2. Dư nợ theo thành phần KT 594 803 990 1.111 1
3.2.3. Nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam
nông thôn Quảng Nam
Năng lực tài chính của một đơn vị thể hiện ở vốn điều lệ và khả năng tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận thu được hàng năm của các NHTM. Tăng trưởng lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các NHTM, do vậy cần phải quan tâm đến việc đầu tư có hiệu quả, khai thác triệt để mọi nguồn thu, nếu không quan tâm đến năng lực tài chính thì độ an toàn của NHTM sẽ thấp, nhất là khi nguồn thu của các NHTM nói chung và NHNo&PTNT Quảng Nam nói riêng hiện nay vẫn chủ yếu là thu từ hoạt động tín dụng. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính là một trong những giải pháp quan trọng nhất, nó quyết định qui mô, độ an toàn, sức cạnh tranh và một phần hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Để nâng cao năng lực tài chính nhằm đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, phát triển dịch vụ ngân hàng cần phải thực hiện những giải pháp cụ thể sau:
* Giải pháp về công tác nguồn vốn:
- Toàn chi nhánh phải luôn xác định công tác nguồn vốn là trọng tâm, nền tảng để mở rộng kinh doanh nên cần chủ động đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, hướng tới mở rộng khách hàng, tích cực khai thác nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ dự án của các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức kinh tế, xã hội, mở rộng các hình thức thanh toán qua Ngân hàng nhằm thu hút nguồn vốn rẻ.
- Đẩy mạnh các hình thức huy động vốn với nhiều loại kỳ hạn, lãi suất linh hoạt, phù hợp với thị trường; đồng thời có chính sách khen thưởng cho các chi nhánh có thành tích cao trong công tác huy động vốn.
- Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến mãi, gắn với chủ trương quảng bá thương hiệu và văn hoá doanh nghiệp như: treo băng rôn trước cơ quan, thông tin trên đài truyền thanh huyện, thị xã, thị trấn, tổ chức xe lưu động tuyên truyền quảng cáo tại khu dân cư tập trung, phát tờ rơi; tài trợ các hoạt động văn hoá, thể thao trên địa bàn để hình ảnh của NHNo&PTNT đến với công chúng.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển hướng đầu tư, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án có hiệu quả kinh tế theo thứ tự ưu tiên và chọn lọc khách hàng: hộ sản xuất và kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa; lấy nông nghiệp, nông thôn là địa bàn chính để phục vụ và phát triển kinh doanh; tiếp tục cơ cấu lại nợ và xử lý nợ đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước đã và đang làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ.
- Tăng cường công tác quản lý tín dụng; chấn chỉnh lại tình trạng gia hạn, định kỳ hạn nợ tuỳ tiện nhằm che dấu thực trạng nợ quá hạn; có biện pháp quản lý tốt các hình thức tín dụng (cho vay, bão lãnh, chiết khấu, mở L/C, gắn với ký quỹ và khả năng cân đối được nguồn vốn…).
- Rà soát, phân tích, đánh giá từng khoản vay, từng nhóm khách hàng, các thiếu sót trong quy trình tín dụng cần được bổ sung, hoàn thiện, xác định khả năng thu nợ, thu lãi từng khoản vay.
- Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành phân loại nợ theo chế độ quy định tại các chi nhánh NHNo&PTNT phụ thuộc, phản ánh đúng thực trạng tín dụng, tránh việc trích lập dự phòng rủi ro cao và tập trung vào một thời điểm làm biến động lớn đến tài chính.
- Thành lập đoàn công tác tăng cường về các ngân hàng cơ sở giúp các doanh nghiệp và địa phương xây dựng các dự án, phương án vừa và nhỏ đầu tư phát triển kinh tế làm cơ sở để ngân hàng thẩm định và cho vay, góp phần phát triển kinh tế địa phương và xây dựng nông thôn mới.
* Giải pháp về công tác tài chính:
- Nâng cao năng lực tài chính từ các chi nhánh ngân hàng cơ sở đến Hội sở tỉnh, trên cơ sở khơi tăng các nguồn thu, đảm bảo thu lãi đạt từ 95% trở lên (trong khi hoạt động kinh doanh tín dụng vẫn còn là nguồn thu nhập chính) đối với các khoản cho vay, thu nợ tồn đọng, thu hồi nợ đã xử lý rủi ro để tăng thu nhập bất thường, mở rộng các loại hình dịch vụ nhằm tăng tỷ trọng nguồn thu ngoài tín dụng, đảm bảo lãi suất đầu vào, đầu ra chênh lệch tối thiểu 0,4% tháng. Tiết kiệm triệt để các khoản chi phí khác và không mua sắm trang bị các tài sản, công cụ chưa thật cần thiết cho hoạt động kinh doanh, nhưng cũng không vì ngại trang bị (khi xét thấy cần thiết) mà làm cho hoạt động kinh doanh từng ngân hàng cơ sở, văn minh công sở bị tụt hậu trước NHTM khác.
- Điều hành lãi suất theo quan hệ cung cầu thị trường, áp dụng lãi suất huy động tối đa và lãi suất cho vay tối thiểu đối với các địa bàn không có cạnh tranh và lãi suất hợp lý tại các địa bàn có cạnh tranh nhằm đảm bảo kế hoạch tài chính.
- Phân tích tài chính hàng quý, kịp thời đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Phát hiện sớm các vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả kinh doanh để điều chỉnh kịp thời.
- Tiếp tục đề nghị Trụ sở chính bố trí vốn đầu tư xây dựng mới ngân hàng cơ sở đã hết khấu hao và lạc hậu, các ngân hàng cơ sở tại huyện mới thành lập, các phòng giao dịch tại các vùng xây dựng công trình thuỷ điện, cửa khẩu; trang bị ô tô vận chuyển hàng đặc biệt cho các ngân hàng cơ sở chưa có nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh, giữ vững thị trường, vị thế ngân hàng thương mại hạng I trên địa bàn.