2. Dư nợ theo thành phần KT 594 803 990 1.111 1
3.1.1. Dự báo xu thế phát triển dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam
Trong những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhờ đó nền kinh tế, tài chính tiền tệ Việt Nam đã thực sự đổi mới. Trong những năm tới đây, nước ta sẽ đẩy mạnh hội nhập vào nền kinh tế thế giới, cải cách cơ chế quản lý theo hướng tự do thương mại, tự do hoá tài chính. Phù hợp với xu hướng đó, nhu cầu về sử dụng dịch vụ ngân hàng dự báo sẽ phát triển nhanh. Thực tế cũng cho thấy, nhu cầu dịch vụ ngân hàng những năm gần đây đã ngày một tăng, đặc biệt là ở thành thị. Nhu cầu đó gắn liền với quá trình ra đời với tốc độ nhanh chóng của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế, cũng như quá trình chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, nhất là nhu cầu về giao dịch cổ phiếu, tư vấn đầu tư, thuê mua tài chính, quản lý nợ…Sự xuất hiện ngày càng nhiều hơn các doanh nghiệp nước ngoài trong nền kinh tế cũng là chất xúc tác, thúc đẩy sự ra đời và phát triển nhanh chóng nhu cầu thị trường về các dịch vụ tài chính, nhất là dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ rút tiền tự động, dịch vụ kiều hối…Như vậy, thị trường dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam thời gian tới là thị trường đầy tiềm năng, sẵn sàng đón nhận những nguồn cung ứng mới trên thị trường. Dự báo các dịch vụ tài chính sẽ ngày trở nên đa dạng hơn, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong việc lựa chọn các dịch vụ tài chính phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, trong những năm sắp tới, dịch vụ ngân hàng sẽ là lĩnh vực cạnh tranh rất khốc liệt khi “vòng” bảo hộ cho ngân hàng thương mại trong nước không còn. Khi đã gia nhập WTO thì Việt Nam phải mở cửa cho các Ngân hàng nước ngoài vào hoạt động và đồng thời Việt Nam phải thực hiện mở cửa từng bước thị trường dịch vụ, loại bỏ căn bản các hạn chế tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng trong nước, các giới hạn hoạt động ngân hàng (quy mô, tổng số dịch vụ ngân hàng được phép...) đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài, đối xử với các tổ chức tín dụng nước ngoài theo nguyên tắc không phân biệt đối xử,
các nguyên tắc khác trong thoả thuận với các tổ chức kinh tế quốc tế. Trong xu thế toàn cầu hoá, xu thế cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn không những thị trường sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ thay đổi mà các NHTM cũng phải thay đổi. Đồng thời, môi trường kinh doanh được cải thiện theo hướng tạo sân chơi công bằng, bình đẳng cho tất cả các loại hình nên ngày càng có nhiều ngân hàng thương mại cổ phần trở nên lớn mạnh hơn, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào càng nhiều với các thế mạnh hơn hẳn về kinh nghiệm, về trình độ công nghệ và quản lý, về năng lực tài chính và đội ngũ cán bộ nên tương quan so sánh giữa NHNo&PTNT Việt Nam và NHTM khác sẽ thay đổi. Các ngân hàng nước ngoài sẽ tăng cường cạnh tranh gay gắt hơn trong nhiều lĩnh vực dịch vụ, do được mở rộng phạm vi hoạt động và do các ưu thế về cung cấp các sản phẩm mới như thẻ thanh toán, môi giới tài chính, quản lý tài sản...
Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đến gần, đang đặt ra cho hệ thống tài chính nói chung, hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam những thách thức lớn, sự xuất hiện của các tổ chức trung gian tài chính trong thị trường tài chính mỗi quốc gia là không tránh khỏi và cần phải được đón nhận, bởi đó là xu hướng tất yếu của sự phát triển kinh tế trong điều kiện hiện nay. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, các hoạt động dịch vụ nói chung, dịch vụ tiền tệ tài chính nói riêng sẽ ra đời và ngày càng tăng lên.
Thực tế cho thấy, các Ngân hàng thương mại còn chưa chú tâm đến tiếp cận thị trường dịch vụ. Các hoạt động kinh doanh truyền thống như cho vay còn chiếm ưu thế với lý do là bản thân ngân hàng còn yếu kém nhiều mặt, trong khi đó muốn chuyển sang kinh doanh các hoạt động dịch vụ hiện đại phải đầu tư công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ cán bộ…
Song, cũng không thể phủ nhận một điều là chính sự yếu kém trong quản lý cho vay đã đẩy các ngân hàng thương mại đứng trước nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thì phát triển phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại bên cạnh dịch vụ truyền thống là xu hướng hợp lý. Như vậy chính thực trạng của các ngân hàng thương mại hiện nay đang đặt ra nhu cầu cấp bách phải mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng.