Thực trạng sử dụng vcđ của công ty in tài chính.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty in tài chính pptx (Trang 42 - 45)

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự sắp xếp tổ chức sử dụng vốn đáp ứng cho yêu cầu hoạt động của mình. Để đảm bảo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thì doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và VCĐ nói riêng, đạt hiểu quả tối đa.

Đối với công ty, để khắc phục và vượt qua những khó khăn hiện nay Công ty đã lập kế hoạch trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh lâu dài về nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ, trong đó có những biện pháp chủ yếu sau:

3.1. Thực hiện công tác phân công, phân nhiệm trong quản lý và sử dụng TSCĐ. TSCĐ.

Trong việc quản lý sử dụng TSCĐ các biện pháp phân công, phân nhiệm một cách cụ thể cho từng khâu, từng bộ phận có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm của bộ phận đó đối với TSCĐ được giao. Để quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả TSCĐ của Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh, ban lãnh đạo Công ty đã quy định trách nhiệm quản lý TSCĐ cho từng phòng ban, tổ đội, phân xưởng sản xuất. Cụ thể là:

Đối với máy móc thiết bị sản xuất, công ty bàn giao cho phân xưởng sản xuất, bộ phận cơ khí và tự chịu trách nhiệm về tài sản đó. Các bộ phận này theo đặc điểm của từng loại máy móc thiết bị phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy trình công nghệ và tuân thủ đúng yếu tố kỹ thuật của máy móc thiết bị. Ví dụ như đối với máy in , máy nào còn mới thì có thể sử dụng hết công suất thiết kế của máy, nhưng khi đã khấu hao qua 50% thì không được cho máy chạy hết công suất thiết kế mà chỉ có thể cho máy chạy theo khả năng có thể đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm tốt mà không ảnh hưởng đến chất lượng của máy.

Đối với thiết bị dụng cụ quản lý, Công ty giao trực tiếp cho các phòng ban quản lý và sử dụng. Các phòng ban có trách nhiệm lên kế hoạch cụ thể để quản lý và sử dụng đúng mục đích, tránh sử dụng lãng phí dẫn đến hư hỏng dụng cụ quản lý, lên kế hoạch sửa chữa và bảo dưỡng thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dụng cụ quản lý.

Đối với phương tiện vận tải, Công ty giao trực tiếp cho lái xe quản lý sử dụng và tự chịu trách nhiệm về phương tiện đã được giao. Định kỳ, hoặc thường xuyên hoạt động an toàn của xe để có thể phục vụ được yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.

Đối với nhà cửa vật kiến trúc đã giao cho các bộ phận có trách nhiệm quản lý và sử dụng. Tuy nhiên, TSCĐ loại này của Công ty đã được sử dụng quá lâu nên đã cũ và lạc hậu, do đó mà sửa chữa nhỏ hiệu quả chưa cao. Trong những năm tới cần phải cải tạo và nâng cấp nhà xưởng đạt hiệu quả sử dụng cao hơn.

Ngoài ra, để nâng cao trách nhiệm của tập thể cũng như cá nhân trong quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ, công ty cũng đã áp dụng chế độ thưởng, phạt một cách thích hợp, bộ phận nào làm tốt công tác quản lý TSCĐ được khen thưởng kịp thời và ngược lại, nếu không làm tốt công tác quản lý TSCĐ, gây hỏng hóc mất mát tài sản sẽ bị xử lý nghiêm khắc.

Nhờ việc phân công, phân nhiệm và quản lý khá chặt chẽ, Công ty đã hạn chế được những hư hỏng của TSCĐ và hầu như không có việc mất mát các bộ phận máy móc, đồng thời nắm được hiện trạng TSCĐ để có những biện pháp tác động kịp thời như sửa chữa, bảo dưỡng hay thanh lý để đầu tư mới.

3.2. Thực hiện công tác sửa chữa TSCĐ, thường xuyên bảo dưỡng, nâng cấp máy móc thiết bị chuyên dùng. máy móc thiết bị chuyên dùng.

Trong điều kiện hiện nay, để duy trì và nâng cao năng lực sản xuất của máy móc thiết bị đảm bảo cho sản xuất được liên tục để góp phần cung ứng đủ sản phẩm cho khách hàng cả về mặt số lượng và chất lượng thì việc sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị là điều không thể thiếu nhằm kéo dài tuổi thọ của máy nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.

Thực hiện tốt công tác bảo dưỡng, nâng cấp TSCĐ, lập kế hoạch sửa chữa định kỳ TSCĐ trên cơ sở tôn trọng các quy phạm kỹ thuật của chúng là biện pháp tích cực và chủ động nhất để TSCĐ hoạt động một cách liên tục theo đúng kế hoạch sản xuất.

Nhận thức được điều đó trong năm qua Công ty đã tổ chức tốt công tác sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ. Trong Công ty đã có một cơ khí chuyên phục vụ sửa chữa, có trách nhiệm hoàn thành kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ Công ty giao, đầu tư chiều sâu lao động cho máy móc. Các phòng ban, phân xưởng, cơ sở sản xuất luôn có trách nhiệm theo dõi tình hình hoạt động của máy móc thiết bị để kịp thời đưa máy móc vào sửa chữa, tránh tình trạng máy móc hư hỏng quá nặng mới đem đi sửa vừa làm tăng chi phí vừa làm gián

đoạn sản xuất. Cộng với việc sửa chữa bảo dưỡng, xưởng cũng tiến hành nâng cấp thay thế một số bộ phận của máy móc thiết bị đã cũ nhằm tăng năng lực sản xuất của chúng.

Công tác sửa chữa, bảo dưỡng của Công ty được tiến hành trên cơ sở nắm được đặc tính kỹ thuật của từng loại TSCĐ, tiến hành bảo dưỡng duy tu đối với từng TSCĐ theo định kỳ (định kỳ chạy bao nhiêu giờ sẽ được bảo dưỡng).

Do thực hiện công tác sửa chữa TSCĐ một cách kịp thời, năng lực sản xuất của máy móc thiết bị của Công ty được khôi phục và nâng cao, đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, hạn chế tới mức thấp nhất việc ngừng sản xuất do hỏng hóc máy móc thiết bị, đảm bảo chất lượng sản xuất, hạn chế tình trạng xuống cấp hoặc không thể sử dụng được do hư hỏng trước thời hạn quy định.

3.3. Phát huy tối đa công suất TSCĐ bằng biện pháp khoán trong quản lý sản xuất. xuất.

Để phát huy hết công suất TSCĐ trong sản xuất kinh doanh và để gắn liền lợi ích trách nhiệm của người lao động với tư liệu sản xuất do mình quản lý và sử dụng, Công ty đã áp dụng hình thức khoán trong lĩnh vực sản xuất. Các công nhân trong Công ty được giao quyền sử dụng máy móc thiết bị được giao trách nhiệm bảo dưỡng TSCĐ để đáp ứng được tính liên tục của quá trình sản xuất. Với hình thức khoán lương theo sản phẩm, muốn có thu nhập cao thì người công nhân phải sản xuất được nhiều sản phẩm có chất lượng cao. Để đạt được điều đó thì đòi hỏi người công nhân phải không ngừng nâng cao năng suất lao động và phải tận dụng tối đa công suất mà máy móc thiết bị có thể đạt được. Mặt khác để tránh tình trạng máy móc hỏng hóc làm gián đoạn quá trình sản xuất, giảm khối lượng sản phẩm thì người công nhân phải nâng cao tay nghề, trình độ sử dụng máy và phải luôn có ý thức trách nhiệm bảo quản máy móc thiết bị. Chính vì vậy mà công tác khoán sản phẩm trong năm qua đã có tác dụng rất lớn trong việc đẩy mạnh sản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty.

Bên cạnh đó, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty luôn tìm tòi ra những biện pháp để đảm bảo hợp lý đầu vào và đầu ra của sản xuất như thực hiện công tác quảng cáo, Marketing để thu hút khách hàng, tăng chất lượng sản phẩm, tích cực tìm bạn hàng để thực hiện những hợp đồng mới ... góp phần làm quá trình sản xuất được thông suốt, đảm bảo việc làm cho người lao động. Do đó mà người công nhân yên tâm lao động sản xuất, không ngừng nâng cao trình độ tay nghề và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao hơn.

Hiện nay Công ty đã bố trí sản xuất 3 ca/ngày khi cần thiết để đảm bảo tận dụng công suất máy móc thiết bị, nhờ vậy mà TSCĐ đang dùng trong sản xuất của Công ty được khai thác triệt để làm năng lực sản xuất của Công ty không ngừng tăng lên. Kết quả đó được phản ánh ngay trong tổng thu nhập của Công ty năm 2001 là 5.302.205 nghìn đồng tăng 84,39% so với năm 2000, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao. Đây là một cố gắng lớn thể hiện sự nỗ lực phấn đấu của toàn Công ty trong thời gian qua.

Tuy nhiên, trong công tác khoán sản phẩm, công ty cũng cần chú ý tới việc đề ra định mức chi phí một cách cụ thể, phải gắn việc tận dụng công suất máy móc thiết bị với đặc điểm kỹ thuật của chính máy móc đó, đảm bảo chất lượng và số lượng sản phẩm sản xuất ra nhưng cũng phải đảm bảo chất lượng máy móc thiết bị về lâu dài.

3.4. Tăng mức trích khấu hao để đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn và chống hao mòn vô hình. mòn vô hình.

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như ngày nay thì tăng tỷ lệ trích khấu hao TSCĐ là một cách thức để tiếp cận với những tiến bộ công nghệ. Mà một trong những điều kiện để đầu tư vào máy móc hiện đại là vốn và có vốn một cách nhanh chóng để theo kịp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Để đạt được điều đó thì không còn cách nào khác là phải đẩy nhanh mức trích khấu hao vì một trong những nguồn vốn để đầu tư vào TSCĐ là quỹ khấu hao. Tăng khấu hao là một biện pháp bảo vệ tài sản, tài sản đã trích khấu hao gần hết nhưng tuổi thọ vẫn còn cao nên vẫn đảm bảo khả năng hoạt động.

Xuất phát từ nhận thức trên, từ năm 1996 tới nay, Công ty In tài chính đã thực hiện khấu hao nhanh TSCĐ nhằm bảo toàn vốn và tránh hao mòn vô hình. Cụ thể là đối với những máy móc thiết bị có mức độ hao mòn, đặc biệt là hao mòn vô hình nhanh như các loại máy vi tính và hầu hết các máy móc thiết bị công tác, Công ty đều áp dụng thời hạn khấu hao tối thiểu trong khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ theo quy định của Bộ Tài chính hoặc áp dụng mức thời gian sử dụng thấp hơn khung quy định để đảm bảo yếu tố tiến bộ khoa học kỹ thuật. Còn các TSCĐ hao mòn chậm, ít phải đổi mới như nhà cửa vật kiến trúc Công ty cũng đều khấu hao trước thời hạn tối đa. Đây là việc làm đúng đắn, hợp lý có tác dụng tốt cho việc thu hồi VCĐ của Công ty. Tuy thực hiện khấu hao nhanh nhưng Công ty vẫn đủ bù đắp chi phí, đảm bảo mức độ hợp lý của giá thành, không ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty in tài chính pptx (Trang 42 - 45)