Các thi nhân không phải là đối tượng được nhắc đến nhiều nhất trong “Bắc hành tạp lục”, nhưng lại là một trong số ít những gì lắng sâu nhất, gây xúc động mãnh liệt nhất trong thế giới tâm trạng đa tạp của Nguyễn Du. Những cái tên của các nhà thơ được dẫn ra không nhiều. Chỉ vài ba cái tên quen thuộc như Đỗ Phủ, Lý Bạch, Thôi Hạo, Âu Dương Tu, Liễu Tử Hậu, nhưng những vang vọng của họ trong Nguyễn Du vẫn gây cho người đọc những cảm nhận thấm thía, mới lạ đầy bất ngờ. Trong thơ sứ trình Việt Nam, chưa thấy ông chánh sứ nào viết nhiều về về thi nhân với niềm rung cảm tận độ như vậy.
Cũng rung động trước “thi bá”Lý Bạch và Thôi Hạo, Ngô Thì Vị, một trong các sứ thần nhà Nguyễn, viết:
“Lý bá vị ưng thâu bút lực
Thôi quân bất hợp tác hương sầu Việt Nam sứ giả Ngô Thì Vị Đấu đảm đề thi ký thử du”
(Đề Hoàng Hạc lâu- [ 22 ,132 ] ).
( Lý Bạch chưa hẳn thua sức bút Thôi Hạo chẳng nên gợi mối sầu quê Sứ giả Việt Nam là Ngô Thì Vị
Lớn mật đề thơ ghi lại chuyến đi chơi này)
Còn Nguyễn Du tìm Lý Bạch ở cách khác :
“Kim lai cổ vãng Lư sinh mộng Hạc khứ lâu không Thôi Hạo thi Hạm ngoại yên ba chung diểu diểu, Nhãn trung thảo thụ thượng y y
Trung tình vô hạn bằng thuỳ tố,
Minh nguyệt thanh phong dã bất tri” (Hoàng Hạc lâu)
(Cuộc đời xưa nay như giấc mộng chàng Lư, Còn lại lời thơ “Hạc bay, lầu trống” của Thôi Hạo Ngoài lan can, khói sóng còn mênh mang
Trước mắt, cỏ cây vẫn như xưa Mối tình chan chứa biết ngỏ cùng ai? Trăng trong gió mát cũng không hiểu được)
Và nhắc đến Lý Bạch chỉ qua “Đào Hoa đàm Lý Thanh Liên cựu tích” (Đầm Đào Hoa, dấu tích cũ của Lý Thanh Liên) mà thể hiện một sự chiêm nghiệm sâu sắc:
“Đạo thị Đường triều Lý cung phụng Tuý ẩm thử đàm nhân đắc danh (...) Đàm thuỷ chí kim thanh thả liên, Nhất ngư nhất điểu giai thành tiên. Trù trướng tư nhân bất phục kiến, Viễn lai sử ngã tâm mang nhiên” (Nghe nói Lý Cung phụng triều Đường
Uống rượu say ở đầm này nên đầm mới nổi tiếng.
(...) Nước trong đầm đến nay vẫn còn trong và gợn sóng. Con cá con chim ở đây đều thành tiên cả,
Buồn nỗi không được gặp lại người ấy
Khiến ta từ phương xa đến lòng khôn xiết bùi ngùi).
Cùng một đối tượng, nhưng mỗi nhân vật được tái hiện khác nhau từ bề nổi ngôn từ đến bề sâu chất lượng của hình tượng.Thôi Hạo và Lý Bạch của Nguyễn Du khác hẳn của Ngô Thì Vị. Cái khác ấy đi ra chính từ sự khác lòng của hai con người gần như cùng thời và cùng cương vị xã hội. Ngô Thì Vị nhìn Lý Bá, Thôi Quân bằng đôi mắt của phận vị xã hội “Việt Nam sứ giả”; Nguyễn Du hướng về họ bằng đôi mắt dõi tìm của tấm lòng đi tìm tấm lòng, bằng những xúc cảm chân thực của vị “khách từ phương xa đến”. Mục đích tìm Lý Bạch, Thôi Hạo của Ngô Thì Vị có lẽ chỉ dừng lại ở việc “Đấu đảm đề thi ký thử du”, tức chủ yếu quan tâm đến những gì hiển hiện, Lý Bạch và Thôi Hạo mới chỉ được nhắc đến qua cái “danh” mà chưa khơi lên được cái “thực” - phần quan trọng
hơn cả để họ được ghi danh thiên cổ. Còn Nguyễn Du, ông đã gặp bậc “thi bá”, “thi quân” ở bề sâu của những trăn trở không thể ngỏ cùng ai mà vẫn khẳng định được cái danh nức tiếng của họ. Một cách khéo léo và bất ngờ, Nguyễn Du đó đưa nguời đọc đi từ cái nhìn ngoại cảm vào miền nội cảm lúc nào không hay. Hơn nữa, Nguyễn Du trong khi đi tìm và tìm thấy các đối tượng của mình, ông không bao giờ bằng lòng với chỉ một hình tượng ấy, mà bao giờ họ cũng mang trong mình một siêu nghiệm lịch sử nào đó. Lý Bạch và Thôi Hạo của Ngô Thì Vị được nhắc đến dường như chỉ để lấp đầy một ký ức đang có nhu cầu hoài cổ. Còn Nguyễn Du nghĩ đến họ như một cơ hội để cắt nghĩa về cuộc đời, về lịch sử và về chính tâm hồn mình. Điều này thể hiện không chỉ ở hai bài thơ trên, mà còn khá xuyên suốt, liền mạch trong mảng thơ viết về các thi nhân nói chung.
Như trong các bài “Âu Dương Văn Trung Công mộ”, “Đề Vi Lư tập hậu”, Nguyễn Du cũng tỏ ra là nhà thơ vừa có tài khái quát, vừa lột tả được những đặc trưng về tài năng và số phận của họ. Âu Dương Tu - một trong bát đại gia Đường - Tống, tính trung trực nhưng phải sống trong cảnh xã hội khủng hoảng về chính trị, kinh tế ... nên ngay cả khi ông đó xuống mồ tình trạng khủng hoảng trầm trrọng ấy vẫn chưa buông tha:
“Thu thảo nhất khâu tàng thử lạc Danh gia bát đại thiện văn chương”
(Một nấm cỏ thu trở thành hang chuột cáo
(Là nơi yên nghỉ)của một trong tám nhà văn nổi tiếng)
và Nguyễn Du kết lại ở hai câu mà niềm day dứt về thế sự, con người vẫn khôn nguôi:
“Trường tùng chi thảo sinh hà xứ Tiều mục ca ngâm quá tịch dương” (Thông tốt, cỏ chi mọc ở đâu?
(Chỉ nghe) tiếng hát của tiều phu mục tử lúc chiều hôm).
Còn ở “Đề Vi Lư tập hậu”, không dễ gì có được niềm rung cảm dung dị mà tinh tế như Nguyễn Du khi ông viết :
“Thi nhân bất đắc kiến Kiến thi như kiến nhân”
(Nay không được thấy nhà thơ nữa Thấy thơ như thấy người)
Khi viết như thế, Nguyễn Du đó tỏ ra sự hiểu biết sâu và thấm về cuộc đời lẫn văn thơ của hai ông Vi, Lư. Bên dưới các con chữ giản dị ấy là những tầng vỉa của những tiền giả định mà Nguyễn Du hộ lộ ở những câu sau:
“Đại sơn hưng bảo tạng Độc hạc xuất phong trần”
Có mấy ai thấy đựơc thơ - con người hai ông như hòn núi lớn chứa đầy của báu, như hai con hạc lẻ bay ra ngoài bụi trần? Để hiểu đuợc như vậy, hẳn giữa Nguyễn Du và hai ông Vi, Lư có mối duyên kim - cải; Và ngay ở những chỗ “Việt Hồ nan tự thân”, con người Nguyễn Du vẫn có thể tìm được sự tương liên chân thành và sâu sắc với cổ nhân. Ẩn sâu dưới lớp ngôn ngữ lộ thiên là một mạch ngầm kín đáo, âm thầm chảy thành dòng, khe khẽ giữa các mạch máu và các tế bào cảm giác của tâm hồn.
Có lẽ Nguyễn Du viết về Đỗ Phủ- nhà thơ mà suốt đời Nguyễn Du khâm phục - là nơi kết tinh, lưu giữ trọn vẹn nhất thái độ, tình cảm của ông đối với tầng lớp thi nhân nói chung và đối với Đỗ Phủ nói riêng. Hơn nữa, như lời Phan Ngọc nhận xét “ không có Đỗ Phủ, Nguyễn Du không hiểu nổi lòng mình”.
Nguyễn Du viết về số phận các thi nhân, Đỗ Phủ là một tiêu điểm trong số đó, như sự sẻ lòng, tâm sự đồng điệu và tìm lời cắt nghĩa cho cuộc đời dưới các tiêu chí nhân văn - văn hoá- lịch sử.
Tự ý thức đựơc khoảng cách về không gian địa lý và thời gian lịch sử, Nguyễn Du càng ý thức sâu sắc hơn về sự tương đồng của mình với Đỗ Phủ. Vì thế, ông tìm đến với Đỗ Phủ như tìm đến một người thầy, một người bạn mà suốt đời mình khâm phục.
Cùng cảm hứng với không ít nhà thơ đó ngợi ca và ngưỡng một tài năng của Đỗ Thiếu Lăng, Nguyễn Du vừa tôn vinh, khâm phục Đỗ Phủ:
“Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly”
(Văn chương ông lưu truyền muôn đời,
ông cũng là bậc thầy muôn đời Tôi bình sinh cảm phục ông, không lúc nào xa rời)
Và “Cộng tiễn thi danh sư bách thế” (Ai cũng tôn vinh ông làm thầy muôn đời). Nguyễn Du mê mẩn Đỗ Phủ đến mức “Mộng hồn dạ nhập Thiếu Lăng thi”.
Tôn vinh Đỗ Phủ thì không phải it nguời và nhất thời đó làm, nhưng cách làm của Nguyễn Du mới thật là “Sư bách thế”. Xuất phát từ những xúc cảm, rung động thành thực và cực độ, Nguyễn Du ca ngợi và tôn vinh Đỗ Phủ không phải bằng những khuôn vàng thước ngọc khuôn sáo, không dùng những kiểu ngôn ngữ “nhả ngọc phun châu”. Nguyễn Du tôn vinh Đỗ Phủ bằng chính sự cộng hưởng gặp gỡ của hai thế giới quan và nhân sinh quan giữa ông và bậc thi thánh. Bởi cả Nguyễn Du và Đỗ Phủ cùng đã trải qua những cảnh ngộ tương đồng trong cuộc đời đầy trăn trở đau đớn nên mối tương quan vượt qua khoảng cách hàng nghìn năm là điều kiện chủ quan lẫn khách quan để hai tâm hồn đồng điệu. Mang trong mình sự lẻ loi (độc bi) như một định mệnh, hơn ai hết, Nguyễn Du tỏ ra thấu cảm cả những nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn của bậc thi thánh Đỗ Phủ. Nguyễn Du hiểu Đỗ Phủ cả ở mặt tài năng lẫn những nghịch lý và bi kịch cuộc đời, bằng đôi mắt và góc nhìn của kẻ “đồng bệnh” nhưng “khác lòng người ta”, chính vì thế mà “Mọi người chỉ khen ngợi, thèm khát cái danh của Đỗ Phủ, cái danh được làm thày thơ muôn đời. Chỉ Nguyễn Du mới vừa hiểu cái lớn, vừa hiểu nỗi đau của Đỗ Phủ” [11, 124 ].
Không đơn thuần chỉ dừng lại ở những giọt nước mắt khóc thương như trong bề nổi của chữ nghĩa câu thơ:
“Dị đại tương liên không sái lệ” [(Ông với tôi) ở hai thời đại khác nhau,
thương nhau luống rơi nước mắt]
Cái sự “dị đại tương liên” nối liền ngàn năm xa cách vời vợi, nối liền kẻ hậu thế Nguyễn Du với bậc tiền nhân, cất lên “tiếng nói đồng điệu, đồng tình của một người tuy không cùng một thời đại “nhưng cùng cảnh loạn ly đau khổ” (Hoàng Trung Thông). Có lẽ Nguyễn Du nhìn thấy cảnh ngộ của mình trong cảnh ngộ của nhà thơ danh tiếng Đỗ Phủ, họ cùng gặp nhau ở lòng trắc ẩn trước thế sự nhiễu nhương. Tác giả của “Chiêu hồn” và người viết “Tam lại, tam biệt, Thạch Hào lại, Tân An lại, Binh xa hành…” dường như cùng đứng trên cái nền của nghịch lý để trông về cuộc đời. “Chính cuộc đời của Thiếu Lăng và Tố Như được các nhà thơ tự thể hiện cũng là nghịch lý. Đó là nghịch lý giữa tâm huyết, khát vọng, tài năng với thực tế bi đát, đau thương”.[13, 34]. Có phải từ nghịch lý đó nên Nguyễn Du mới chua chát đặt ra những câu hỏi mà tự chúng đó bao hàm lời giải đáp :
“Nhất cùng chí thử khởi công thi ?” (Ông nghèo đến thế phải chăng là do thơ?)
Đồng thời với việc khẳng định cái tài “thiên cổ sư”của Đỗ Phủ là việc “ý thức rõ nét về tài năng văn chương của mình, Nguyễn Du cũng cảm nhận một cách thấm thía cái thân phận khốn cùng mà nguời có tài văn chương phải cáng đáng”[15, 96].
Khi người ta là kẻ có tài và có ý thức về cỏi tài đó, có khát khao phát huy cái tài đó mà bị hiện thực phũ phàng chặt cánh ước mơ, đó là lúc con người lâm vào bi kịch, bi kịch của sự tuyệt vọng. Và khi người ta dám đánh đổi bằng tất cả tinh thần, tư tưởng và cả hỡnh hài để “bách niên cùng tử văn chương lý” thì bi kịch ấy càng khủng khiếp và sự tuyệt vọng càng lớn lao. Điều này ta gặp trong cả Nguyễn Du và Đỗ Phủ. Đỗ Phủ từng tâm sự rằng:
“Văn chương thiên cổ sự
Đắc thất thốn tâm tri” (Cảm tỏc)
(Văn chương là sự nghiệp muôn đời Được hay mất chỉ tấc lòng biết)
Và Nguyễn Du cũng cắn răng mà viết:
“Bách niên cùng tử văn chương lý” (Mạn hứng)
Như vậy, cả Nguyễn Du và Đỗ Phủ cùng coi “văn chương” là một phần cực kỳ quan trọng trong lẽ sống của mình. Khát khao tận độ và cũng tuyệt vọng đến cùng cực “Tàn hồn vô lệ khốc văn chương” (Hồn tàn không nước mắt khóc văn chương - Điệp tử thư trung – Thanh Hiên thi tập), Nguyễn Du càng thấu hiểu Đỗ Phủ và các thi nhân “đồng bệnh” cũng như càng thấm thía cảnh ngộ của mình. Thế mới biết trong câu thơ khóc Đỗ Phủ, Nguyễn Du không chỉ khóc cho cuộc đời, con người xã hội mà còn khóc cho cả bi kịch văn chương của Đỗ Thiếu Lăng. Ông khóc Đỗ Phủ mà như khóc cho chính mình. Chưa từng thấy ai hỏi han, dặn dò bậc thi thánh của muôn đời theo kiểu:
“Trạo đầu cựu chứng y thiên vị? Địa hạ vô linh quỷ bối xi”
(Cái bệnh lắc đầu cũ, bây giờ đó khỏi chưa? Dưới suối vàng đừng để bọn quỷ cười).
Nguyễn Du đó kéo ngàn năm trước về hiện tại, đưa người đó khuất cách mình trên một thiên niên kỷ sống lại với không gian và hoàn cảnh đương thời, rồi “tán gẫu”
một cách thân mật, gần gũi như thể với một người bạn chí cốt. Vì thế Nguyễn Du hoàn toàn có thể tự tin mà xem mình là tri âm tri kỷ duy nhất của Đỗ Phủ sau hơn ngàn năm trên cõi đời này:
“Thiên niên nhất khốc Đỗ Lăng nhân”
Nhân việc bày tỏ lòng ngưỡng vọng, tôn vinh các văn nhân nức tiếng nói chung và Đỗ Phủ nói riêng, Nguyễn Du “đã làm sống dậy bản chất bi kịch của số phận nhà đại thi hào bằng cách nhìn, cách cảm của riêng ông”[ 13, 126], qua đó những trăn trở về văn chương của Nguyễn Du cũng được đề khắc vào lịch sử văn chương. Cũng qua triết luận nhân văn về bi kịch của Đỗ Thiếu Lăng cùng một vài nhà thơ khác, chúng ta có thể hiểu phần nào quan niệm của Nguyễn Du về văn chương. Quan niệm này được đau xót rút ra từ câu hỏi đau đáu: “Nhất cùng chí thử khởi công thi” (Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ) và từ nghịch lý “trực giao hiến lệnh hành thiên hạ - Hà hữu Ly tao kế Quốc phong” (Tương Đàm điếu Tam Lưu đại phu). Sống chết với văn chương, hơn ai hết Nguyễn Du thấu được cái nghịch lý và nỗi đau của nghiệp văn chương, mà hạt nhân của nó là bi kịch của khát vọng nhân văn. Ông khóc cho Đỗ Phủ mà như khóc cho chính mình, từ số phận cá biệt của con người “độc bi” này, Nguyễn Du dựng lên bi kịch của cả nhân loại và bi kịch không chỉ của thời đại nào, và quả là ông đó làm sống dậy bản chất bi kịch bằng cách nhìn, cách cảm của riêng mình. Ông nhìn thấy khát vọng lập danh của Đỗ Phủ và của bản thân mình không phải là sự ham hố công danh tầm thường, mà đó là khát vọng được cống hiến, được thỏa chí tang bồng trong lãnh địa văn chương, được khẳng định vị trí của mình trong “trời đất”. Trong cảm quan của Nguyễn Du, văn chương là lãnh địa mà con người có thể tự do tung hoành, thi thố tài năng với đời. Nhưng khó có thể vượt thoát khỏi cái chết cùng quẫn giữa văn chương. Bi kịch của Nguyễn Du là đã sớm nhận ra bi kịch đau đớn của văn chương – đời văn. Đó là bi kịch của cái Đẹp, cái Tài bị vùi dập, đày đọa; đó là lý tưởng vì người, muốn cứu người mà không được. Phát biểu lên bi kịch này, Nguyễn Du đó đi đến tận cùng nỗi đau của sự tuyệt vọng đến thắt lòng. Lúc này, thơ không còn là câu chữ, mà là máu và nước mắt, là lẽ sống và lý tưởng… “Văn chương vô mệnh” được nhìn từ nhiều chiều kích với tâm điểm là những nghịch lý trong số phận con người. Jauss nói: “Người ta chỉ cú thể hiểu một tác phẩm nếu có thể phát hiện ra những câu hỏi mà nó đó đáp lại trong lịch sử” [1, 315]. Có lẽ Nguyễn Du đó phát hiện ra “những câu hỏi” mà tác phẩm của Đỗ Phủ “đã
đáp lại trong lịch sử” để rồi làm nên những tác phẩm có thể giải đáp cho lịch sử “những câu hỏi” “thiên nan vấn”, trong đó câu hỏi về thân phận của văn chương, thi nhân – biểu tượng của những khát vọng chân chính, đại diện cho cái Đẹp, cái Tài – đó đau đáu suốt bao năm lịch sử và đó làm đau biết bao những “người thơ phong vận như thơ ấy”.
Quan niệm văn chương ấy của Nguyễn Du có lẽ được rút ra từ sự đánh đổi bằng cả mạng sống của bao nhiêu văn nhân đó đi qua cuộc đời đầy trắc trở này, và đó cũng