Về các danh nhân chính trị, các kiệt nhân

Một phần của tài liệu văn hóa - lịch sử lắng đọng trong tâm tư Nguyễn Du. (Trang 32 - 62)

Cái tên của những trang anh hùng hào kiệt, những bậc hiền tài, kiệt nhân xuất thế cứ xuất hiện trở đi trở lại trong “Bắc hành tạp lục” với tần số cao nhất so với các tên tuổi khác. Không phải bỗng dưng mà những cái tên – những số phận như Khuất

Nguyên, Giảng Nghị, Trương Nghi, Dự Nhượng, Kinh Kha, Hàn Tín, Á Phụ, Liễu Hạ Huệ, Tỉ Can … lại chiếm vị trí trang trọng và gây nên những suy tư bạo liệt trong ông chánh sứ Nguyễn Du đến thế. Chỉ khi mang trong lòng một ẩn ức nào đó thì con người mới phải trăn trở, day dứt và chú tâm vào vấn đề đó đến thế..

Nguyễn Du làm hồi sinh các nhân vật đã lùi xa vào cõi vô thủy vô chung của lịch sử, nhuận sắc lại những quan niệm, đánh giá của người đời vốn đó khá yên vị về họ và khám phá ra ở họ những điều mà bấy lâu nay bị nhân loại bỏ quên. Một cách hữu ý hay vô tình, trong khi nhìn về những nhìn vật này, Nguyễn Du đồng thời tự iifm thấy một phần của ìinh; qua đó người đọc cũng nhận ra những khám phá mới của Nguyễn Du về lịch sử cùng theo đó là những góc khuất kín đáo mà đầy giông bão trong “con người ông quan” lẫn “con người” Nguyễn Du nói chung. Trong mảng thơ viết về những kiệt nhân này có thể nhận thấy điều rõ nhất là “Nguyễn Du đó mượn những sự tích, những nhân vật của Trung Quốc để phát biểu về cuộc sống theo như Nguyễn Du nhìn thấy và cảm thấy, nghĩa là trước hết về cuộc sống trên đất nước Việt Nam nhưng lại không tiện nói ra bằng sự tích và nhân vật Việt Nam. Vả chăng trong tình hình hồi bấy giờ có lẽ Nguyễn Du cũng không thấy có gì khác nhau lắm giữa hai nước”. [11, 39] .

Vậy đằng sau những nhân chứng, dẫn chứng khả kiểm (là tên tuổi của các nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc) – là những đại lượng tâm trạng gì của con người “Nhất thế đại tài hoa” Nguyễn Du ?

Theo dõi diễn trình sáng tác văn chương chữ Hán và tư tưởng từ những bài mở đầu của “Thanh Hiên thi tập” đến “Nam trung tạp ngâm” và “Bắc hành tạp lục” chúng ta sẽ nhận ra những chuyển biến từ sự “bế môn” để giữ mình của Nguyễn Du trong thời kỳ đầu sáng tác đến sự tương đối mở lòng trong các giai đoạn tiếp sau đó.

Thái độ Nguyễn Du phải gồng mình lên để “Bất dung trần cấu tạp thanh hư” (không cho bụi bặm lấn vào hồn trong trẻo – Ngọa bệnh – Thanh Hiên thi tập) và để trốn tránh ông hướng vào nội cảm “Tứ thời tâm kính tự như như” (Bốn mùa tấm lòng như gương vẫn tự nhiên thư thái như không – Tạp thi - Thanh Hiên thi tập) để nói lên rất rõ tư tưởng và cách hành xử của một nhà nho đa cảm đa sầu. Càng về sau những suy tư nội cảm về bản thân chuyển dần sang thế giới khách quan mang tính hiện thực bản chất trong mối giao hòa sâu sắc với chủ thể. Thế nên, mới có những câu thơ như vọt ra từ trái tim đang bóp chặt của Nguyễn Du về Tỉ Can:

“Thất khiếu hữu tâm an tỵ phẫu Nhất khâu di thực tẫn thành nhân Mục trung sở xúc năng vô lệ

Địa hạ đồng du khả hữu nhân” (Tỷ Can mộ) (Trái tim bảy lỗ đâu có sợ mổ

Một gò cây cỏ đều được thành nhân cả

Không thể không rơi lệ vì những điều trông thấy Dưới đất chắc ông có bạn cùng vui chơi).

Đứng trước mộ Tỉ Can – người đaz trở thành thiên thu từ thời Ân Trụ - mà nỗi đau đớn của trái tim “thất khiếu” vẫn còn nguyên vẹn mà truyền sang Nguyễn Du. Một cảm giác nghèn nghẹn, lìm lịm lặng lẽ dìm tim ông xuống, như đó cảm nhận trọn vẹn nỗi đau đớn của vết mổ không bao giờ lành ấy. Có lẽ, trong tâm thức của Nguyễn Du, đây không phải là nỗi đau của riêng ai, và mọi sự bình luận về điều đó đều thừa thãi. Thế nên ông mới không nhồi nhét những lời tụng ca đã quá quen thuộc vào trái tim không thể lành ấy. Chỉ có tâm sự đã tìm được đến nơi tỏ bày, và dưới bề sâu của nấm đất ấy có một dòng chảy âm âm trong huyết quản của người đang sống. Và khi hiểu Tỉ Can đến kiệt cùng, Nguyễn Du mới chỉ ra cái “hồ đồ” của những thang bậc giá trị chết cứng:

“Trung lương hồ loạn cưỡng tương phân”

(Gượng gạo chia ra trung thần và lương thần (thì) thật là hồ đồ)

Với Tỉ Can, mọi nấc thang để phân định phẩm chất trung – lương đều không đủ. Bằng cảm quan tinh tế và sắc sảo của người duyệt thế phương tri, Nguyễn Du nhìn ra ở Tỉ Can những phẩm chất cao hơn cả những thang bậc trong bảng giá trị xã hội ấy. Cái nhìn theo cả bề rộng lẫn chiều sâu ấy của Nguyễn Du không giống như cách tiếp cận Tỉ Can của sứ thần Đặng Đình Tướng (thời Lê – Tây Sơn) trong “Quá Ân thái sư Tỉ Can mộ”. Cùng một Tỉ Can mà Tỉ Can của Đặng Đình Tướng khác Tỉ Can của Nguyễn Du nhiều lắm:

“Xâm xâm tàng hiến bán tùng âm Bắc đẩu quang hồi thất khiếu tâm Tự thị nhân nhân độc thiên cổ

Lẫm nhiên sinh khí đáo vu câm (kim)”

(Trong bóng tùng râm mat, giữa khoảng núi cao ngất tầng mây Ánh sáng sao Bắc Đẩu soi vào trái tim có bảy khiếu

Danh tiếng người nhân nêu cao nghìn thuở Sinh khí còn lẫm liệt mói đến ngày nay).

Tỉ Can của Nguyễn Du quặn thắt trong nỗi đớn đau, cả về thể xác lẫn tinh thần; còn Tỉ Can của Đặng Đình Tướng lại được bao bọc trong vầng hào quang của cái danh tiếng, của hùng khí lẫm liệt. Nguyễn Du chỉ tìm thấy và nhận ra chân giá trị của Tỉ Can khi ông đặt nhân vật lên đầu nhọn của mũi dao ác nghiệt, để rồi cảm thông, xót xa đến tận cùng. Còn vị sứ thần Đặng Đình Tướng không thoát ra khỏi ma lực của cái áo danh tiếng mà chưa chắc Tỉ Can đã vui vẻ khoác lên mình. Các hình ảnh, câu văn bóng bảy, hào nhoáng mà Đặng Đình Tướng làm vòng hoa viếng Tỉ Can chưa chắc đó làm người có trái tim bảy lỗ này xúc động bằng những lời ai điếu mộc mạc từ tấm lòng Nguyễn Du. Và tâm trạng người đọc cứ bị trôi tuột đi theo những sáo ngữ “Bắc đẩu quang hồi”, “Lẫm nhiên sinh khí”, chỉ còn đọng lại – sâu lắng mà đậm đà – nỗi đau đớn kỳ lạ của người biết đau nỗi đau chung – Nguyễn Du. Phải chăng nỗi đau là chất kết dính tâm hồn người ?

Nguyễn Du viết hai bài về Giả Nghị, một bài để “biện lại” Giả Nghị trong cách hiểu về Khuất Nguyên, một bài viết về Giả Nghị với tư cách là Thái phó đất Trường Sa”. Tâm sự với Giả Nghị, Nguyễn Du trông người mà nghĩ đến ta, và ông gửi gắm vào đó biết bao tâm sự u uất, bất mãn, vừa thương người, vừa thương cho chính thân phận mình. Cái tâm sự u uất, thầm kín mà Nguyễn Du như ấm ức không biết bày tỏ cùng ai là cái gì đó thắm thiết, gắn liền với thân phận của ông:

“Giáng Quán võ nhân hà sở tri Hiếu văn đạm bạc đạn canh vi Lập đàn bất triển bình sinh học Sự chức hà phương chí tử bi Thiên giáng kỳ tài vô dụng xứ Nhật tà di vật hữu lai thì

Tương Đàm chỉ xích tương lân cận Thiên cổ tương phùng lưỡng bất vi”

( Trường Sa Giả Thái phó) (Giáng Hầu và Quán Anh đều là võ tướng có hiểu biết gì đâu Mà Hiếu Văn đế là ông vua đạm bạc, sợ thay đổi chính sự

Đứng bàn việc chốc lát, ông không thể nói hết cái học của mình Giữ chức vụ, không ngại vì buồn bực mà chết

Trời sinh người có tài khác thường mà không có chỗ dùng Buổi chiều tà có loài chim lạ đến báo điềm xấu

Đây và Tương Đàm gần nhau trong gang tấc

Cách hàng nghàn năm gặp gỡ, tâm sự vẫn giống nhau).

Từ bi kịch chính trường của Giả Nghị, Nguyễn Du tỏ ra là người hiểu rõ và là đối tượng “tương phùng bất lưỡng vi” với cổ nhân. Con người phận vị xã hội của Giả Nghị được nhìn xuyên suốt từ những mối quan hệ bên ngoài đến cái “bình sinh học” trong bản thân ông và rồi đi đến điểm kết của một quy luật đau đớn “Thiên giáng kỳ tài vô dụng xứ”. Bi kịch của kẻ bị trời “giáng”cho một cái tài và ý thức được cái tài ấy thật khủng khiếp. Nguyễn Du đã quá xa với niềm lạc quan và tự tin của Nguyễn Trãi: “Tài đống lương cao ắt cả dùng”. Có lẽ từ đây, hùng tâm tráng chí mà ông ấp ủ bấy lâu bị dội gáo nước lạnh một cách không thương tiếc làm tắt ngóm.

“Anh hùng tâm sự hoang trì sính”

(Tâm sự anh hùng đã nguội lạnh không còn nghĩ đến chuyện rong ruổi).

Đặt Giả Nghị trong không gian ba chiều của các yếu tố khách quan, chủ quan và “cái siêu thức”, chúng ta có được một Giả Nghị là một thực thể đa chiều với ba kích thước cơ bản tạo thành chiều sâu, chiều rộng, chiều cao của con người thực. Trong đó “cái siêu thức” – một chiều kích quan trọng của con người - được hiện lên dưới hình thức của một câu nói chứa đầy oán hận, vừa là một sự mai mỉa chua chát về sự trớ trêu của thế lực mà Nguyễn Du gán cho là “Trời”. Thế lực này như mang trong mình một thứ quyền uy tôn giáo khó cưỡng, vừa như là hiện thân, là “chân tay” của các thế lực đen tối nào đó trong xã hội; và xu hướng của nó luôn là “tẩy chay” năng lực của con người “kỳ tài”, luôn muốn đẩy họ vào cảnh “vô dụng xứ”. Cảm quan này ám ảnh Nguyễn Du khá sâu sắc và chi phối cách nhìn, cách hành xử của ông về nhiều vấn đề, nhiều phương diện của đời sống con người – xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Du có tin vào sức mạnh của thế lực siêu nhiên đó? Không hẳn! Đằng sau nhận định ai oán đầy chất khẳng định kia có lẽ là một cái lắc đầu ngao ngán, không tin vào chính nhận định của mình. Dường như muốn phủ định, muốn chứng minh thế lực siêu nhiên kia chỉ là nơi trú ẩn của những thế lực phản nhân văn, nhưng Nguyễn Du bất

lực, bất lực vì không đủ dẫn chứng và đơn độc, vì thế nên ông “bằng mặt” mà không “bằng lòng” với hiện thực chát đắng. Mất điểm tựa ở hiện tại, ông chánh sứ đi tìm niềm đồng vọng từ những người đã trở thành “muôn năm cũ”, để rồi vừa mừng vừa tủi để nhận ra cái sự “lưỡng bất vi” quý báu này.

Ông chánh sứ Bùi Quỹ (thời Nguyễn) cũng “Quá Trường Sa hoài Giả Nghị” như Nguyễn Du, nhưng tâm sự của vị chánh sứ này không gặp gỡ nhiều với cảm hứng của Nguyễn Du:

“Danh lợi thao thao tiếu Hán Tần Dao danh hàn thuộc thiếu niên nhân Bất tương anh khí đàm quân tể Không phụ sơ tâm thuyết quỷ thần Văn tự hưu ngôn năng phụ tục Anh hùng đa thị chuyết mưu thân Tằng quan di sớ kham lưu thế

Hà huống Trường Sa cánh vấn tân” [ 22,114]] (Nhan nhản vì danh lợi, nực cười cho bề tôi nhà Hán Danh vọng cao cả lại thuộc về con người thiếu niên

Chẳng đem hào khí của mình để bàn luận với bậc quân tể Luống phụ tấm lòng xưa khi nói chuyện quỷ thần

Đừng nói văn chương có thể làm cho phong tục thuần hậu Phần lớn anh hùng là những kẻ vụng mưu toan cho mình Từng xem di sớ cũng đủ chảy nước mắt

Huống chi lại còn “hỏi bến” ở Trường Sa).

Cũng cười nhạo vào cái vòng xu danh trục lợi mà bao người luẩn quẩn trong đó, cũng nhìn thấy cái tài lẫn cái danh của con người có được cái “anh khí”, nhưng mục đích của mỗi ông chánh sứ - nhà thơ tìm về Giả Nghị mỗi khác.

Nguyễn Du tìm đến Giả Nghị như tìm đến nơi tâm sự mình tìm, tìm về một người đồng cảnh ngộ để cảm thông, giãi bày, chia sẻ, để hiểu người và để tự hiểu mình. Bùi Quỹ lại nhìn Giả Nghị vừa bằng lòng cảm phục, ngưỡng vọng về danh tiếng của kẻ “anh hùng”, “anh khí”, vừa bằng những giọt nước mắt cảm thông và có phần xót thương đối với “kẻ vụng mưu toan cho mình” chứ không phải với “kỳ tài vô dụng xứ”. Do đó ở

Bùi Quỹ, dù có chiều sâu tâm trạng nhưng chưa có được nỗi uất nghẹn rát lòng của bi kịch “vô dụng xứ” mà Nguyễn Du đó nâng lên thành một triết luận cay đắng. Điểm nhìn của Bùi Quỹ như mới chỉ là sự quan sát thể nghiệm từ bên ngoài đối với một đối tượng, một nhân vật để tái tạo và tái hiện. Còn Nguyễn Du nhìn Giả Nghị bằng đôi mắt “toàn tri” của người trong cuộc, của sự phóng chiếu chính bản thân mình lên “tiêu bản”, và dễ nhận thấy tinh thần của Nguyễn Du khi tiếp cận Giả Nghị là một sự chủ động “nhập cuộc” tương đối toàn diện. Nguyễn Du nhập cuộc bằng chính những rung cảm rất thật và rất sâu của lòng mình, nên những gì ông nói ra đều như những tiếng lòng giản dị mà thấm thía của người đã đạt đến độ “thâm nho”.

Trên đường Bắc sứ, Phạm Chi Hương “tranh thủ” viếng Nhạc Vũ Mục và nhân đó viết lên bài “Đề Nhạc Vũ Mục vương miếu” đầy tâm trạng:

“Nhạc Vương từ hạ bách sâm sâm Độc bãi tàn bi, tứ bất câm!

Niên Hãn hữu mưu quy tặc Cối

Thiệu Hưng vô chí diễn thù Câm (Kim) Sơn hà cộng sái ban sư lệ!

Cơ Vĩ không huyền báo quốc tâm! Thống ẩm Hoàng Long ta dĩ hĩ! Anh hùng di hận đáo như câm (kim)!” (Dưới đền Nhạc Vương thông trắc xum xuê Đọc xong tấm bia mòn, dạ khôn cầm! Niên Hãn có âm mưu thả giặc Cối về

Thiệu Hưng không có chí tiêu diệt kẻ thù người Kim Núi sông cùng nhỏ nước mắt về việc rút quân Tài Cơ Vĩ luống treo lòng báo quốc

Lời hẹn uống say mềm ở Hoàng Long, ôi thôi đã hỏng Anh hùng để lại mối hận đến ngày nay)

Những tiền giả định (Présupossition) của hàng loạt tích, điển đó giúp Phạm Chi Hương tái hiện một cách rõ nét những biến cố trong cuộc đời chính Nhạc Vũ Mục. Nhạc Vũ Mục như nhập vào tác giả để kêu lên những lời lẽ thê thiết của giấc mộng bất thành, nói lên mối “di hận” khôn nguôi. Thế giới tâm trạng của đối tượng được phản ánh có

nhiều điểm hòa quyện, mờ nhòa với ranh giới tâm trạng của người phản ánh, đôi khi khó phân biệt đâu là lời của nhân vật, đâu là lời của tác giả. Đọng lại là mối “di hận đáo như câm (kim)” đắng đót trong lòng người. Cảm hứng xót thương bao trùm lên toàn bộ cái nhìn của vị sứ thần nước Việt trước vị danh tướng Nhạc Vũ Mục. Về Nhạc Vũ Mục, trong “Bắc hành tạp lục”, Nguyễn Du có hai bài thơ: “Nhạc Vũ Mục mộ” và “Yển thành, Nhạc Vũ Mục ban sư xứ”. Không đi từ cảm hứng trên, Nguyễn Du bị hút về phía Nhạc Vũ Mục do xúc cảm mãnh liệt của lòng ngưỡng vọng lẫn nuối tiếc về sự hữu hạn của cuộc đời vị anh hùng tài năng thời Nam Tống. Nguyễn Du vừa nhìn thấy tài năng xuất chúng, vừa tiếc xót cho cơ nghiệp “mười năm trời” cùng những hoài bão của Nhạc Vũ Mục:

“Trung nguyên bách chiến xuất anh hùng, Trượng bát thần thương lục thạch cung Tướng phủ dĩ thành tam tự ngục.

Quân môn do tích thập niên công. Giang hồ xứ xứ không Nam quốc Tùng bách tranh tranh ngạo bắc phong Thường vọng Lâm An cựu lăng miếu

Thê Hà sơn tại mộ yên trung” (Nhạc Vũ Mục mộ)

(Ông là vị anh hùng xuất hiện trong trăm trận đánh ở Trung Nguyên

Với chiếc thương thần dài trượng tám và chiếc cung giương nặng sáu thạch

Ở tướng phủ người ta đó khép tội ông bằng cái “án ba chữ” Trong quân còn tiếc công ông mười năm trời

Sông hồ còn đó, nhưng Nam quốc rỗng không (anh hùng không còn nữa)

Cây tùng cây bách vẫn ngạo nghễ trước gió bấc lao xao Buồn trông về lăng miếu cũ ở Lâm An

(Thấy) núi Thê Hà khói phủ mịt mùng chiều hôm)

Câu chuyện về “Tam tự ngục” trở thành điển cố khá nổi tiếng. Từ một sự kiện, một điển cố, tác giả đứng ở nhiều góc độ khác nhau để khai thác chuyện xưa tích cũ , (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu văn hóa - lịch sử lắng đọng trong tâm tư Nguyễn Du. (Trang 32 - 62)