- Thạch Lam) là con người của thế giới nội tâm, cảm giác tinh tế của cuộc sống bình thường mà nên thơ Huấn Cao (Chữ người tử tù), Nguyễn (Nhà Nguyễn), Bạch
HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT GIÀ UÝ NGHĨA NHẬN THỨC VÀ ĐẬM CHẤT TỰ TRUYỆN, BI KỊCH
VÀ ĐẬM CHẤT TỰ TRUYỆN, BI KỊCH
3.1. Một yêu cầu mang tính thời đại và đầy thách thức: nhà văn tự viết về mình và giới mình
Một trong những chức năng của văn học là nhận thức, phản ánh đời sống. Qua văn học, con người nhận thức thế giới khách quan, nhận thức hiện thực cuộc sống, nhận thức những vấn đề xã hội và nhân sinh, cũng như nhận thức tính cách, tâm hồn mình. Văn xuôi, với những đặc trưng riêng, là hình thức nghệ thuật có khả năng chuyển tải đầy đủ những tư tưởng, những thông điệp mà nhà văn gửi gắm cho cuộc đời và con người, cũng như phản ánh sự nhận thức và tự nhận thức của nhà văn về con người và cuộc sống.
Thiên chức của nhà văn là nhận thức và mô tả cuộc sống, con người trong thời đại mình bằng nghệ thuật ngôn từ. Văn học Việt Nam hiện đại có nhiệm vụ nhận thức và mô tả - bằng văn xuôi nghệ thuật - cuộc sống, con người hiện đại trong một thế kỉ đầy những biến động lớn lao của lịch sử và của tâm hồn.
Nhưng nhận thức, phản ánh những vấn đề gì, bằng cách nào? Câu hỏi này đặt ra yêu cầu lựa chọn đối với nhà văn. Sự lựa chọn ấy dĩ nhiên không chỉ là chuyện riêng của người cầm bút mà còn là sự gợi ý – thậm chí, sựđòi hỏi thúc bách – của thời đại. Ở chương 1, luận văn đã xác định vị trí của người trí thức trong đời sống của đất nước, xã hội thời hiện đại. Xin nhắc lại ở đây luận điểm này: “Người trí thức trở thành khách thể của sự sáng tạo văn học, được miêu tả trong sự vận động của từng giai đoạn
lịch sử, của đời sống xã hội và trong sự vận động của đời sống nội tâm cá nhân. Nhận lấy thiên chức xã hội cao cả, họ đạt rất nhiều vinh quang và thành tựu, nhưng bên cạnh đó, họ cũng vấp phải những thất bại, đắng cay. Họ sống, suy nghĩ, hành động, yêu, ghét,… phức tạp và sâu sắc. Con người và đời sống nội tâm của trí thức là mảnh
đất màu mỡ cho văn học, mà qua đó, con người khám phá và nhận thức hiện thực cuộc sống, hiện thực tâm hồn mình với những chiêm nghiệm thấu đáo, minh triết.” [Chương 1, tr.38].
Ở đây, văn học đúng là “nhân học” với ý nghĩa rằng: văn học có ưu thế và có nhiệm vụ mang lại cái nhìn hướng vào thế giới tinh thần, vào “cõi thầm kín” của con người. Ở đâu, và thuộc về hạng người nào, thế giới ấy càng phức tạp, phong phú thì văn học càng cần phải đào sâu, tìm tòi, khám phá và thể hiện. Hơn đâu hết, ở người trí thức - nghệ sĩ, trong cuộc sống thời hiện đại, cái tôi cá nhân và vấn đề bản thể trở thành một đòi hỏi gắt gao, một vấn đề sống còn. Họ hào hứng và nhẫn nại, kiêu hãnh và đôi khi mặc cảm trong hành trình “tôi đi tìm tôi”, hoặc, “đi tìm cái tôi đã mất”.
Điều đó cho thấy nhà văn, trong cốt cách của người trí thức - nghệ sĩ, viết về mình và giới mình là một yêu cầu của thời đại – một yêu cầu đầy tính thách thức.
Bởi vậy, nhân vật trí thức trong văn xuôi Việt Nam hiện đại là những hình tượng giàu ý nghĩa nhận thức và đậm chất tự truyện, bi kịch. Từ loại hình tượng nhân vật này, nhà văn có nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi để bày tỏ những quan niệm, những trải nghiệm sâu sắc trong cuộc đời với những vinh quang và những cay đắng của tầng lớp trí thức và đặt ra bao nhiêu vấn đề trở trăn trong cuộc sống.
3.2. Sự thể hiện những hình tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa nhận thức
Cốt truyện là hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ và phát triển tính cách nhân vật. Ở mỗi giai đoạn văn học, cốt truyện trải qua những chặng đường phát triển khác nhau. Nó thể hiện tư duy nghệ thuật của nhà văn trong từng giai đoạn. Người viết truyện xây dựng cốt truyện để khắc họa tính cách nhân vật theo ý đồ nghệ thuật. Bởi vì “Các cốt truyện tạo ra một trường hành động cho các nhân vật và do đó cho phép tác giả bộc lộ và lí giải tính cách của chúng. Nhờ cốt truyện mà nhà văn thường tái hiện được sự hình thành của các nhân vật” [114, tr.231]. Sự vận động của cốt truyện là sợi dây liên kết các mối quan hệ của nhân vật, tổ chức, sắp xếp các sự việc diễn ra, qua đó, nhân vật bộc lộ tính cách và tư tưởng của tác phẩm.
Cùng với cốt truyện, tình huống truyện là một yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm tự sự hiện đại. Nó là cái khoảnh khắc đặc biệt, là tình thế mà khi đặt nhân vật vào đó, các khía cạnh của tính cách, quan hệđược bộc lộ, giúp nhà văn thực hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Tình huống truyện, vì vậy, thường đánh thức nhu cầu nhận thức của người đọc, mang giá trị nhận thức cao. Chẳng hạn tình huống một “chiếc thuyền ngoài xa” được kéo gần lại, nhìn trực diện vào số phận của những con người sống trên chiếc thuyền ấy vào một ngày giông bão đã mang lại bao nhiêu nhận thức mới mẻ bất ngờ, phản tỉnh cho người nghệ sĩ báo ảnh tài hoa (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu).
Nhà văn hiện đại Việt Nam, khi viết về người trí thức, thường khai thác những cốt truyện, tình huống giàu ý nghĩa nhận thức. Điểm qua một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu ở một số chặng đường văn học, ta sẽ thấy rõ điều đó. Hãy lấy trường hợp Nam Cao là một ví dụ.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nam Cao là nhà văn đã sử dụng tài tình cốt truyện, tình huống giàu ý nghĩa nhận thức. Trong tác phẩm của mình, ông không đi tìm kiếm cốt truyện mà chủ yếu nêu ra những tình huống của đời sống, của hoàn cảnh,
đặc biệt là dạng tình huống nhận thức để đưa ra được những nhận xét, đánh giá xác đáng vềđời sống, đểđi sâu vào khám phá, lí giải thế giới tâm lí của con người.
Một truyện xú-vơ-nia, Truyện tình, Mua nhà, Trăng sáng, Đời thừa,… đều đặt nhân vật trước một tình huống nhận thức. Sau khi nhận thức được hoàn cảnh và quyết định một cách xử lí tình huống, nhân vật thường ân hận vì sự lựa chọn của mình. Sự ân hận bắt nguồn từ sự thất vọng khi nhận thức được sự thật. Điền (Trăng sáng) mơ mộng trong một đêm trăng khi nghĩ đến những tác phẩm của mình được những người thiếu phụ xinh đẹp, giàu có, nhàn nhã đọc và yêu mến. Nhưng tiếng vợ quát, tiếng con khóc đã kéo Điền trở về thực tại. Tình huống bất ngờ khiến nhân vật nhận thức được cuộc sống hiện tại tối tăm, bế tắc và nhận thức được chân lí của nghệ thuật: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể
chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Điền” [7, tập 1, tr.588].
Trong nhiều tác phẩm của mình, Nam Cao thường đặt nhân vật trước yêu cầu lựa chọn cách giải quyết, cách xử thế, cách giải thích,… khác nhau, mang giá trị nhận thức cao về hiện thực khách quan của xã hội và hiện thực tâm hồn của con người. Nhân vật của ông thường nhận thức, lựa chọn cách ứng xử trước tình huống rồi phủ nhận nó, rồi lại tiếp tục nhận thức, lựa chọn. Đây là một quá trình dai dẳng, quyết liệt ở cả bề mặt và chiều sâu trong đời sống tinh thần của nhân vật.
Thứ (Sống mòn) nhiều lần nhận ra mình bị Đích và Oanh lợi dụng, nhiều lần định nói thẳng rồi lại thôi. Sau đó, y lại hối hận, lại tự xỉ vả mình hèn yếu, cả nể, nhu nhược. Đứng trước những thông tin về vợ mình ở nhà quê, Thứ luôn phân vân tìm cách xử lí tình huống: tin – không tin, về - không về,… Y luôn bận tâm, day dứt, giày vò vì đã làm thế này mà không làm thế kia. Nam Cao luôn đặt nhân vật vào tình huống nhận
thức để xây dựng những hình tượng giàu ý nghĩa nhận thức: con người luôn phải vật lộn với hoàn cảnh và với chính bản thân mình để sống cho ra một con người.
Rõ ràng nhân vật trí thức trong Một truyện xú-vơ-nia, Truyện tình, Mua nhà, Trăng sáng, Đời thừa, Sống mòn,… đã được Nam Cao đặt vào các tình huống giàu ý nghĩa nhận thức một cách rất nghệ thuật.
Hơn thế, cốt truyện, tình huống giàu ý nghĩa nhận thức vừa giúp thể hiện cuộc hành trình tư tưởng của cá nhân nhà văn, vừa thể hiện cách nhận thức của nhân vật về bản thân và xã hội. Ta có thể dễ bắt gặp loại cốt truyện này ở những tác phẩm viết về người trí thức sau năm 1975: Bức tranh, Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn Kháng), Gặp gỡ cuối năm (Nguyễn Khải),… Người họa sĩ (Bức tranh - Nguyễn Minh Châu) đối mặt với tình huống trớ trêu: anh thợ cắt tóc chính là người lính thồ tranh ở chiến trường năm xưa, cũng là người mẫu trong bức tranh “Anh giải phóng quân”. Lo sợ, hoảng hốt, ông nhiều lần trốn tránh những cuộc gặp gỡ, nhưng không hiểu sao ông ta vẫn đến cái quán cắt tóc nhỏấy. Để rồi, trong khi hớt tóc, ông tưởng tượng ra những tình huống đối thoại (mà thật ra là độc thoại nội tâm) giữa ông và người thợ. Trong tình huống đó, ông ra sức biện minh, giải thích cho hành động thất hứa của mình, và tự mâu thuẫn với những lời biện minh đó. Sau những tình huống như vậy, người họa sĩ nhận ra lỗi lầm, và nhận thức được bản chất của con người mình (cũng như của con người nói chung): hai mặt tốt - xấu, rồng phượng - rắn rết, thiên thần – ác quỷ tồn tại trong cùng một con người. Làm người, ai cũng có lỗi lầm, quan trọng là có nhận thức được lỗi lầm và có biết cách sửa chữa lỗi lầm đó hay không.
Anh phóng viên Phùng (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) lại trải qua một tình huống lạ lùng, nghịch cảnh. Anh chứng kiến cảnh người chồng vũ phu, đánh
đập vợ mình dã man, tàn nhẫn, còn người vợ lại chịu đựng, chấp nhận những trận đòn đó. Đằng sau cái nghịch cảnh lạ lùng đó là lí do sâu xa: những người đàn bà sống trên thuyền không thể thiếu chỗ dựa là người đàn ông, người vợ cần chỗ dựa vững chắc cho cuộc sống của gia đình và cho các con, nên hiểu được tâm tư, nỗi khổ của người chồng; còn người chồng đánh vợ chỉđể giải toả nỗi ức chế vì cuộc sống nghèo khổ triền miên. Tình huống đó đã khiến Phùng thay đổi quan điểm vềđối tượng nghệ thuật, về cái nhìn nghệ thuật, như Nam Cao đã từng cay đắng nhận ra: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối…”.
Sáng tạo những cốt truyện, tình huống giàu ý nghĩa nhận thức trong những tác phẩm viết về người trí thức, nhà văn dụng tâm đặt nhân vật trước những tình huống, hoàn cảnh đặc biệt, để rồi qua sự lựa chọn, tìm kiếm cách giải quyết, nhân vật tự nói lên nhận thức của mình về cuộc sống và con người, tự bộc lộ nhận thức về bản chất, tính cách, tâm hồn của chính mình và của tầng lớp mình.
3.2.2. Nhân vật giàu ý nghĩa nhận thức
Tô Hoài đã từng quả quyết, rằng, nhân vật là nơi tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một tác phẩm văn học.
Đúng như vậy. Tác giả Dế mèn phiêu lưu kí, Chiều chiều,… đã không quá lời. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về cuộc đời, đóng vai trò không nhỏ trong việc thể hiện tư duy nghệ thuật của nhà văn và chủđề tư tưởng của tác phẩm. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn đi sâu khám phá số phận của con người: phần thẳm sâu trong tâm hồn và ý thức của mỗi con người, bi kịch giữa lí tưởng - thực tế, giữa cao cả - thấp hèn, giữa nhân bản - phi nhân bản,… Và, khi nhân vật sống dậy trong tác phẩm, nhà văn qua nhân vật của mình, đã tạo ra một thứ quyền năng mới:
“Nhà văn sáng tạo ra nhân vật để đánh mất ta trong chúng, nhưng một mặt lại sai khiến chúng trong ta” [Francois Regis Bastite; dẫn theo 20, tr.649].
Do những đặc điểm riêng, nhân vật trí thức được thể hiện trong tác phẩm là những nhân vật giàu ý nghĩa nhận thức. Thông qua nhân vật, nhà văn thể hiện sự nhận thức và tự nhận thức về vai trò xã hội và những số phận cá nhân, bi kịch tinh thần của tầng lớp trí thức. Mỗi nhân vật là sự nhận thức của nhà văn về cuộc đời và con người. Hình tượng nhân vật được khám phá trong mối tương quan với hoàn cảnh xã hội và mối tương quan trong nội tại bản thân nhân vật. Nó phản ánh tư tưởng và nhận thức của nhà văn, khơi gợi sự nhận thức của người đọc, làm nổi bật chức năng nhận thức của văn học. Khi tiếp nhận tác phẩm, người đọc tìm thấy ở nhân vật sự nhận thức của con người về cuộc sống, từ đó, người đọc có nhận thức sâu xa, rộng mở hơn về tâm hồn mình và thế giới xung quanh. B.Brêch cho rằng: “Các nhân vật của tác phẩm nghệ
thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống, mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả” [Dẫn theo 114, tr.210].
Tuy nhiên, cách xây dựng nhân vật trí thức văn nghệ sĩ của các nhà văn Việt Nam hiện đại, ở từng giai đoạn, thuộc từng trào lưu văn học, có khác nhau.
Nhân vật trí thức trong văn học lãng mạn đầu thế kỉ XX – Cách mạng tháng Tám năm 1945: Dũng (Đôi bạn, Đoạn tuyệt - Nhất Linh), Chương (Đời mưa gió - Nhất Linh, Khái Hưng), Duy (Con đường sáng – Hoàng Đạo), Nguyễn (Nhà Nguyễn),
Bạch (Thiếu quê hương - Nguyễn Tuân),… giàu ý nghĩa nhận thức về tinh thần chống lễ giáo phong kiến và thói hư tật xấu trong xã hội, tinh thần cảm thông với nỗi lam lũ, cực khổ, bần cùng của người lao động, đề cao tự do cá nhân, thể hiện khát vọng dân tộc, dân chủ chủ yếu của tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Bên cạnh đó, những nhân vật trí thức này còn cho người đọc nhận thức được một thế giới nội tâm phong phú của con
người. Tuy nhiên, nhân vật trí thức trong văn học lãng mạn còn mang tính chất ảo tưởng, huyễn hoặc, xa rời hoàn cảnh, chưa nhận thức đúng bản chất xã hội và chưa đặt ra vấn đề giải phóng xã hội.
Nhân vật trí thức trong dòng văn học hiện thực biểu hiện được sự nhận thức sâu sắc về cuộc đời. Nhà văn đã cho người đọc nhận thức được nhiều trạng thái tâm lí tiêu biểu của người trí thức. Qua tâm lí nhân vật, người đọc nhận thức được hoàn cảnh xã hội Việt Nam thời kì này: Chiến tranh – Đói - Chết. Không khí xã hội nặng nề, u uất, số phận cá nhân bị đe doạ. Hoàn cảnh xã hội tác động sâu sắc lên những thân phận người. Không hề tô điểm, thi vị hóa đời sống và nhân vật, nhà văn Nam Cao đã khơi dậy sự nhận thức và tự nhận thức của nhân vật về chính mình, cũng như sự nhận thức, tự nhận thức của người đọc. Nhân vật trí thức của ông thường nghèo, và bị xô đẩy bởi nhiều cảnh ngộ. Trước những cảnh ngộ, những tình huống, nhân vật phải nhận thức được mình là ai, đang ở đâu, đang có trạng thái tâm lí như thế nào. Nhân vật phải tự nhận ra chính mình, tự phân tích, mổ xẻ, phê phán mình với nhiều sắc thái khác nhau, để giữ gìn phẩm chất, nhân cách trong sự xô đẩy nghiệt ngã của hoàn cảnh.
Điền (Trăng sáng) sau những phút giây mơ mộng hão huyền, huyễn hoặc về tác phẩm của mình, đã tự mình đút rút ra chân lí nghệ thuật. Qua nhân vật, nhà văn thể hiện và người đọc nhận thức được chức năng đích thực của văn chương: vì con người.