Theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam pot (Trang 25 - 27)

hàng

1.035 1.092 1.234 1.300 1.547

- Tiền gửi của dân cư 240 361 454 574 875

Tỷ trọng (%) 23,18 33,05 36,79 44,15 56,81

- Tiền gửi của tổ chức kinh tế 100 97 103 177 218

Tỷ trọng (%) 10,04 8,88 36,70 13,60 14,09

- Tiền gửi kho bạc nhà nước 691 634 677 549 450

Tỷ trọng (%) 66,78 58,07 26,51 42,25 29,10

*Tăng trưởng nguồn vốn % 5,00 13,00 5,34 19,00

*Tăng trưởng NV so với năm 2001

5,50 19,22 25,7 49,46

Khi mới thành lập cuối năm 1996, NHNo&PTNT Quảng Nam đã nhận bàn giao với tổng nguồn vốn huy động 43,5 tỷ đồng, đến 31/12/2005 tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Quảng Nam tăng lên tới 1.547 tỷ đồng gấp 35,56 lần so với năm 1996.

Số liệu từ bảng 2.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng và cơ cấu vốn huy động từ năm 2001đến năm 2005 của NHNo&PTNT Quảng Nam rất khả quan. Năm 2001, tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Quảng Nam mới đạt 1.035 tỷ đồng, đến cuối năm 2005 đã lên tới 1.547 tỷ đồng, tăng 49,46% so với năm 2001. Không chỉ tăng nhanh về số lượng mà cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo hướng tích cực, tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn tăng lên đáng kể, từ 22,81% năm 2001 đến năm 2005, chiếm 56,37% trong tổng nguồn vốn.

Cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo hướng tích cực, thể hiện: Nguồn vốn không kỳ hạn có xu hướng giảm dần, từ 799 tỷ năm 2001 (tỷ trọng 77,19%) đến cuối năm 2005 còn 675 tỷ và chiếm 43,63% trong tổng nguồn vốn. Trong khi đó ngồn vốn có kỳ hạn tăng lên đáng kể, năm 2001 là 236 tỷ, đến năm 2005 đạt 872 tỷ, tăng gấp 3,69 lần và chiếm 56,81% trong tổng nguồn vốn.

Với mạng lưới hoạt động rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, NHNo&PTNT Quảng Nam có lợi thế hơn so với các NHTM khác trên địa bàn trong công tác huy động vốn. Trong thời gian qua, các chi nhánh đã làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá hoạt động ngân hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, chi nhánh đã tiếp cận được các Ban quản lý dự án để huy động các nguồn tiền gửi tạm thời nhàn rỗi trong dân cư thông qua việc đền bù, giải toả hoặc chuyển nhượng đất, nhờ vậy nguồn vốn huy động từ dân cư tăng dần qua các năm, làm thay đổi nguồn vốn theo hướng tích cực.

Nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế không tăng do hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiệu quả hoạt động chưa cao, vốn thanh toán trên tài khoản ngân hàng còn hạn chế.

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động bình quân giai đoạn 2001- 2005 là: 10,57% là chưa cao. Tuy nhiên, trong điều kiện của một tỉnh nghèo, thu nhập của dân cư còn thấp thì tốc độ tăng tưởng trên là một kết quả khá, chi nhánh từ chỗ dựa vào nguồn vốn điều hoà của NHNo&PTNT Việt Nam, đến nay cơ bản đã tự lực được nguồn vốn, chủ động đầu tư vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn. Để có kết quả như vậy trong công tác huy động vốn, NHNo&PTNT Quảng Nam đã thực hiện chính sách huy động với lãi suất hợp lý và quà tặng hấp dẫn nên nguồn vốn qua các năm tăng trưởng khá, theo hướng ổn định.

2.1.2.2. Nghiệp vụ cho vay

a. Nghiệp vụ tín dụng

Cho vay là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các NHTM nói chung và NHNo&PTNT Quảng Nam nói riêng. Trong những năm qua, NHNo&PTNT Quảng Nam luôn chú trọng đến công tác tín dụng, đầu tư vốn cho tất cả các thành phần kinh tế, tăng trưởng dư nợ bình quân trên 20%.

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu dư nợ của

NHNo&PTNT Quảng Nam

ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng dư nợ 594 803 990 1.111 1.354 1.Dư nợ theo thời hạn cho vay 594 803 990 1.111 1.354

- Dư nợ ngắn hạn 353 506 661 774 941

Tỷ trọng ( %) 59,50 63,02 66,77 69,67 66,49

- Dư nợ trung - dài hạn 241 297 329 337 413

Tỷ trọng (%) 40,50 36,98 33,23 30,33 33,51

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam pot (Trang 25 - 27)