Ước muốn “nhận đường” và “lột xác”

Một phần của tài liệu Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại (Trang 49 - 51)

- Thạch Lam) là con người của thế giới nội tâm, cảm giác tinh tế của cuộc sống bình thường mà nên thơ Huấn Cao (Chữ người tử tù), Nguyễn (Nhà Nguyễn), Bạch

2.1.2.Ước muốn “nhận đường” và “lột xác”

Thấy được sự thay đổi lớn lao của dân tộc và quần chúng cách mạng, người trí thức cũng thấy được những thay đổi sâu xa trong tâm hồn mình, đúng như Tố Hữu nói 10 năm trước: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, Mặt trời chân lí chói qua tim” (T y).

Chưa khi nào, tinh thần dân tộc và lòng yêu nước lại trỗi dậy mạnh mẽ đến thế, trách nhiệm công dân và khao khát tự do lại rõ ràng đến thế. Người trí thức đi theo tiếng gọi của dân tộc, của Đảng, hòa mình vào cuộc kháng chiến, hòa mình vào nhân dân, trở thành “người thư kí trung thành củathời đại”. Trước kia, tự phụ vào vốn kiến thức và tâm hồn phức tạp, trí thức nhìn người nông dân “chân lấm tay bùn” nếu không phải với thái độ kẻ cả của người bề trên, thì cũng là thái độ ít nhiều xa cách. Giờ đây, “cố tìm mà hiểu”, người trí thức đã nhận ra ở những người nông dân chân chất, mộc mạc, nhỏ bé, thậm chí nhếch nhác, hèn mọn,… một tấm lòng hồn hậu đối với đất nước cùng những phẩm chất đẹp đẽ, những ưu điểm nổi bật. Từ thay đổi cách nhìn dẫn đến sự thay đổi cách sống. Nhân vật Độ (Đôi mt) của Nam Cao đã rất thành khẩn, thiết tha trong việc thay đổi cách nhìn và lối sống như thế.

Độ là hình tượng một nhà văn mới – nhà văn của nhân dân, là hình ảnh của một nền văn nghệ mới - nền văn nghệ nhân dân. Trong kháng chiến sinh tử, những nhà văn như Nam Cao, như những nhân vật lí tưởng trong trang sách, họ luôn ao ước cây bút của mình trở thành cây súng, “muốn vứt cả bút đi để cầm súng”, vì “Tất cả con dân nước Việt Nam lúc này chỉ muốn cầm súng mà đi ra trận” . Và họ, lòng dặn lòng

Hội (V b - Nguyễn Đình Thi) mang dáng dấp của anh giáo Thứ trong Sng mòn

(Nam Cao) nhưng đã có những suy nghĩ tích cực và biến suy nghĩ thành hành động. Là một thầy giáo tận tâm, anh đem hết sức lực, tâm trí để đào tạo lớp trẻ con – tương lai của đất nước. Dạy học cũng là yêu nước. Khi trường Bạch Mai đóng cửa, anh lâm vào tình trạng thất nghiệp, bị dồn vào bước đường cùng. Hội trải qua những cơn suy nghĩ miên man, thấy mình thừa thãi, vô dụng: “Hội có óc, có tay. Hội không lười nhác gì, khi có công việc, Hội làm như tự giết mình, chỉ mong kiếm được cái sống, miếng cơm manh áo cho hai đứa con, cho gia đình, vậy mà lúc này phải bó tay!” [130, tập 1, tr.624]. Trí não Hội luôn căng thẳng và lồng lên những câu hỏi: “Làm gì, mình phải làm gì bây giờ?” [130, tập 1, tr.624]. Trải qua nhiều sự dằn vặt, Hội đã đi đến một quyết định: viết văn. Noi gương Khắc, Hội đi theo cách mạng, trở thành người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. “Có lẽ nếu phải đi lăn lộn, cầm súng cầm gươm thì Hội chỉ làm vướng cho cách mạng. Nhưng nếu cầm bút thì Hội có thể làm được” [130, tập 2, tr.337]. Tư tưởng anh có sự chuyển biến mạnh mẽ. Đến với cách mạng, Hội đã từ bỏ được con người do dự, chần chừ.

Không trực tiếp cầm súng chiến đấu, nhưng người trí thức văn nghệ sĩ đã dùng cây bút của mình như một vũ khí sắc bén trên mặt trận văn hóa, văn học, góp phần phục vụ cách mạng và nhân dân.

Dù thức tỉnh, thức nhận được vai trò của mình với đất nước, với lịch sử, nhưng con đường đến với cách mạng, với quần chúng không dễ dàng gì với người trí thức. Trong họ diễn ra cuộc dày vò, đấu tranh giữa con người cũ và con người mới. Cái tôi lãng mạn và chất nghệ sĩ bị kềm nén thỉnh thoảng lại trỗi dậy, họđôi lúc lại muốn vứt bỏ tất cả để trở về với con người cũ và thiên chức sáng tạo cái đẹp. “Vẫn còn những lúc thằng nghệ sĩ cũ trong tôi vùng dậy. Tôi chợt thấy buồn rầu vì luôn mấy năm nay không viết được một tác phẩm nào khiến cho các bạn tôi nhắc nhở… Bao giờ đây, cuốn tiểu thuyết lớn, không mấy đêm tôi không nghĩ đến, luôn mấy năm nay?” [9,

tr.370]. Nhưng, qua những trở trăn, day dứt, giằng xé, họ phải có sự lựa chọn đúng đắn cho cuộc đời và nghệ thuật của mình. Nếu như ngày trước, người nghệ sĩ viết văn để người ta biết đến tên tuổi, ao ước tạo được những tác phẩm để đời, thì giờ đây, họ lại mong ước “có một tờ báo nhỏ, hợp trình độ của người mới biết đọc, nghĩa là với số đông” [9, tr.370]. Con người trí thức tiểu tư sản mềm yếu, ủy mị, thiếu thực tế, dễ dao động đã tự “lột xác”, cải tạo mình, thành người cán bộ cách mạng gần gũi với quần chúng: Thanh (Cơn bão đã đến – Nguyên Hồng), Hội (V b - Nguyễn Đình Thi), Trần Văn (Sng mãi vi thđô - Nguyễn Huy Tưởng),... Nghệ thuật phải đi vào cuộc đời thực, phải phản ánh được hiện thực cách mạng, phải xây dựng được hình tượng của con người Việt Nam anh hùng, bất khuất trong máu lửa.

Một phần của tài liệu Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại (Trang 49 - 51)