Hiện nay, tại các địa phương đều có các cơ quan chuyên ngành thực hiện việc bảo vệ rừng, một trong những cơ quan đã được Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ thừa hành pháp luật trong công tác bảo vệ rừng đó là lực lượng Kiểm lâm. Các vấn đề giới nổi cộm trong họat động bảo vệ rừng của lực lượng chuyên ngành này trong các lĩnh vực sau:
Công tác tham mưu cho chính quyền địa phương: Đã tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương tại các xã có rừng triển khai thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo tinh thần Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg và tham mưu cho Chủ tịch UBND xã xây dựng phương án QLBVR và PCCCR của xã. Qua các địa bàn tham vấn, những cán bộ lãnh đạo có chức năng tham mưu của lực lượng chuyên ngành như các Chi cục trưởng, Chi cục phó đều là cán bộ nam (100%) không có một cán bộ nữ nào đựơc bổ nhiệm gánh vác nhiệm vụ này, Về nguyên nhân tồn tại chúng ta cùng xem xét ở phần sau.
Công tác ngăn chặn và xử lý vi phạm: Đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng như Công an, Ban lâm nghiệp..vv kiểm tra tình hình bảo vệ rừng tại gốc, phát hiện sớm và có biện pháp ngăn chặn một cách hiệu quả các hành vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Thành công này/kết quả tất nhiên là do chỉ sựđạo chung và thực hiện của cơ quan chuyên ngành, song nhìn nhận ở góc độ lồng ghép giới thì có một sự thật phải thừa nhận là tất cả các vụ xử lý vi phạm ngoài hiện trường rừng, trên đường vận chuyển, buôn bán…vv đều do nam giới đảm nhận (100%), nữ giới do chủ quan hay khách quan cũng đã đứng ngoài hoạt động này, nếu có chăng chỉ là phối hợp thụ lý hồ sơ, giải quyết sự vụ tại văn phòng.
Công tác phòng cháy chữa cháy rừng: Công việc này trong các Chi cục Kiểm lâm là nhiệm vụ thường xuyên và hầu như không tách biệt cho một nhóm chuyên trách mà phân công kiêm nhiệm cho cho lực lượng tuần tra BVR và xử lý vi phạm và vì vậy, việc lồng ghép giới cũng giống như các hoạt động trên, không có cán bộ nữ tham gia vào trong hoạt động này như một điều hiển nhiên.
Công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng: Tại các Chi cục Kiểm lâm của 3 tỉnh đều đã có hệ thống máy vi tính đuợc nối mạng để theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, đã nắm đựơc ranh giới rừng của các chủ rừng, các hộ nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ vv, đã ghi nhận và phản ảnh, đề xuất ý kiến cho các cơ quan chức năng giải
quyết các tồn tại. Trong lĩnh vực này, đã có 1 trong 3 Chi cục sử dụng cán bộ nữ (Chi cục Nghệ An) trong việc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.
Công tác tuyên truyền bảo vệ rừng, khuyến nông/lâm: Kết quả và thành công của công tác này đã nhận được sự đánh giá cao của Lãnh đạo chính quyền địa phương các cấp. Họ đã nỗ lực tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách của Nhà nước về bảo vệ rừng cũng như những giá trị to lớn của rừng trong việc phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường để cộng đồng dân cư tự giác thực hiện. Vận động các hộ gia đình cá nhân thực hiện tốt công tác định canh định cư, hướng dẫn các hộ gia đình canh tác trong các nương rẫy cố định đã được quy hoạch cũng như sản xuất nông lâm kết hợp, nhằm nâng cao mức sống người dân và giảm áp lực vào rừng. Tại các điểm tham vấn, đã xuất hiện các cán bộ nữ tham gia vào công tác khuyến lâm và tuyên truyền bảo vệ rừng (Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang, vườn quốc gia Pù Mát, Hạt Kiểm lâm Chiêm hoá)