Xác định rõ quyền sử dụng đất có sự tham gia của tất cả các bên, đặc biệt là phụ nữ:

Một phần của tài liệu kết quả nghiên cứu tham vấn hiện trường các vấn đề về giới trong lâm nghiệp (Trang 54 - 55)

4. Đề xuất nội dung lồng ghép giới vào chiến lược quốc gia giai đoạn 2006-

4.1.2Xác định rõ quyền sử dụng đất có sự tham gia của tất cả các bên, đặc biệt là phụ nữ:

và trách nhiệm, trong tiếp cận nguồn lực (đất đai, vốn, thông tin, thị trường, việc làm, tập huấn đào tạo, vị trí xã hội). Để từng bước đạt được bình đẳng giới trong ngành lâm nghiệp, một số vấn đề sau đây cần phải được quan tâm:

4.1.1 Điu tra hin trng s tham gia ca ch em, đặc bit là ph n dân tc thiu strong công tác quy hoch s dng đất: strong công tác quy hoch s dng đất:

Cần tiến hành ngay việc điều tra hiện trạng tài nguyên đất đai và tài nguyên rừng, xác định rõ từng loại rừng theo cấp phòng hộ, có sự tham gia tích cực của người dân địa phương, đặc biệt là phụ nữ, sử dụng tối đa kinh nghiệm của người dân bản địa trong đó có chị em để xác định loài cây con phục vụđiều tra.

Phòng Địa chính phối hợp với Phòng Nông nghiệp, Hạt Kiểm lâm huyện xây dựng Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của xã trên cơ sở có sự tham gia của chính quyền xã, trưởng thôn và bà con nhân dân địa phương, đặc biệt là phụ nữ và bà con dân tộc ít ng ười. Xây dựng và thực hiện Chương trình lập bản đồ sử dụng đất và bản đồ tài nguyên cho mỗi làng bản với sự tham gia của những người chủ chốt (kế cả già làng, trưởng bản và hộ gia đình dân cưđịa phương – có đại diện của cả vợ và chồng). Có kế hoạch hỗ trợ từng xã xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về tình hình sử dụng đất của từng làng bản và hiện trạng từng loại rừng của từng làng bản để xây dựng kế hoạch sử dụng đất cấp thôn bản, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng và kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp, có sự tham gia của người dân, đặc biệt là chị em, để làm cơ sở cho cấp xã, huyện, tỉnh quy hoạch và quản lý ba loại rừng.

4.1.2 Xác định rõ quyn s dng đất có s tham gia ca tt c các bên, đặc bit là ph n: ph n:

Nếu rừng phòng hộ là rừng phân tán thì Phòng Địa chính huyện cần tiến hành cấp ngay quyền sử dụng đất lâm nghiệp ổn định lâu dài cho hộ gia đình và cá nhân, ưu tiên đồng bào dân tộc ít người và những hộ phụ nữ làm chủ gia đình.

Nếu rừng phòng hộ là rừng tập trung thì Uỷ ban nhân dân xã cùng Phòng Địa chính, Hạt Kiểm lâm và Lâm trường, Ban Quản lý rừng có văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép thí điểm giao rừng phòng hộ cho hộ gia đình và cộng đồng thôn bản cho một bản trong xã quản lý bảo vệ trên cơ sở một bản “hương ước” với những quy định cụ thể và rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của người bảo vệ rừng. Quy chế này phải được xây dựng có sự tham gia của người dân địa phương, đặc biệt là phụ nữ, được thống nhất với các cơ quan quản lý về đất đai và lâm nghiệp để đảm bảo người dân được hưởng lợi thoảđáng từ rừng đồng thời rừng được bảo vệ và ngày càng phát triển, không chờ Ngân sách Nhà nước.

Phòng Địa chính huyện tiến hành giao đất nông nghiệp bổ sung cho hộ gia đình, cá nhân và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp bổ sung cho hộ gia đình, cá nhân của xã trên cơ sở đảm bảo công bằng giữa những người được giao, đặc biệt quan tâm tới các hộ gia đình đồng bào dân tộc ít người và hộ phụ nữ làm chủ.

Tiến hành cắm mốc ranh giới đất đã giao trên thực địa có sự chứng kiến và tham gia tích cực của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc ít người và phụ nữ.

Một phần của tài liệu kết quả nghiên cứu tham vấn hiện trường các vấn đề về giới trong lâm nghiệp (Trang 54 - 55)