Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ ở công ty in tài chính năm 2001:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty in tài chính pptx (Trang 39 - 42)

2. Đặc điểm tổ chức sản xuất, bộ máy quản lý của công ty in Tài Chính

2.7.Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ ở công ty in tài chính năm 2001:

Việc tính khấu hao đúng đắn làm cho việc xác định giá thành chính xác, hợp lý góp phần thúc đẩy thu hồi vốn và bảo toàn VCĐ, mở rộng tái đầu tư, tái sản xuất. Nó cũng thúc đẩy chế độ hạch toán của các doanh nghiệp nói chung và ở Công ty nói riêng được tiến hành thông suốt theo quyết định số 1062 - TC/QĐ/CSTC ngày 14 - 11 - 1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ quản lý sử dụng và tính khấu hao TSCĐ.

TSCĐ của Công ty được tiến hành trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ tính bằng cách lấy nguyên giá chia cho thời gian sử dụng của TSCĐ tính theo năm. Sau đó trích khấu hao theo tháng bằng số khấu hao trích hàng năm chia cho 12 tháng.

Việc phân bổ khấu hao của Công ty dựa trên việc xác định các đối tượng sử dụng một cách cụ thể như TSCĐ dùng cho các hoạt động. Điều đó cho thấy tính đúng đắn của việc phân bổ khấu hao cũng như xác định chính xác hơn giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá.

Trước đây, TSCĐ của Công ty được đầu tư mua sắm từ nguồn vốn vay, nguồn vốn Ngân sách cấp và nguồn vốn tự có. Số khấu hao của TSCĐ hình thành từ nguồn vốn Ngân sách cấp và nguồn vốn tự có được sử dụng để tái đầu tư mua sắm TSCĐ, số khấu hao trích của TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay dùng để trả nợ vay.

Để thấy rõ tình trạng kỹ thuật của TSCĐ mới hay cũ ta thường sử dụng chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ. Chỉ tiêu này có thể tính riêng cho từng loại TSCĐ cũgn có thể tính chung cho toàn bộ TSCĐ. Nó được xác định bằng cách so sánh số tiền khấu hao đã trích với nguyên gía TSCĐ ở thời điểm đánh giá.

Hệ số hao mòn TSCĐ = Số tiền khấu hao luỹ kế đã trích Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá

Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ được trình bày ở biểu 3 “Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ ở công ty in Tài Chính tới năm 2001”.

Hệ số hao mòn TSCĐ năm 2001 là 0,46 tăng so với năm 2000 là 0,003, điều này cho thấy trong năm công ty có quan tâm tới đổi mới TSCĐ.

Hệ số hao mòn TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh năm 2000 là 0,458; năm 2001 là 0,461. Trong đó:

- Máy móc thiết bị hệ số hao mòn đầu năm 2001 là 0,4647, cuối năm 2001 là 0,538 .

- Phương tiện vận tải đầu năm 2001 hệ số hao mòn là 0,947; cuối năm 2001 là 0,2848. Tuy đã được trang bị thêm nhưng TSCĐ thuộc loại này cũng đã đủ đến cuối năm 2001 khấu hao hết so với nguyên giá.

- Thiết bị dụng cụ quản lý đầu năm 2001 hệ số hao mòn là 0,4618; cuối năm 2001 là 0,7533 tình trạng kỹ thuật của TSCĐ giảm nguyên nhân là do công ty thanh lý một số TSCĐ thuộc loại này và tiếp tục khai thác khả năng hoạt động của chúng nhằm mục đích phục vụ sản xuát kinh doanh. Tài sản thuộc loại này đã khấu hao hết.

- Nhà cửa, vật kiến trúc: hệ số hao mòn đầu năm là 0,235; cuối năm là 0,1196. Tuy nhiên TSCĐ loại này mới khấu hao nên mức trích khấu hao còn thấp, TSCĐ phúc lợi công cộng nằm trong nhà cửa vật kiến trúc lại không trích khấu hao nên hạn chế khả năng thu hồi vốn cố định và đổi mới TSCĐ của công ty.

-Trong năm công ty đã huy động hết TSCĐ vào sản xuất kinh doanh, không có TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý và TSCĐ chưa cần dùng, tránh được hiện tượng ứ đọng vốn làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Nhìn chung TSCĐ của công ty còn tương đổi mới, chỉ có phương tiện vận tải là khấu hao gần hết công ty phải nhanh chóng thu hồi vốn để đầu tư đổi mới TSCĐ loại này.

Sau khi xem xét, đánh giá và phân tích cơ cấu TSCĐ, sự biến động của TSCĐ và tình trạng kỹ thuật của TSCĐ. Những đánh giá có trở nên thực tế, chính xác, khi ta xem xét sự tác động của TSCĐ tới kết quả sản xuất - kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty in tài chính pptx (Trang 39 - 42)