0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Quan niệm về nền văn hóa mới và chương trình hành động văn hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945 POT (Trang 70 -74 )

Danh từ tân văn hóa (văn hóa mới) xuất hiện trong các sách báo công khai ở đầu những năm 40. Nhóm Hàn Thuyên xuất bản loại sách Tân văn hóa và tạp chí Văn mới nghị luận cổ động cho phong trào Tân văn hóa rất rầm rộ nhưng họ không dám chống lại chính sách văn hóa của Pháp và Nhật lúc đó, không chỉ ra được phương châm vận động tân văn hóa ở Việt Nam phải như thế nào. Do đó, khẩu hiệu của họ đưa ra hoàn toàn xa lạ với một nền văn hóa mới mà dân tộc đang đòi hỏi. Đối với những người mácxít, để vạch ra đặc trưng của nền văn hóa mới của dân tộc phải có sự phân tích sâu sắc tính chất của văn hóa cũ và chương trình hành động để xây dựng nền văn hóa đó. Về tình trạng của văn hóa Việt Nam, Trường Chinh - nhà lý luận mác xít chỉ ra ba căn bệnh lớn:

Thứ nhất là phản dân tộc, do điều kiện là một nước thuộc địa, dưới quyền thống

trị của thực dân Pháp, văn hóa Việt Nam “hóa thành nô dịch và bị chia rẽ, phát triển không đồng đều, thiếu hẳn tinh thần độc lập tự do và dân tộc thống nhất” [33, tr.50]. Những tinh hoa của văn hóa dân tộc không được tìm tòi, vun bón, phát triển mà lại Âu hóa, Nhật hóa hoặc nệ cổ theo lối Tống Nho. Với sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, lại bị Pháp chia thành các vùng miền có tổ chức chính trị, giáo dục khác nhau làm cho đất nước chia rẽ, văn hóa Việt Nam thiếu hẳn tính cách dân tộc thống nhất.

Thứ hai là phản khoa học, nước ta là một nước nông nghiệp, chính sách thuộc địa

của Pháp là hạn chế khoa học phát triển làm cho “óc khoa học của đồng bào ta vì thế rất mỏng manh, kém cỏi” [33, tr.51]. Điều đó đã ảnh hưởng không tốt đến các ngành văn học, nghệ thuật. Mặt khác, để tiện cho việc cai trị, thực dân Pháp đã duy trì những sản phẩm văn hóa thời phong kiến mà mang tính duy tâm, phản khoa học.

Thứ ba là phản đại chúng: đông đảo quần chúng mù chữ, gần như đứng ngoài

chúng là người “mang sức sống vật chất của xã hội” thì các nhà văn hóa đáng lẽ phải phục vụ đại chúng, quan hệ mật thiết với đại chúng nhưng đằng này lại “phản bội đại chúng, xa đại chúng” làm cho văn hóa không “bắt rễ thẳng ở đại chúng. Kết quả văn hóa cằn cỗi héo hon” [33, tr.52].

Nhiệm vụ của các nhà văn hóa lúc này là phải chống lại ba căn bệnh trên, thực hiện cuộc vận động “tân văn hóa” để xây dựng nền văn hóa mới cho dân tộc.

Văn hóa mới là gì? Trong Đề cương văn hóa đã xác định rõ văn hóa mới Việt Nam chưa phải là văn hóa xã hội chủ nghĩa mà là “một thứ văn hóa có tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung” [33, tr.137]. Qua việc đưa ra ba nguyên tắc trong cuộc vận động văn hóa mới: dân tộc hóa, khoa học hóa, đại chúng hóa. Đảng ta khẳng định văn hóa mới mà chúng ta hướng tới xây dựng là nền văn hóa của một dân tộc độc lập, của nhân dân, phục vụ cho quảng đại quần chúng nhân dân và chống lại những gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ. Là người mở đường cho việc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam, khi còn ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đã chỉ ra năm điểm lớn xây dựng nền văn hóa dân tộc:

1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.

2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.

3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.

4. Xây dựng chính trị: dân quyền. 5. Xây dựng kinh tế [35, tr.431].

Như vậy, việc xây dựng nền văn hóa mới không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực văn hóa mà nó liên quan đến tất cả các mặt của đời sống xã hội cả về vật chất và tinh thần. Về tinh thần, phải biết khơi dậy sức mạnh của cả dân tộc với khát vọng độc lập tự cường, đưa đất nước ra khỏi kiếp nô lệ. Về kinh tế, xây dựng kinh tế như một điều kiện không thể thiếu được để gây dựng nền văn hóa mới. Trong đó, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến nhân tố con người, tới nhân dân lao động, xây dựng luân lý, xã hội, chính trị, kinh tế cũng là vì làm lợi cho dân, đảm bảo cho cuộc sống hạnh phúc của nhân dân và

quyền sống của nhân dân. Sau khi cách mạng thành công, giữa lúc chính quyền non trẻ còn phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức, Hồ Chí Minh đã đề cập đến tính chất của nền văn hóa mới chúng ta cần bắt tay xây dựng: “Cái văn hóa mới này cần phải có tính chất khoa học, tính cách đại chúng thì mới thuận với trào lưu tiến hóa của tư tưởng hiện đại” [37, tr.13]. Đồng thời, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến tính dân tộc của nền văn hóa mới, Hồ Chí Minh cho rằng nền văn hóa mới mà chúng ta xây dựng phải mang tính dân tộc, Người nói: “Phải trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam, phải lột cho hết tinh thần dân tộc” [27, tr.181]. Nhưng cái “tinh thần thuần túy Việt Nam” ấy lại phải hợp với “tinh thần dân chủ”, điều đó có nghĩa là nền văn hóa mới phải kế thừa những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc đồng thời phải tiếp thu cái hay, cái đẹp của nhân loại, để cho nền văn hóa Việt Nam mang trong mình những giá trị chung của thế giới. Tư tưởng này của Hồ Chí Minh có ý nghĩa to lớn trong việc định hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay.

Đề cương văn hóa cũng không chỉ dừng lại những quan niệm về văn hóa, tính chất nền văn hóa mà trong điều kiện chuẩn bị giành chính quyền, nó mang tính chất của một cương lĩnh văn hóa, đưa ra chương trình hành động và nhiệm vụ cụ thể của những nhà văn hóa mác xít Việt Nam. Trước hết Đề cương nêu lên mục đích trước mắt là chống lại văn hóa phát xít, phong kiến, văn hóa ngu dân và lừa phỉnh nhân dân, sau đó là công việc phải làm: đấu tranh với các học thuyết tư tưởng, ít nhiều ảnh hưởng tai hại ở nước ta như triết học Khổng Mạnh, Đềcáctơ, Bécxông, Canto...; khẳng định tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đấu tranh chống các trường phái văn nghệ như chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa tượng trưng…để đưa xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa giữa vai trò chủ đạo. Đề cương cũng đề cập đến việc thống nhất và làm giàu thêm tiếng nói, chữ viết và cải cách chữ quốc ngữ. Sau cùng Đề cương nêu lên cách vận động như tuyên truyền xuất bản, tổ chức các nhà văn, chống nạn mù chữ…để thống nhất mọi hoạt động văn hóa tiến bộ dưới quyền lãnh đạo của Đảng. Thực tiễn cho thấy, chương trình và những nhiệm vụ cụ thể mà Đề cương nêu ra đã đáp ứng được yêu cầu của văn hóa dân tộc lúc đó, chính

vì thế sau khi Đề cương ra đời, các văn nghệ sĩ đã tập hợp lại trong Hội Văn hóa cứu quốc tạo thành lực lượng quan trọng đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Tóm lại, nội dung cơ bản trong nhận thức lý luận văn hóa ở nước ta giai đoạn nửa đầu thế kỷ là những quan niệm về văn hóa, văn hóa dân tộc và quan niệm của những người mácxít Việt Nam, trong đó chiếm vị trí nổi bật là quan niệm về văn hóa dân tộc. Hàng loạt vấn đề được đặt ra trong các cuộc tranh luận xung quanh chủ đề này: bản sắc dân tộc là gì? Nước ta có bản sắc hay không? Làm cách nào để gây dựng cho dân tộc một nền văn hóa riêng? Nhiều ý kiến đã được các học giả đưa ra rất phong phú với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, trong điều kiện đất nước đang trong vòng nô lệ, con đường phát triển văn hóa, xây dựng nền văn hóa mới chỉ thành công khi đặt trong quỹ đạo của cách mạng giải phóng dân tộc. Chính vì thế, những quan niệm văn hóa theo khuynh hướng mácxít đã khẳng định được vai trò của mình và trở thành ngọn cờ chủ đạo trong sự nghiệp xây dựng văn hóa của dân tộc.

Chương 3

Những đặc điểm của quá trình nhận thức lý luận văn hóa giai đoạn nửa đầu thế kỷ xx và bàI học

kinh nghiệm rút ra đối với việc phát triển lý luận văn hóa ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945 POT (Trang 70 -74 )

×