Thiếu cán bộ địa phương có khả năng và kiến thức về lồng ghép giới trong các hoạt động lâm nghiệp

Một phần của tài liệu kết quả nghiên cứu tham vấn hiện trường các vấn đề về giới trong lâm nghiệp (Trang 28 - 29)

hot động lâm nghip

Kết quả tham vấn hiện trường cho thấy hầu hết các cấp huyện chưa có chuyên gia đủ năng lực phân tích và lồng ghép vấn đề giới trong quá trình xây dựng và thực hiện các hoạt động ở thực địa, trong khi đó theo chủ trương phân cấp mạnh cho địa phương, tất cả các chương trình/dự án lâm nghiệp cần phải được xây dựng từ cơ sở.

Tại Gia Lai (các huỵện Ajunpa, Mang Yang và huyện Krongpa), nơi chủ yếu là đồng bào dân tộc Gia Rai và M’nông sinh sống , tỷ lệ cán bộ nữở cấp xã rất ít, chỉ có nữ cán bộ trong một tổ chức không thể có nam - đó là Chi hội phụ nữ xã. Ở các nơi này, cũng có rất ít đại diện là bà con dân tộc ít người, và không có ai giữ chức vụ lãnh đạo. Các cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức quần chúng ở cấp xã rất thiếu cán bộ. Không xã nào trong những xã đoàn đến điều tra, khảo sát có cán bộ xã chuyên trách về lâm nghiệp, và cũng không có cán bộ xã nào trả lời một cách nghiêm túc những câu hỏi về vấn đề lồng ghép giới trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình lâm nghiệp. Do thiếu cán bộ, chủ yếu hoạt động lâm nghiệp của các xã dựa vào già làng, trưởng thôn và theo cơ chế thông tin một chiều. Đại diện của huyện ở cấp xã rất ít, mối liên lạc giữa bà con với cán bộ nông lâm nghiệp huyện và xã rất hạn chế, và thông thường chỉ thông qua các cuộc họp do cán bộ huyện triệu tập các lãnh đạo xã, già làng hay thỉnh thoảng thì có đại diện của hộ gia đình. Những cuộc họp này thông thường chỉ nhằm mục đích thông báo một quyết định, thông tin nào đó của cấp trên chứ không có tính chất trao đổi thảo luận. Các cơ quan địa phương ít được tham gia vào quá trình lập kế hoạch và thực hiện các chương trình, trong đó có cả Hội phụ nữ (một trong những tổ chức xã hội hoạt động tích cực nhất). Các chương trình chính sách phải thực hiện thường được “dội” từ trên xuống. Điều này đem lại hậu quả là các chương trình thường không phù hợp với những đặc trưng, điều kiện của địa bàn, đặc biệt là địa bàn xã, nơi phụ nữ rất ít có cơ hội nắm bắt thông tin và tham gia tập huấn (Chị em chỉ mới chiếm chưa đầy 20% số ngưòi được tập huấn trong các chương trình tập huấn về lâm nghiệp). Có nghĩa là nội dung của chương trình, chính sách có thể không đáp ứng được nhu cầu, yêu cầu thiết thực của chị em, và thâm chí không có tác dụng gì đối với đời sống của họ. Và cách tiếp cận một chiều như vậy rất khó đảm bảo rằng phụ nữ được tham gia vào các quá trình lập kế hoạch cho các hoạt động lâm nghiệp.

Khi các cán bộ nhà nước xuống xã, thông thường nếu cần họ chỉ gặp người đàn ông trong gia đình, mặc dù đối với một số dân tộc như M’nông và Êđê, phụ nữ có vai trò quyết định các hoạt động của gia đình. Cả phụ nữ và nam giới ở Krông Pa đều nói vai trò phụ nữ M’nông và Êđê đang bị suy giảm vì cán bộ nhà nước quen liên lạc với đàn ông hơn là với phụ nữ. Ngoài ra, có một lý do nữa để cán bộ nhà nước ít làm việc với

chị em người dân tộc, là chị em ít biết tiếng Kinh, trong khi đó cán bộ nhà nước lại rất ít người biết tiếng dân tộc.

Một phần của tài liệu kết quả nghiên cứu tham vấn hiện trường các vấn đề về giới trong lâm nghiệp (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)