa dạng hoá các mặt hàng xuất bản phẩm trong kinh doanh, tiếp cận nhanh với hệ thống thông tin đa phương tiện, qua đó tạo lập doanh nghiệp có đầy đủ khả năng đáp ứng tốt mọi nhu cầu về xuất bản phẩm, sách báo cho khách hàng trong và ngoài nước. Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, Internet..., trên phạm vi toàn cầu cho thấy hiện tượng tăng sách báo điện tử, giảm sách báo in ấn theo công nghệ truyền thống, nhất là đối với các nước phát triển. Mặc dù thông tin đa phương tiện không thể nào thay thế hoàn toàn sách báo truyền thống, nhưng sách báo điện tử, multimedia... đang phát triển cực kỳ nhanh nhạy. Cán bộ kinh doanh xuất bản phẩm không những cần biết kinh doanh sách báo điện tử, mà còn phải biết nắm vững nội dung nhằm có thể nhập, phổ biến loại sách báo này theo đúng qui định của pháp luật nước ta. Đó là cái khó của việc kinh doanh xuất bản phẩm điện tử.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu sách báo của Công ty Xunhasaba (Trang 67)