Một số kiến nghị đối với công tác nghiên cứu lý luận văn hóa hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quá trình nhận thức lý luận về văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 pot (Trang 85 - 93)

Với những gì trình bày ở trên cho thấy lý luận văn hóa đã đóng góp phần quan trọng trong sự phát triển của văn hóa dân tộc, nhất là từ khi Đề cương văn hóa Việt Nam ra đời đã tham gia trực tiếp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng văn hóa để xây dựng một nền văn hóa mới. Lý luận văn hóa đã trở thành một bộ phận và ngày càng có tác động lớn trong nền văn hóa mới đó. Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mục tiêu định hướng phát triển văn hóa được xác định là: xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng văn hóa Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ tác động đến tất cả các quốc gia dân tộc, hội nhập sâu rộng hơn với thế giới đang là nhu cầu bức thiết trên con đường phát triển của đất nước. Những vấn đề đặt ra đối với văn hóa dân tộc hồi đầu thế kỷ XX dường như lặp lại: hiện đại hóa văn hóa dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa nhưng thách thức thì lớn hơn nhiều. Mặt khác, khi chúng ta bước vào thực hiện công nghiệp hóa, phát triển nền kinh tế thị trường, văn hóa Việt Nam đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập và hàng loạt các vấn đề mới nảy sinh. Nghiên cứu lý luận văn hóa đang đứng trước những yêu cầu hết sức nặng nề là phải tổng kết thực tiễn xây dựng văn hóa, giải đáp những vấn đề văn hóa đang nảy sinh để mở đường cho văn hóa dân

tộc phát triển, góp phần vào thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với những gì đã đạt được của nghiên cứu lý luận văn hóa thời gian qua so với yêu cầu của thực tiễn xây dựng văn hóa dân tộc, với sự phát triển mạnh mẽ của lý luận văn hóa trên thế giới thì công tác nghiên cứu lý luận văn hóa hiện nay có rất nhiều việc phải làm, phải hiện đại hóa lý luận văn hóa để vượt lên, rút ngắn khoảng cách so với trình độ của thế giới. Trong khuôn khổ của luận văn xin đưa ra một số kiến nghị:

Thứ nhất, nhận thức đúng vị trí của nghiên cứu lý luận văn hóa như một bộ phận của nền văn hóa Việt Nam để từ đó có chính sách đầu tư nguồn lực con người, tài chính tạo môi trường thuận lợi cho công tác nghiên cứu lý luận văn hóa.

Thứ hai, nhân tố quyết định nhất cho sự phát triển của lý luận văn hóa ở nước ta

vẫn là yếu tố con người. Nếu trong những giai đoạn trước đây, do những điều kiện khách quan, lực lượng nghiên cứu lý luận văn hóa còn ít thì ngày nay muốn hiện đại hóa lý luận văn hóa phải có một đội ngũ những nhà nghiên cứu lý luận có tính chuyên nghiệp cao để chúng ta có được một chuyên ngành lý luận văn hóa đủ sức vươn ra trình độ của thế giới. Hiện nay trên cả nước có 4 địa chỉ được coi là trung tâm nghiên cứu về văn hóa: Viện Văn hóa Thông tin (Bộ Văn hóa Thông tin), Viện Nghiên cứu văn hóa (Viện Khoa học xã hội Việt Nam), Viện Văn hóa (Đại học Văn hóa Hà Nội), Viện Văn hóa và phát triển (Học viện CTQG Hồ Chí Minh nhưng trên thực tế, số người chuyên nghiên cứu lý luận văn hóa không nhiều, chúng ta đang thiếu hụt đội ngũ chuyên gia lý luận văn hóa, cho nên Nhà nước cần chú trọng đến việc xây dựng cho được một lực lượng những người nghiên cứu lý luận văn hóa có trình độ cao. Ngoài quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng kể cả cử những nhân tài đi học ở nước ngoài thì điều quan trọng là tạo ra một môi trường thuận lợi để cho lực lượng này có thể sáng tạo và cống hiến cho đất nước. Đó là một môi trường nghiên cứu khoa học thực sự dân chủ. Đồng thời cần tăng cường dịch và xuất bản rộng rãi những tác phẩm kinh điển và những tài liệu mới về lý luận văn hóa - những cuốn sách không phải là ăn khách nên cần có sự tài trợ của Nhà nước. Thời gian gần đây, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, cơ quan ngôn luận của Bộ Văn hóa Thông tin về nghiên cứu lý luận văn hóa, nghệ thuật, thông tin chủ trương xây dựng Tủ sách Văn hóa học. Qua đó, bước đầu đã giới thiệu những công trình văn

hóa học ở các nước phương Tây, Liên Xô (cũ) và Liên Bang Nga hiện nay, Trung Quốc, Mỹ như Văn hóa nguyên thủy của E.B. Taylor, Văn hóa học - Những bài giảng do A.A Radughin chủ biên… Đây là một hướng đi đúng đắn, bằng việc cung cấp những tư liệu của ngành văn hóa học thế giới sẽ giúp cho những nhà nghiên cứu chắt lọc tư liệu và kinh nghiệm để xây dựng chuyên ngành lý luận văn hóa ở nước ta. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu và công việc này cần sự hỗ trợ rất nhiều từ phía Nhà nước.

Thứ ba, phải xây dựng bộ giáo trình lý luận văn hóa. Hiện nay, trong việc giảng dạy và học tập bộ môn lý luận văn hóa nhu cầu có giáo trình riêng rất lớn. Trên thực tế, mới chỉ có cuốn Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin của A.I. ácnônđốp được dịch từ năm 1976 đến nay đã có nhiều bất cập, Giáo trình lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng của Khoa Văn hóa XHCN (Học viện CTQG Hồ Chí Minh), một số sách tham khảo như cuốn

Mấy vấn đề lí luận và thực tiễn văn hoá ở nước ta của GS Hoàng Vinh, còn lại hầu hết những tri thức lý luận văn hóa được đề cập rải rác trong các công trình nghiên cứu văn hóa, chứ chưa có một giáo trình lý luận văn hóa. Đã đến lúc nên khuyến khích các nhà khoa học biên soạn những bộ giáo trình riêng về lý luận văn hóa, cập nhật và tiếp cận với những thành tựu của khoa học về văn hóa hiện đại của thế giới.

Kết luận

Văn hóa xuất hiện cùng với con ngưòi nhưng phải sau hàng nghìn năm đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trên thế giới, các khoa học về văn hóa mới “phát triển nở rộ” và như vậy so với sự phát triển của văn hóa thì khoa học nghiên cứu về văn hóa phát triển “quá chậm”. ở nước ta, mãi đến đầu thế kỷ XX, trong quá trình tiếp xúc với văn hóa phương Tây, với những tác động của các luồng tư tưởng mới và nhu cầu bảo vệ, phát triển nền văn hóa dân tộc, việc nghiên cứu lý luận văn hóa mới bắt đầu được tiến hành. Lực lượng chủ đạo trên lĩnh vực mới mẻ này lúc đầu là những trí thức đào tạo trong nhà trường phong kiến nặng lòng với văn hóa dân tộc, sau đó thu hút rộng rãi thêm nhiều trí thức Tây học và những người mácxít Việt Nam. Quá trình nghiên cứu lý luận văn hóa đi từ sự tiếp thu những thành tựu lý luận của thế giới, vận dụng vào nghiên

cứu văn hóa Việt Nam để nhằm mục tiêu xây dựng nền văn hóa mới cho dân tộc - một nền văn hóa riêng, độc lập. Xuất phát từ mục tiêu đó, các học giả trong giai đoạn này tiếp thu có lựa chọn lý luận của nước ngoài để giải quyết những vấn đề đang đặt ra đối với văn hóa dân tộc. Cho nên, những kết quả nghiên cứu không hướng tới việc xây dựng lý thuyết văn hóa mới, nó chỉ dừng lại ở những nhận thức lý luận về văn hóa. Nội dung chủ yếu của những nhận thức này tập trung ở các vấn đề: khái niệm văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc, con đường để xây dựng văn hóa dân tộc. Mặc dù lúc nào cũng băn khoăn trăn trở với hiện trạng văn hóa dân tộc trong cuộc tiếp xúc với văn hóa phương Tây, có nhiều khác biệt nhưng những con đường mà các học giả đưa ra đều chưa đi đến được mục tiêu. Chỉ đến khi chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam, những quan điểm văn hóa mácxít được vận dụng sáng tạo vào thực tiễn văn hóa Việt Nam, đặt sự nghiệp giải phóng văn hóa trong cách mạng giải phóng dân tộc, văn hóa Việt Nam mới mở ra một trang mới, một nền văn hóa độc lập trong một quốc gia độc lập. Với sự phát triển mạnh mẽ của các khoa học về văn hóa như hiện nay, nhất là văn hóa học, nhiều quan niệm đã bị vượt qua, chỉ còn là giá trị lịch sử. Nhưng rõ ràng, nó đã ghi một dấu mốc quan trọng trong buổi đầu chập chững đến với khoa học ở đầu thế kỷ XX của giới trí thức dân tộc, đóng góp cho di sản lý luận văn hóa dân tộc và để lại những bài học kinh nghiệm cho công tác nghiên cứu lý luận văn hóa hiện nay. Ra đời trong bối cảnh đất nước bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài sau thời gian dài bế quan tỏa cảng, những nhận thức lý luận về văn hóa giai đoạn này là cơ sở cho chúng ta - những thế hệ đi sau - suy ngẫm và tiếp tục có những đóng góp cho sự phát triển văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập với thế giới hiện nay.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Đào Duy Anh (1989), Nhớ nghĩ chiều hôm, Nxb Trẻ, Hà Nội.

2. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

3. Đào Duy Anh (1946), Văn hóa là gì, Quan hải tùng thư, Hà Nội.

4. Lại Nguyên Ân (sưu tầm và biên soạn, 2003), Phan Khôi - Tác phẩm đăng báo 1928, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Đà Nẵng. 5. A.I. ácnônđốp (1981), Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin, Những người dịch

Hoàng Vinh - Nguyễn Văn Hy, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

6. Báo Cứu quốc ngày 8 tháng 10 năm 1945.

7. A.A Belik (2000), Văn hóa học Những lý thuyết nhân học văn hóa, Người dịch: GS. TS Hoàng Vinh, TS Đỗ Lai Thúy, Huyền Giang, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.

8. Bộ Văn hóa (1987), Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội.

9. Nguyễn Chí Bền (2001), "Nghiên cứu văn hóa Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI, mấy suy nghĩ", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (2), tr.8.

10. Vũ Minh Chi (2004), Nhân học văn hóa Con người với thiên nhiên, xã hội và thế

giới siêu nhiên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Trường Chinh (1977), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt nam, tập 1, Nxb Sự Thật, Hà Nội.

12. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hoá học, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

13. Dân tộc học là gì (1971), Nxb Sử học, Hà Nội.

14. Phan Hữu Dật (1973), Cơ sở Dân tộc học, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

15. Phan Hữu Dật (2004), Góp phần nghiên cứu dân tộc học Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hoá đến văn hoá học, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

17. Đại học Quốc gia Hà Nội (1997), Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu

thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 BCH TW khóa VIII,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Kim Định, Nguồn gốc văn hóa Việt Nam.

20. Đông Tây văn hóa phê bình (1928), Người dịch Nghi Đạm, Nxb Tiếng Dân, Huế.

21. Phạm Duy Đức (1996), Giao lưu văn hóa đối với sự phát triển văn hóa nghệ thuật

ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Gunter Endrrweit và Gisela Trommsdorff (2001), Từ điển xã hội học, Người dịch Ngụy Hữu Tâm, Nguyễn Hoài Bão, Nxb Thế giới.

23. Lê Sĩ Giáo (1998), Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

24. Mai Văn Hai - Mai Kiệm (2003), Xã hội học văn hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

25. Đỗ Huy (1999), Nhận diện văn hoá Việt Nam và sự biến đổi của nó trong thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26. Nguyễn Văn Huyên (2000), Văn minh Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội

27. Đặng Xuân Kỳ(chủ biên), 2005, Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và

con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28. Khoa Văn hóa XHCN - Học viện CTQG Hồ Chí Minh (1998), Đề tài Tìm hiểu các hệ thống lý luận cơ bản về văn hóa hiện nay trên thế giới, Hà Nội.

29. Khoa Văn hóa XHCN - Học viện CTQG Hồ Chí Minh ((2000), Giáo trình lý luận

30. Nguyễn Bách Khoa (1943), Nguồn gốc văn minh, Nxb Hàn Thuyên, Hà Nội. 31. Thanh Lãng (1995) Mười ba năm tranh luận văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.

32. Hồ Liên (2004) Về một hướng nghiên cứu văn hóa, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (3) tr 14.

33. Luận về Quốc học (2002), Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

34. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2 (2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

35. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3 (2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

36. Hồ Chí Minh (1981) Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận, Nxb Văn học, Hà Nội. 37. Hồ Chí Minh (1993) - Biên niên tiểu sử, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 38. Nguyễn An Ninh (1932) Cao vọng của bọn thanh niên An Nam, Sài Gòn.

39. Phạm Thị Ngoạn, Tìm hiểu tạp chí Nam Phong.

40. Phan Ngọc (2000), Một cách tiếp cận văn hoá, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

41. Phan Ngọc (2000), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

42. Những vấn đề văn hoá Việt Nam đương đại (1998), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

43. Phạm Quỳnh (2003), Luận giải văn học và triết học, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

44. Phạm Quỳnh (1927), Văn minh luận, Đông Kinh ấn quán, Hà Nội.

45. A.A. Radughin (2004), Văn hóa học Những bài giảng, Viện Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

46. A.A. Radughin (2002), Từ điển bách khoa văn hóa học, Người dịch Vũ Đình Phòng, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.

47. M. Rôđentan và P. Iuđin (1972), Từ điển triết học, Nxb Sự thật, Hà Nội.

48. V.M. Rôđin (2000), Văn hóa học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Emily A. Schultz và Robert H. Lavenda (2001).

49. Nhân học Một quan điểm về tình trạng nhân sinh, Người dịch Phan Ngọc Chiến,

Hồ Liên Biện, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

50. Đặng Đức Siêu (2003), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 51. Thiếu Sơn (1933), Phê bình và Cảo luận, Nxb Nam Ký, Hà Nội.

52. Philip. Smit (2001) Lý luận văn hóa. 53. Tạp chí Tao Đàn số 6 năm 1939. 54. Tạp chí Duy Nhất số 1 năm 1945.

55. Tạp chí Phụ nữ Tân văn, số 94 năm 1931. 56. Tạp chí Nam Phong, số 164 năm 1931.

57. E.B. Tylor (2000), Văn hóa nguyên thủy, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.

58. Chương Thâu (1982), Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào cải cách văn hóa đầu

thế kỷ XX, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

59. Bùi Quang Thắng (2003), Hành trình vào văn hóa học, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

60. Lương Đức Thiệp (1952), Xã hội Việt Nam, Nxb Liên hiệp Sài gòn, Sài Gòn.

61. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

62. Trần Ngọc Thêm (2003), Văn hóa và văn hóa học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

63. Nguyễn Đăng Thục (1953), Tinh thần khoa học đạo học, Việt Nam văn hóa hiệp hội.

64. Đỗ Thị Minh Thúy (2003), 60 năm Đề cương văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

65. Đỗ Lai Thúy(2005) Để lý luận văn học Việt Nam cập nhật và cập thế giới, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (3).

66. Đỗ Lai Thúy (2005), Văn hóa Việt Nam Nhìn từ mẫu người văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.

67. Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX, tập 1 (2003), Nxb Lao Động, Hà Nội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quá trình nhận thức lý luận về văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 pot (Trang 85 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)