Hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn gắn với kết quả bảo toàn vốn. Không thể bảo toàn vốn khi sản xuất kinh doanh thiếu hiệu quả. Ngược lại, chỉ khi sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có khả năng bảo toàn vốn. Đối với VCĐ cũng như vậy, nếu sử dụng vốn có hiệu quả thì mới có khả năng bảo toàn vốn và ngược lại.
Hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty In Tài Chính là tương đối cao, tuy vậy tình hình tăng trưởng qua các năm lại không đều nhau ( xem biểu 5 ). Cụ thể là:
Trong những năm qua VCĐ bình quân sử dụng của công ty là: trong đó:
- Hiệu suất sử dụng VCĐ: Năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001 lần lượt là: - Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Năm 1997, 1998, 1999, 200, 2001 lần lượt là: - Hàm lượng VCĐ: Năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001 lần lượt là:
Điều đó chứng tỏ công tác quản lý và sử dụng VCĐ của công ty còn chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là việc đầu tư TSCĐ ( ở thời điểm cuối năm) cho nên vẫn chưa có những kết quả cụ thể. Như vậy trong năm 2002, cán bộ quản lý công ty cần phải theo dõi sát sao tình hình biến động của hiệu suất sử dụng từ đó đề ra nhưng biện pháp quản lý kịp thời.
Tuy nhiên như đánh giá ở chương 1, chỉ tiêu quan trọng nhất vẫn là doanh lợi VCĐ bởi vì xét cho tới cùng mục tiêu quan trọng nhất là tối đa hoá lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng VCĐ có cao một phần quan trọng cũng được phản ánh qua chỉ tiêu này.
- Doanh lợi VCĐ: Năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001 lần lượt là:
Doanh lợi VCĐ của công ty là rất cao và tăng trưỏng đều qua các năm ( xem biểu 5 ). Đạt được diều đó là do công ty đã tìm kiếm được thị trường tiêu thụ mới, đẩy mạnh sản xuất, tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị. Đặc biệt là năm 2001 công ty đã tiến hành đầu tư mua sắm mới 2 máy in OFSET của Đức, xây mới nhà kho để chứa nguyên vật liệu, sản phẩm và mua mới một nhà kho trong chi nhánh.
5. đánh giá chung thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng VCĐ tại công ty in tài chính chính
5.1. Ưu điểm
Là một doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang cơ chế thị trường, thực hiện hạch toán độc lập, trong những năm qua Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh
doanh. Đặc biệt là năm 1999 ngoài những khó khăn và thử thác mới lại chịu sự tác động mạnh mẽ của nhân tố khách quan. Mặc dù vậy Công ty đã không ngừng cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh thu năm sau đạt cao hơn năm trước, lợi nhuận ngày càng gia tăng và đời sống người lao động đã ổn định hơn. Thành tích đó ngoài việc phản ánh sự cố gắng nỗ lực trong lao động sản xuất của cán bộ công nhân viên trong Công ty nó còn phản ánh những kết quả bước đầu của các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ mà Công ty đã thực hiện.
Có thể đánh giá ưu điểm các phương pháp và quá trình thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty trên các mặt sau:
- Công tác phân cấp quản lý sử dụng TSCĐ của Công ty tương đối chặt chẽ. Công ty đã giao trách nhiệm quản lý và sử dụng TSCĐ cho các phòng ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất, từ đó nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm đối với máy móc thiết bị do họ sử dụng.
- Công ty đã tận dụng triệt để công suất của bộ phận TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh. Để thực hiện công tác này, Công ty đã tiến hành áp dụng biện pháp khoán lương sản phẩm từ đó đã khai thác triệt để khả năng hoạt động của các loại tài sản này.
- Trong công tác trích khấu hao TSCĐ, Công ty đã chọn thời gian trích khấu hao phù hợp cho từng loại TSCĐ, thực hiện khấu hao nhanh đối với bộ phận TSCĐ có độ hao mòn cao để nhanh chóng thu hồi vốn và hạn chế hao mòn vô hình. Việc phân bổ khấu hao nhìn chung là hợp lý. Số tiền khấu hao được phân bổ một cách thích hợp vào từng loại chi phí (chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng...). Nhờ đó mà đảm bảo tính đúng đắm của việc phân bổ khấu hao và xác định chính xác giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá.
5.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, công tác nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty còn bộc lộ những mặt hạn chế nhất định. Qua quá trình xem xét phân tích có thể thấy trong việc quản lý và sử dụng VCĐ của Công ty có những nhược điểm sau:
- Trong quản lý và sử dụng TSCĐ còn chưa khai thác hết tiềm năng hiện có. Lượng TSCĐ chưa cần dùng và không cần dùng chờ thanh lý hiện còn đang tồn đọng, không phát huy được hiệu quả kinh tế, làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng VCĐ.
- Trong công tác sửa chữa TSCĐ, Công ty còn chưa thực hiện việc xác định hiệu quả của công tác sửa chữa đối với từng tài sản cụ thể. Chi phí sửa chữa TSCĐ còn chưa được quản lý chặt chẽ, và chưa có định mức chi phí cụ thể. Khi thực hiện công tác sửa chữa TSCĐ, Công ty chưa tiến hành xác định xem chi phí bỏ ra để sửa chữa công với chi phí thiệt hại do ngừng sản xuất trong thời gian sửa chữa là lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng với giá trị còn lại của TSCĐ sửa chữa đã được đánh giá lại theo thời giá hiện tại. Nói cách khác là chưa tính đến hiệu quả của công tác sửa chữa. Công ty chưa đề ra định mức chi phí sửa chữa đối với từng TSCĐ và kế hoạch về số chi phí sửa chữa dự kiến chi ra trong năm để có cơ sở so sánh, đánh giá chất lượng của công tác sửa chữa, tìm ra nguyên nhân cũng như phát hiện những ưu nhược điểm của công tác này để từ đó có tác động thích hợp.
- Công tác khoán chưa chặt chẽ biểu hiện là công tác này mới chỉ áp dụng cho cả phân xưởng, cả tổ đội sản xuất, chưa áp dụng đối với từng cá nhân, do đó chưa gắn chặt ý thức trách nhiệm của từng người lao động với tư liệu sản xuất trong việc sử dụng chúng.
Trên đây là những mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty trong năm qua. Để có thể thực hiện thành công và hiệu quả hơn công tác này đòi hỏi Công ty phải tận dụng được lợi thế sẵn có và phát huy được những mặt mạnh của mình, đồng thời phải nghiêm túc xem xét phân tích kỹ lưỡng những nhược điểm thiếu sót để tìm ra biện pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại. Từ đó tạo điều kiện cho Công ty phát triển mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất kinh doanh của mình.
Chương 3
Những phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở