Về những nhân vật “phản diện”

Một phần của tài liệu văn hóa - lịch sử lắng đọng trong tâm tư Nguyễn Du. (Trang 73 - 82)

Lịch sử loài người tiến lên hay tụt lùi đều do sự chồng xếp của hàng loạt những sai lầm, đi đúng một bước thì sai hai bước, bởi lịch sử chỉ là một con sâu đo bị chọc mù hai mắt, bò quệnh quạng trên trục thời gian vô thủy vô chung và nó luôn vận động trong cuộc song hành giữa anh hùng và tội đồ. Nhưng, đôi khi để phân định ai là anh hùng, ai là tội đồ không phải đơn giản, bởi chưa có một thước đo định lượng nào tính được “mức độ anh hùng” hay “mức độ phạm tội” của con người. Và không hiếm khi trong một con người có những thuộc tính của cả anh hùng lẫn tội nhân, hay nhân vật đó là anh hùng với người này nhưng lại là tội nhân với kẻ khác. Điều này càng rõ hơn khi có sự tiếp biến về văn hóa giữa nước này với nước khác và trong từng “tầm đón đợi” của người tiếp nhận.

Thơ vịnh sử truyền thống thường “soi” nhân vật dưới tư cách là chính diện hay phản diện. Trong “Bắc hành tạp lục”, Nguyễn Du cũng viết cả về nhân vật “chính diện” lẫn “phản diện”. Những nhân vật “chính diện” xuất hiện khá nhiều , như ta đã tìm hiểu ở trên. Còn nhân vật “phản diện” được nhắc đến không nhiều (chỉ trên dưới mười cái tên) nhưng rất đáng quan tâm, bởi qua đó Nguyễn Du phát lộ thật nhất quan điểm chính trị và quan niệm sống của mình. Điều đó không dễ gì tìm được ở các bộ phận khác trong sáng tác của Nguyễn Du. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khi xem xét những gì Nguyễn Du viết về bộ phận nhân vật này ẫa đưa ra nhiều ý kiến trái chiều; đôi khi họ xem xét những bài thơ ấy dưới góc độ chính trị hoặc định kiến cá nhân hay định kiến của văn hóa - lịch sử, gây ra những cách hiểu chưa dúng với những gì Nguyễn Du muốn giãi bày, muốn được hiểu. Mà “sự đánh giá một bài thơ dựa trên một diễn giả sai (dựa trên nghĩa sai) không phải là sự đánh giá bài thơ này, mà là đánh giá một bài thơ khác”. Dĩ nhiên mỗi độc giả có thể “tìm thấy ở đó điều gì rọi sáng một phương diện trải nghiệm của họ”, nhưng cần chú ý là “tính thích đáng của nó (bài thơ - LĐ) ở bên ngoài bối cảnh nó xuất hiện”[1, 123]. Nhưng cái đích quan trọng nhất của việc nghiên cứu này là tìm ra một cách “đánh giá bài thơ này” của Nguyễn Du chứ không phải là “đánh giá một bài

thơ khác” mà Nguyễn Du không hề viết và không có “ý đồ”cho hậu thế hiểu như vậy. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu điều này qua các bài thơ cụ thể với từng nhân vật cụ thể mà Nguyễn Du nói tới.

Nguyễn Du viết về Mã Viện trong ba bài thơ: “Giáp Thành Mã Phục Ba miếu”, “Há Than hỉ phú” và “Đề Đại Than Mã Phục Ba miếu”. Ngoài ra còn có một lần ông nhắc đến Mã Viện qua bài “Quỷ môn quan”. Trong “Lời dẫn”cuốn “Nguyễn Du - niên phổ và tác phẩm”, tác giả đưa ra nhận xét mang tính suy diễn chính trị và định kiến về cách viết của Nguyễn Du trước Mã Viện và Minh Thành Tổ như sau: “Từ Thăng Long đến Nam Quan và xa hơn nữa, thỉnh thoảng lại gặp một di tích nhắc đến tội ác của tên tướng. Chuyện đã nghìn năm cũ, nhưng lời lẽ nhà thơ vẫn mỉa mai cay đắng như vừa mới xảy ra. Còn về Minh Thành Tổ thì nhân thấy mộ một con kỳ lân chôn bên đường đi, nhà thơ nhắc lại tội ác của hắn, cuối cùng đối chiếu với vị anh hùng dân tộc Lê Lợi đó giải phóng đất nước khỏi họa xâm lăng”. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đồng tình với ý kiến trên như Nguyễn Huệ Chi, Mai Quốc Liên, Thái Văn Kiểm….Không hoàn toàn xoá bỏ góc nhìn từ phía chính trị về các bài thơ thuộc bộ phận này, nhưng việc đặt nó hoàn toàn dưới cái nhìn quan phương hành chính thì những lớp nghĩa và ý nghĩa thú vị nhất của chúng rất dễ bị mờ nhoà đi, thậm chí còn bị tiêu diệt bởi uy lực của chính trị. Vấn đề đầu tiên là “chúng ta phải tìm ra “nghĩa” (“mục tiêu của sự diễn giải văn bản”) mà chính Nguyễn Du “đọc” được từ những nhân vật lịch sử tiếng tăm và cũng đầy tai tiếng này. Từ đó chúng ta nối “nghĩa” của nó với trải nghiệm của chúng ta, chúng ta cấp cho nó một giá trị ở bên ngoài bối cảnh khởi thủy của nó” để tìm ra “ý nghĩa” (“mục tiêu của sự áp dụng văn bản vào bối cảnh tiếp nhận nó (tiếp nhận đầu tiên hay sau này) và như vậy là bối cảnh đánh giá nó” ).

Đọc lại những bài thơ viết về hay nhắc đến Mã Viện, chúng ta sẽ nhận ra một trạng thái xúc cảm khác lạ so với những gì mà các nhà nghiên cứu đã chỉ ra trên:

“Lục thập lão nhân cân lực suy Cứ an bị giáp tật như phi”

(Giáp thành Mã Phục Ba miếu) (Người già sáu mươi tuổi thì gân sức suy

Mà ông còn mặc áo giáp nhảy lên yên ngựa nhanh như bay) “Tâm hương bái đảo tướng quân từ”

(Há than hỉ phú) (Lòng thành dâng hương cầu khẩn trước đền tướng quân) “Cái thế công danh tại sử thư

Hướng lão đại niên căng quắc thước, Trừ y thực ngoại tẫn doanh dư

Đại Than phong lãng lưu tiền liệt, Cổ miếu tựng sam cách cố lư”

(Đề Đại Than Mã Phục Ba miếu) (Công danh hơn đời ghi trong sử sách

Về già còn khoe mình quắc thước, Ngoài cơm áo, cái gì cũng là thừa

Sóng gió nơi Đại Than lưu công trạng ngày trước Tùng sam cạnh miếu cổ cách làng xóm cũ)

Trong những câu thơ trên, ý nghĩa “mỉa mai cay đắng” đối với Mã Viện không phải là cảm hứng chủ đạo. Thậm chí, ít nhiều vượt ra khỏi cái khung của định kiến lịch sử với kẻ từng xâm lược nước mình, Nguyễn Du có vẻ khá sòng phẳng khi nói lên sự ngưỡng mộ của mình trước vẻ quắc thước lẫn “cái thế công danh” của người có tài “Phục ba” (Chinh phục sóng lớn). Sự ngưỡng mộ có phần “lệch chuẩn” (so với mô phạm tư tưởng chính trị của người Việt) của Nguyễn Du đã đẩy ông tiến tới hành động “tâm hương bái đảo” (lòng thành dâng hương cầu khẩn) có vẻ khá thành kính, trân trọng. Sự ngưỡng mộ còn được thể hiện ngay trong cách Nguyễn Du gọi về Mã Viện. Ông không gọi Mã Viện bằng cái tên “tục” hay bằng cụm từ đúng một cách đơn giản nhiều người vẫn gọi là “kẻ xâm lược” mà không giấu nổi sự cảm phục để gọi lên cái tên “Mã Phục Ba”, “tướng quân”, “tinh danh” đầy sắc thái trân trọng.

Một chân lý rõ ràng là phải sòng phẳng với dĩ vãng mới mong ổn định được hiện tại. Vì vậy ông chánh sứ Nguyễn Du đó vượt thoát ra ngoài khuôn khổ của tư tưởng chính trị để suy tư một cách chăm chỉ, cẩn trọng và thật thà về Mã Viện – người được đông đảo nhân dân Trung Quốc thành kính tôn thờ làm phúc thần.. Chính những cảm xúc đó đó giúp Nguyễn Du tránh được lối bao cấp tư tưởng, viết lại lịch sử và cảm thức ở một hướng mới. Nguyễn Du rải đều sự cảm phục, ngưỡng mộ ở cả ba bài viết về Mã

Viện. Ngoài ra ta còn thấy Nguyễn Du có phần cảm thông, thương cho sự nỗ lực “dã tràng” của Mã Viện bởi đằng sau những công trạng vị phúc thần này đó làm được lại là:

“Điện đình chỉ bác quân vương tiếu, Hương lý linh tri huynh đệ bi

Đồng trụ cận năng khí Việt nữ Châu xa tất cánh lụy gia nhi

Tinh danh hợp thướng Vân Đài họa”

(Giáp Thành Mã Phục Ba miếu) (Chỉ chuốc được một nụ cười của nhà vua trên cung điện, Đâu có biết nỗi thương xót của anh em trong xóm làng, Cột đồng trụ chỉ lừa được đàn bà con gái đất Việt Xe ngọc châu luống để lụy cho con cái trong nhà Tên tuổi của ông đáng được ghi ở gác Vân Đài)

và cuộc đời Mã Viện chỉ còn là chiếc miếu cổ quạnh hiu, cô độc trong bóng chiều lẫn dưới đám gai góc ở phía tây thành.

Ở đây Nguyễn Du tìm ra được “hình thái mới của cái nhìn” về Mã Viện. Ông phát hiện ra ở cuộc đời, sự nghiệp Mã Viện là một nghịch lý, nó vừa được ghi nhớ vĩnh hằng (đáng được ghi lại ở gác Vân Đài), lại vừa không ngừng bị lãng quên trước nụ cười lạnh lùng của chính đấng quân vương mà ông ta phụng sự; và đó chính là nguồn gốc của mối “lụy” mà chính ông ta phải gánh chịu. Ở đó như phảng phất niềm cảm thông, về một mặt nào đó, với nỗi đau riêng của vị danh tướng này, và cũng là nỗi đau thường gặp trong lịch sử chuyên chế. Sự phát hiện đó như một cách để bênh vực, để hiểu hơn về cuộc đời Mã Viện, về triết lý cuộc sống.

Câu hỏi “Dâm đàm di hối cánh hà như” như một sự cảm thông, như mong được cùng san sẻ tâm sự. Phải đủ sòng phẳng để nói thật những cảm nhận của mình và phải có sự đồng điệu nào đó Nguyễn Du mới có thể viết về Mã Viện một cách “lạ” như thế so với cảm quan của người Việt và “lạ” hơn nữa khi cảm nhận trên là của một nhà nho chính cống.

Khi viết về Tần Cối, Nguyễn Du cũng thổi vào đó một cảm quan khác lạ so với “mặt bằng chung”:

Đả mạ hà thương nhất giả thân Như thử tranh tranh chân thiết hán, Nại hà mỹ mỹ sự Kim nhân?

Thùy vân ưu thế công vô liệt?

Vạn cổ do năng cụ loạn thần” (Tần Cối tượng – I) (Đúng sai là chuyện để nghìn năm định luận

Cái thân giả ấy dù chửi đánh, có biết đau đớn gì đâu. Cứng cát như thế, rõ là con người sắt

Cớ sao lại khúm núm thờ quân Kim

Ai bảo người này không có công gì ở đời? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Muôn năm sau còn có thể làm cho bọn loạn thần phải sợ)

Nguyễn Du không muốn lấy thơ làm bản cáo trạng để phán xét “đúng sai” về nhân vật đã nổi ố danh và trở thành biểu tượng của gian thần loạn đảng.Dù mang trong mình khá nhiều “chất” tạm gọi là phi chính thống của nho gia, nhưng ở đây Nguyễn Du lại thể hiện khá rõ cái nhìn theo “lập trường chính thống” của mình. Mỉa mai, tỏ rõ sự khinh bỉ, con người nhà nho của Nguyễn Du lên tiếng như để phỉ nhổ vào những ham hố mang tính bản năng tầm thường, vừa như ngầm thông báo về sự suy vi chính trị – môi trường lý tưởng cho loại người này ký sinh. Trong sự mai mỉa như phảng phất nỗi trăn trở về thế sự:

“Ngục trung dĩ tiễn sinh tiền huyết Giai hạ đồ tru cửu hậu gian”

(Trong ngục, người trung thần khi sống đã phải đổ máu, Dưới thềm hành tội kẻ gian chết rồi cũng vô ích)

Nhìn ra sự “thái vô đoan”( sự quá vô lý) của những phản chân lý dở khóc dở cười mà con người vẫn hàng ngày chung sống với nó, Nguyễn Du rút ra một chân lý vô cùng phi lý, chát đắng của lịch sử: Những loại gian phi cũng được bất hủ như bậc trung thần. Chính bài học lịch sử về các mặt đối lập trong một thể thống nhất này đã nâng cái nhìn biện chứng của Nguyễn Du lên tầm mới đậm tính triết học.

Nguyễn Du viết về Tào Tháo - một nhân vật lịch sử phức tạp và độc đáo cũng với một cảm hứng rất đặc biệt, khác người, khác đời:

Phân hương mai lý khổ đinh ninh Lạc lạc trượng phu hà nhĩ nhĩ?

(…)Tư nhân thịnh thời thùy đảm đương? Diểu thị hoàng đế, lăng hầu vương Chỉ tận tằng đài không luật ngột,

Tiểu Kiều chung lão giá Chu Lang” (Đồng Tước đài) (Anh hùng một thuở bây giờ đâu?

Khổ tâm dặn dò chuyện chia hương, bán dép. Bậc trượng phu lỗi lạc sao như thế?

(…) Người ấy lúc thịnh ai dám đương đầu, Coi thường hoàng đế, lăng nhục vương hầu Chỉ tiếc rằng đài nguy nga cũng vô ích Tiểu Kiều đến già vẫn là vợ Chu Lang)

Tìm hiểu về Tào Tháo, Nguyễn Du ngoài việc nhìn thấy Tào Tháo- một biểu tượng của gian hùng- thì ông còn phát hiện ra ở Tào Tháo một người anh hùng cái thế không ai dám đương đầu, nhìn thấy cả hành động “phân hương mai lý khổ đinh ninh” mà không phải bậc trượng phu lỗi lạc nào cũng có đủ tâm hồn để làm được, và ông còn thấu thị được hoài vọng về mỹ nhân của vị “nhất thế chi hùng” này. Ngoài ra, nhìn vào “Thất thập nhị nghi trủng”, Nguyễn Du còn tinh tế và “duyệt thế phương tri” mà nhận ra bi kịch của con người rất đỗi đa nghi mà cũng rất mực tài trí Tào Tháo:

“Nghiệp thành thành ngoại dã phong xuy Thu thảo tiêu tiêu cực sự phi.

Uổng dụng nhất nhân vụ hạn trớ Không lưu vạn cổ hứa đa nghi”

(Ngoài thành Nghiệp gió đông thổi lộng, Cỏ thu tiêu điều, mọi việc đó khỏc trước. Phí hết tâm trí của một con người,

Luống để lại bao mối nghi ngờ cho muôn thuở)

Viết về Tào Tháo, Nguyễn Du đã thực hiện thành công lát cắt công phu giữa thiết chế (định liến lịch sử)và sáng tạo ( văn chương).

Dù muốn hay không, Tào Tháo vẫn luôn là con người đa diện với muôn mặt của tính cách và đặc tính tâm lý. Nguyễn Du đã không chỉ tiếp cận với riêng mặt gian hùng đã quen thuộc từ bao đời, mà ông còn nhìn ra nửa nhân cách còn lại của Tào Tháo mà bấy lâu nay bị cái tai tiếng gian hùng làm mờ đi. Nguyễn Du nhìn thấy đằng sau bảy mươi hai ngôi mộ giả không chỉ đơn giản là biểu tượng của tính đa nghi của kẻ gian hùng, mà đó còn là dấu hiệu của tài trí hơn người. Nhưng, trong cảm quan của Nguyễn Du, cái tài trí ấy dường như được dùng không đúng chỗ và dùng một cách phí phạm để đến nỗi mãi đeo vào mình “không lưu vạn cổ hứa đa nghi”. Trong vốn kiến văn hạn hẹp của mình, chúng tôi chưa từng thấy một nhà thơ nào chia sẻ và hiểu Tào Tháo ở hướng độc đáo và sâu sắc đến vậy, Nguyễn Du thầm tự kiểm điểm lại những ấn tượng, những sự kiện trong cuộc đời Tào Tháo bằng cách nhìn lại thực tiễn theo quan niệm của mình. Nhờ đó ông mới không hoàn toàn đi tìm Tào Tháo ở cái tiếng gian hùng, “đa nghi” mà lắng nghe thấy những thanh âm mỏng mảnh của tâm hồn con người vừa phi thường, vừa bình thường ấy. “Vượt mặt” định kiến bao đời về một Tào Tháo gian hùng, đa nghi, Nguyễn Du dám đề cao và hiểu thấu những tâm tư sâu kín tưởng chừng như không hợp lý ở con người như Tào Tháo đó làm hoàn thiện hơn những nét, những phương diện phong phú của hình tượng Tào Tháo trong văn chương. Để nói lên được những điều đó, Nguyễn Du đó “nhân danh chủ nghĩa nhân văn vĩ đại mà ông là người phát ngôn”, nhưng Nguyễn Du không “đứng cao trên đầu Tào Tháo” như Mai Quốc Liên đã nhận xét, mà hơn bao giờ hết, Nguyễn Du nhập sâu hồn mình vào hồn người, dùng những thang bậc giá trị nhân văn để đo lòng người. Như thế làm sao có thể nói Nguyễn Du “mỉa mai đến cay độc cha con Tào Tháo” như Đào Xuân Quý cùng nhiều nhà nghiên cứu khác đã nhận xét?

Những câu mang sắc thái mỉa mai nhất như:

- “Gian hùng biệt tự hữu cơ tâm, Bất thị minh ai nhi nữ khí.

Thiên cơ vạn xảo tẫn thành không” (Đồng Thước đài) (Kẻ gian hùng còn có tâm cơ gì khác đây,

Không phải khóc lóc như thói thường nhi nữ. Nghìn vạn mưu mô đều vô ích cả).

có phê phán, mỉa mai nhưng sự mỉa mai, phê phán đó không phải là một chiều, mà đó chỉ là điểm nhìn về một mặt trong nhiều góc cạnh của nhân cách Tào Tháo nhằm nhìn nhận về nhân vật đầy tai tiếng này một cách đầy đủ và toàn diện, khách quan.

Có thể nhận thấy rõ cảm hứng độc đáo của Nguyễn Du khi tìm về nhân vật này trong những câu thơ mà tác giả bộc bạch lòng mình:

“Chung cổ thương tâm Chương giang thủy. Ngã tư cổ nhân thương ngã tình,

Bồi hồi phủ ngưỡng bi phù sinh. Như thử anh hùng thả như thử Huống hồ thốn công dữ bạc danh

Nhân gian huân nghiệp nhược thường tại

Thử địa cao đài ưng vị khuynh” (Đồng Tước đài) (Muôn đời nhìn nước sông Chương mà đau lòng, Ta nghĩ đến người xưa mà buồn nỗi mình,

Một phần của tài liệu văn hóa - lịch sử lắng đọng trong tâm tư Nguyễn Du. (Trang 73 - 82)