- Số GV cần đào tạo thêm c
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu đạt được, cho phép tác giả khẳng định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và rút ra một số kết luận sau:
* Quy hoạch GD - ĐT là một bộ phận của quy hoạch KT - XH, là
nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý giáo dục cũng như trong quản lý xã hội. Quy hoạch phát triển giáo dục TH và THCS huyện Cẩm Xuyên vừa là một bộ phận trong quy hoạch phát triển KT - XH của huyện, vừa là một phần trong bức tranh toàn cảnh của giáo dục
* Kết quả nghiên cứu phản ảnh rõ được quan điểm của Đảng theo
tinh thần Nghị quyết2 BCHTW- khoá VIII, kết luận của hội nghị 6 BCH TW - khoá IX và thể hiện rõ nét tính thực tiễn của địa phương.
* Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục TH và THCS có vị
trí quan trọng, nó là nền tảng, là yếu tố cơ bản để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Vì vậy, quy hoạch phát triển giáo dục TH, THCS cần được xây dựng một cách đồng bộ, phù hợp với quy hoạch phát triển của hệ thống giáo dục.
* Với thực trạng của giáo dục TH và THCS huyện Cẩm Xuyên và
những đặc trưng về địa lý, kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết quy hoạch và phân tích những nhân tố ảnh hưởng, tác giả khái quát quy hoạch giáo dục TH và THCS huyện Cẩm Xuyên (xem bảng 24)
* Để kết quả nghiên cứu được thực hiện, rất cần sự quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương, của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên và được các trường trong huyện thực hiện với một số giải pháp chính.
- Giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên;
Bảng 24: Tổng hợp quy hoạch phát triển giáo dục TH, THCS huyện Cẩm Xuyên đến năm 2010.
Chỉ số Năm Tiểu học THCS 2002 2005 2010 2002 2005 2010 Số trường (trường) 33 33 33 25 26 26 Số lớp (lớp) 652 509 423 422 596 516 Số học sinh (người) 20577 15280 10597 18062 22.298 15484 Số giáo viên(người) 749 610 507 717 1.115 929 Số phòng học 439 440 423 320 521 516
- Giải pháp về cơ sở vật chất và đầu tư;
- Giải pháp về đẩy mạnh công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục; - Giải pháp đổi mới công tác quản lý.
Tác giả nhận thấy rằng trong điều kiện biến động hoặc những quy định mới của Nhà Nước về định mức làm việc, về chế độ lao động,… thì có thể có những thay đổi, nên trong quá trình thực hiện cần phải có sự điều chỉnh kịp thời cho phù hợp. Đề có thể thực hiện được những kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả xin đưa ra kiến nghị sau:
2. KIẾN NGHỊ:
* Đối với TW :
- Bộ giáo dục và đào tạo sau khi có chiến lược phát triển GD-ĐT đến 2010 cần đưa ra chương trình cụ thể của mình, đồng thời hướng dẫn các Sở GD - ĐT và Phòng GD - ĐT thực thi chiến lược đã được Thủ tướng chính phủ phê duyện này.
- Luật giáo dục đã ban hành và có hiệu lực từ 01/6/1999 nhưng những văn bản dưới luật chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, chưa sát với thực tế nên trong thực tế quản lý ở cơ sở gặp nhiều khó khăn. Đề nghị Chính
phủ, Bộ GD - ĐT sớm điều chỉnh và hoàn thiện các văn bản dưới luật để luật thực sự đi vào thực tiễn.
- Đề nghị Nhà nước tăng tỷ trọng đầu tư ngân sách, các nguồn tài trợ, nguồn vốn khác vv…cho phát triển giáo dục; nhanh chóng thực hiện cải cách chế độ tiền lương. Trong đầu tư cần chú ý tới vùng, miền ; cần đầu tư cho cấp huyện để mỗi huyện có một trường TH và THCS đạt chuẩn quốc gia và dần tiếp cận với chuẩn khu vực vag quốc tế.
- Phải thực sự xem việc xây dựng đội ngũ cán bộ-GV-CNV là yếu tố có tính quyết định đến chất lượng của toàn ngành. làm tốt việc phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cốt cán của ngành.
* Đối với tỉnh
- Đề nghị Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh cần phải có chương trình để thực hiện quy hoạch; bố trí những cán bộ có năng lực, trình độ, am hiểu lý luận và thực tiễn để làm nhiệm vụ này; đồng thời đầu tư kinh phí thích hợp để bản quy hoạch có tính khả thi. Cần tiến hành việc kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và đánh giá hiệu quả của nó.
- Cần có chế độ ưu tiên đến phát triển giáo dục miền núi, vùng khó khăn,vùng sâu, vùng xa. Tăng đầu tư từ ngân sách và các nguồn vốn khác cho GD-ĐT để xây dựng trường học nhằm đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá CSVC giáo dục-đào tạo.Đề nghị Sở GD - ĐT có kế hoạch chi tiết, cụ thể để triển khai thực hiện kế hoạch phát triển GD ĐT tỉnh Hà Tĩnh đến 2005 và đến 2010.
- Đề nghị UBND tỉnh và các ngành chức năng cần tăng nguồn ngân sách về chi thường xuyên cho sự nghiệp GD ĐT, có chính sách thu hút giáo viên giỏi để đảm bảo nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài.
* Đối với huyện, xã
Quy hoạch đã được phê duyệt cần phải có sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng chính quyền từ huyện đến cơ sở, với một số kế hoạch chính như sau:
- Kế hoạch đảm bảo diện tích trường học
- Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị cho trường học.
- Kế hoạch thực hiện công tác xã hội hoá sự ngiệp giáo dục.
- Luật giáo dục đã được ban hành và có hiệu lực, UBND huyện cần phối hợp với Sở GD - ĐT thực hiện tốt việc phân cấp quản lý, cơ chế quản lý tài chính, tổ chức, đầu tư, vv…
- Đối với xã: Đảng uỷ các xã tăng cường lãnh đạo về công tác giáo dục.
Đề nghị Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện lãnh đạo các xã, thị trấn thực hiện quy hoạch phát triển giáo dục, kết hợp với sự chỉ đạo sát sao của phòng GD - ĐT đối với các trường nhằm thực hiện tốt quy hoạch phát triển giáo dục TH và THCS huyện Cẩm Xuyên đến năm 2010./.