Vươn mình thành những trí thức chiến sĩ

Một phần của tài liệu Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại (Trang 51 - 98)

- Thạch Lam) là con người của thế giới nội tâm, cảm giác tinh tế của cuộc sống bình thường mà nên thơ Huấn Cao (Chữ người tử tù), Nguyễn (Nhà Nguyễn), Bạch

2.1.3.Vươn mình thành những trí thức chiến sĩ

Khi đã xác định được lí tưởng cho đời người và nghệ thuật, người trí thức tận tâm với lí tưởng đó. Họ mang trong lòng ngọn lửa của khát vọng sống và cống hiến. Cuộc sống thật sự có ý nghĩa khi mình biết mình là ai, mình đang làm gì ở cuộc đời này. Họ yêu nghề, trăn trở với nghề và khát khao cống hiến như những nhân vật trí thức văn nghệ sĩ giai đoạn đầu thế kỉ XX – 1945, có khác chăng, ý thức về nghề đã gắn với ý thức dân tộc.

Trong “V b”, Nguyễn Đình Thi đã xây dựng khá thành công hình ảnh hàng loạt nhân vật trí thức có lí tưởng nghề nghiệp đẹp đẽ và khát vọng cống hiến cho cách mạng, cho đất nước: Khắc, Tư, Hội, Toàn,... Sáng tạo và cống hiến luôn là khát khao cháy bỏng trong lòng người trí thức. Hội lên án những người viết văn mà không cần đến văn chương: “Họ chỉ cần tiền và chỉ chạy theo mốt, họăn cắp của các nhà văn nước ngoài, họ mạ lại những ý của người khác để lòe người không biết, họ viết quàng xiên những chuyện bịa đặt quái lạ, lấy sự li kỳđể câu người xem, chứ không biết nhìn vào sự thật hàng ngày, cái sự thật tầm thường nó đáng nói biết bao” [130, tập 2, tr.113]. Đó là

những kẻ không có thực tài và không có tư cách. Hội tự tin sẽđem đến cho văn học ta một cái gì khác. Anh sẽ viết những cuốn tiểu thuyết lớn về người dân quê Việt Nam - những người đang làm nên lịch sử.

Nhạc sĩ Toàn (V b - Nguyễn Đình Thi) thì ấp ủước mơ khám phá tiếng nói âm nhạc riêng của đất nước. Anh bắt tay vào đi tìm và ghi lại nhạc dân tộc cũ - những bài dân ca, những điệu hát ảđào, những vở chèo cổ. Anh làm việc với sự miệt mài và say mê, và với niềm an ủi khi bản thân không trực tiếp cầm súng chiến đấu.

Họa sĩ Tư (V b - Nguyễn Đình Thi) thật sự là tấm gương yêu nghề và nhân cách sáng đẹp của người trí thức. Anh không màng tới tiếng tăm, tiền bạc, dư luận. Bất cứ giá nào anh cũng không bán đi nghệ thuật của mình, anh không làm được như Thanh Tùng, vì bán nghệ thuật cũng chính là bán tâm hồn anh, là điều sỉ nhục đối với người nghệ sĩ chân chính. Tình yêu và sự sáng tạo, hai niềm vui trong sáng nhất của loài người, không thểđem đổi chác hay biến thành món hàng nhơ nhớp. Tưđã tìm được lí tưởng nghệ thuật: vẽ tranh phục vụ kháng chiến. Anh vẽ chị du kích trên một cái nền rừng núi, lá cờ đỏ sao vàng phấp phới trên đầu; một bà mẹđang ôm đầu vuốt mắt cho người đàn ông chết đói, bên cạnh có một cô gái áo cánh nâu, tay cầm khẩu súng vừa nhặt được trên bãi chiến trường còn ngổn ngang xác người, và vội vã sắp băng mình chạy lên phía trước. Tư vẽ với niềm vui tột cùng, những dòng nước mắt xúc động, những ý nghĩ như sóng bão cuộn đến. Tưđã để tất cả tâm huyết, nhiệt tình vào những bức tranh. Anh gục chết bên bức tranh vừa hoàn tất. Nhân vật trí thức của Nguyễn Đình Thi đã sống đẹp và chết đẹp. Cuộc đời họ là những nốt nhạc bổng trầm len lỏi vào hiện thực khốc liệt của cuộc chiến, đem lại sức cổ vũ lớn lao cho những trí thức ngoài đời thực, khích lệ lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, khát vọng cống hiến và sáng tạo của người nghệ sĩ.

Nhân vật trí thức trong văn học giai đoạn này, sau cuộc lột xác, nhận đường, qua những cuộc đấu tranh dằn vặt với con người cũ, đã một lòng sống, chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Trần Văn (Sng mãi vi th đô - Nguyễn Huy Tưởng) luôn trăn trở về lẽ sống và cái chết trong cuộc chiến đấu vì Tổ quốc. Anh lên án những kẻ ích kỷ, chỉ biết hưởng lạc khi cả nước đang một lòng vì cuộc chiến đấu: có những người Hà Nội suốt đời chỉ có một mục đích là cái bát phở buổi sáng. Trần Văn đã nhận rõ trách nhiệm cá nhân trong cộng đồng. Anh đã cùng ở lại với thủ đô, sống và chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất quê hương.

Thái Văn (Du chân người lính - Nguyễn Minh Châu), người nhạc sĩ - chiến sĩ, sáng tác nên những bài thơ mang phong cách độc đáo và đã trở thành lời của những bản nhạc có giá trị. Từng sống với bộ đội những ngày mới khởi nghĩa tháng Tám và kháng chiến toàn quốc, từng cầm súng chiến đấu và lăn lộn gần một trăm ngày đêm giữa Liên khu Một Hà Nội, những câu thơ hành quân của Thái Văn có tiếng trống và tiếng gầm của đại bác. Cuộc đời của Thái Văn là một cuộc hành quân qua các chiến dịch, chiến hào, những bài thơ cũng bắt đầu từ những cuộc hành quân gian khổ đó, thấm đẫm hơi thở của cuộc sống và hiện thực đấu tranh, nên nó dễ dàng đi vào lòng người, được đón nhận bằng những tình cảm yêu mến, trân trọng. Cùng âm hưởng với những nốt nhạc của Thái Văn, những dòng tự vấn của Lữ (Du chân người lính -

Nguyễn Minh Châu) là sự toàn tâm toàn ý của một anh trí thức trẻ, gác lại quãng đời thơ mộng để dấn thân vào chiến trận: “Tôi vẫn còn chưa thay đổi được dáng dấp một cậu học sinh non nớt hay suy nghĩ viển vông. Tôi đã được tham gia chiến đấu nhưng vẫn chưa được thử thách trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Tôi không muốn làm con chim bông lau, nhưng chưa thể trở thành con đại bàng có đôi cánh cứng có thể

một mình bay qua giông bão” [11, tr.387]. Trải qua những hoàn cảnh chiến đấu quyết liệt, Lữđã trưởng thành và đã hình thành một quan niệm về cuộc sống hết sức nghiêm

ngặt. Chưa bao giờ Lữ hình dung được mình có thể dùng răng cắn nát gáy một tên lính Mỹ. Trong một cuộc chiến đấu, để bảo vệ chiếc đài và cái ống tổ hợp – phương tiện liên lạc thông tin với đơn vị - Lữđã hi sinh.“Người chiến sĩ điện thanh ấy trước khi hi sinh còn ngẩng cao đầu lên một lần cuối cùng: Trên nền trời cao, rất cao và xanh, lá cờ đỏ mỗi lúc một thắm tươi đang bay, lá cờ mỗi lúc càng tiến dần đến trước mặt” [11, tr.496].

Người trí thức văn nghệ sĩ đã đổ máu cho đất nước với một niềm tin bất diệt vào độc lập, tự do. Trong loạn lạc, lửa đạn, họ vẫn thắp lên ngọn lửa đam mê của tình yêu nghệ thuật và ngọn lửa yêu nước của trái tim Việt Nam. Họ tìm kiếm, thể nghiệm một lẽ sống đẹp, và cuộc sống “tươi xanh” trộn hòa với “lửa cháy” đã giúp họ viết nên những “Bài thơ về hạnh phúc” cho chính mình, cho những người thân yêu của mình và cho cả cuộc đời.

Như vậy, hình tượng người trí thức, cũng như hình tượng người nông dân, người công nhân, hình tượng người lính, hình tượng các anh hùng, lãnh tụ,… khi đi vào văn xuôi, thường là sự kết tinh những phẩm chất cao đẹp của thời đại, dân tộc.

Đó là hình tượng người trí thức trong cái nhìn sử thi của văn xuôi nghệ thuật 1945 - 1975, khác với hình tượng người trí thức trong cái nhìn tiểu thuyết mà luận văn sẽđề cập đến dưới đây.

2.2. Những mẫu người giàu kiêu hãnh và mặc cảm trong ý thức sâu xa về nhân cách, về bản thể qua cái nhìn tiểu thuyết của văn xuôi Việt Nam hiện đại (trước 1945, sau 1975)

2.2.1.1. Kiêu hãnh yêu, tôn th, khát khao sáng to cái đẹp, tha thiết vi hoài bão, lí tưởng cao c

Sáng tạo cái đẹp là một hoạt động tinh thần đòi hỏi sự thăng hoa của cảm xúc, sự hài hòa giữa lí trí và tình cảm. Mỗi người nghệ sĩ lại là một thế giới riêng của cảm xúc, tình cảm và lí trí. Trên con đường sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo cái đẹp, người nghệ sĩ, bằng nhiều cách, thể hiện tình yêu, lòng tôn thờ, khát khao sáng tạo đối với cái đẹp. Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ đầu thế kỉ XX – 1945 thường có chung một niềm đam mê, khát vọng: sáng tạo cái đẹp, tìm đến với cái đẹp, và có riêng những con đường khác nhau đểđi tìm, theo đuổi mục đích lớn nhất của cuộc đời mình.

Nhân vật trí thức của Nguyễn Tuân yêu và tôn thờ cái đẹp của những nét truyền thống văn hóa xưa cũ – cái đẹp của quá khứ “vang bóng một thời”. Huấn Cao (Ch

người t tù) là người có tài viết chữđẹp có tiếng. “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. Có được chữ ông Huấn treo trong nhà cũng như có một báu vật ở trên đời” [144, tr.84]. Huấn Cao - kẻ cầm đầu trong sáu người tử tù chống lại triều đình – ý thức rất rõ về cái tài đặc biệt của mình. Ông xem việc tạo ra những nét chữ vuông vắn, tươi tắn,

“nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người” [144, tr.85] là công việc của một người nghệ sĩ: sáng tạo cái đẹp. Vì vậy, “ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Bình sinh ta chỉ có viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân” [144, tr.85]. Yêu và tôn thờ cái đẹp, Huấn Cao rất khó tính, kỹ lưỡng trong việc chia sẻ cái đẹp. Không phải ai cũng có thể chiêm ngưỡng, thấu hiểu, đồng cảm và trân trọng cái đẹp, cho nên, trừ chỗ tri âm tri kỷ (mà cũng rất ít ỏi), ông không tặng chữ một cách dễ dãi. Cái đẹp cần có người yêu nó, hiểu nó, tôn thờ nó. Hiểu được tấm lòng và sở thích thanh cao của ngục quan - “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật của nó đều hỗn độn, xô bồ” [144, tr.82] - Huấn Cao đã rất trân trọng, cảm động. Để chữa lại cái nguy cơ sai lầm suýt “phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” [144, tr.85], Huấn Cao đã đồng ý cho

chữ ngục quan. Và, một cảnh tượng sáng tạo nghệ thuật “xưa nay chưa từng có” đã diễn ra nơi tù ngục. Nguyễn Tuân đã thể hiện thành công, đầy ấn tượng về một người nghệ sĩ anh hùng thật uy nghi lẫm liệt như là ông mong muốn ước ao hơn là con người có thực giữa cuộc đời. Ở một khía cạnh nào đó, tính cách của Huấn Cao, Quản ngục rất gần với tính cách lãng mạn, sử thi. Nhưng ở một phương diện khác, hai hình tượng này đều thể hiện thái độ “bất hòa”, “quay lưng” của Nguyễn Tuân đối với hiện thực đương thời. Cái thế giới xô bồ hỗn tạp của nhà lao, thói lừa lọc quay quắt của con người trong thế giới ấy có nguy cơ trộn lẫn vàng thau, giết chết những gì được coi là “thiên lương” tốt đẹp. Tất cả những ai có lương tri, hãy biết gìn giữ thiên lương, cứu lấy cái đẹp. Đó là lời di huấn của Huấn Cao và cũng là thông điệp mà Nguyễn Tuân thiết tha gửi đến bạn đọc.

Những nhân vật khác trong “Vang bóng mt thi” là những trí thức Nho học lỗi thời, không bắt kịp với nhịp sống đương đại và những đổi thay chóng mặt của cuộc sống, yêu và tìm về với cái đẹp một thời vang bóng. Nhưng họ, xét ở một mặt nào đó, đều là những hình tượng trí thức mang thông điệp của nhà văn. Những cụ Sáu (Nhng chiếc m đất), cụ Ấm (Chén trà sương), cụ Kép (Hương cui), cùng với những cụ

Phủ, cô Tú, Mộng Liên, Phó Sứ,…(Th thơ, Đánh thơ), hoặc là đam mê những sở thích tao nhã đời thường (uống trà, ngâm thơ, bình thơ,…), hoặc là có lắm ngón nghề tài hoa điệu nghệ (trong lối pha trà, thưởng hoa, đánh thơ, thả thơ,…). Tất cả đều là hiện thân của cái đẹp, của sáng tạo: “Nó là trí tuệ, là tình cảm, là phong độ, là lối sống, là cái đẹp của con người Việt Nam từ nghìn xưa mà nghìn sau có trách nhiệm phải thừa kế, tài bồi. Nó là nguồn vốn cổ văn hóa mà tổ tiên đã chắt chiu dành dụm trao lại cho con cháu gìn giữ, làm thêm ra để giữ nước và dựng nước” [93, tr.118]. Yêu cái đẹp và tôn thờ cái đẹp, nhân vật trí thức của Nguyễn Tuân là hiện thân cho những gì đẹp đẽ của văn hóa xưa.

Nhân vật “tôi” trong Tùy bút I, Tùy bút II, Nguyn (Nguyễn Tuân) thì lại yêu và đi tìm cái đẹp trong sự xê dịch: “Đi để thay thực đơn cho cảm giác”. Và, khao khát được đi, được xê dịch cũng là khao khát đi tìm cái đẹp. “Mặc dù người ta là nhà viết tiểu thuyết có tiếng, là một ngòi bút sắc phụng sự cái trí tưởng tượng lớn lao. Nghệ thuật người đó cao đến bực nào đi chăng nữa, người đó cũng không dám ngồi để nghĩ và tả

sự giang hồ kia nếu, ít ra, người đó đã không sống những kiếp bồng bềnh” [145, tr.33]. Đó là ý thức của một người cầm bút muốn tìm tòi, khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống. Nhân vật “tôi” không sống được với những gì nhàn nhạt. Phải đi, phải có vốn liếng sống thì mới có vốn liếng viết. Người nghệ sĩ luôn luôn phải biết làm mới bản thân và nghệ thuật của mình.

Nam (Đẹp – Khái Hưng) cũng là một họa sĩ chân chính hết lòng vì cái đẹp. Cái đẹp mà chàng theo đuổi là những gam màu trong hội họa. “Ngoài hội họa ra, Nam không còn thiết một thứ gì ở đời nữa…” [52, tr.796]. Người họa sĩ này sống chết vì nghệ thuật, và mê mải đuổi theo nghệ thuật sơn ta. Chàng muốn nâng sơn ta của Việt Nam lên bực “đại nghệ thuật” không khác gì sơn dầu. Chỉ những họa sĩ yêu nghề tha thiết mới có những trăn trở, những ý thức nghề nghiệp sâu sắc như thế. Nam cho rằng làm sơn ta sướng hơn làm sơn dầu, vì trong khi vẽ có lắm cái bất ngờ, “mà cái bất ngờ bao giờ cũng đẹp hơn cái mình định trước” [52, tr.797]. Người nghệ sĩ sáng tạo theo sự thôi thúc của nội tâm, nên những phút thăng hoa của cảm xúc, của nội tâm đã tạo nên những cái bất ngờ trong sáng tạo. Cái bất ngờ làm nên cái đẹp và điều kỳ diệu của nghệ thuật. “Nhìn Nam mài than một bức sơn, có khi sau hàng giờ nét vẽ mới thành hình, mới thấy được sựđam mê nghệ thuật của chàng” [52, tr.797]. Mỗi khi mài được một màu ưng ý, chàng sung sướng thét vang, hét ầm nhà, và tìm đến bạn thân để chia sẻ. Đường nét và màu sắc là niềm say mê mãnh liệt của Nam. Niềm hạnh phúc khi tạo được những màu mới, phác họa được một bức tranh đẹp là phần thưởng quý báu mà nghệ thuật ban tặng cho người nghệ sĩ. Cái đẹp là một sự khám phá, một sự sáng tạo

không ngừng và vĩnh viễn. Cái đẹp đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc, sự thỏa mãn đam mê sáng tạo. Vì cái đẹp, vì niềm đam mê sáng tạo, Nam có thể hi sinh tất cả: sức khoẻ, tuổi trẻ, tài sản, ái tình, gia đình. “Một nghệ sĩ chân chính phải cung cúc tận tụy với nghệ thuật, phải hi sinh hết tài sản, ái tình cho nghệ thuật”. Cho nên, “nghệ thuật không chấp nhận sự lắp lại, dẫm chân trên một lối mòn năng khiếu,… người nghệ sĩ

phải có bản lĩnh, không chạy theo sự ăn khách và những thị hiếu nhất thời của công chúng” [52, tr.946].

Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ đầu thế kỉ XX - 1945 không những yêu, tôn thờ, khát khao sáng tạo cái đẹp mà còn mang trong đầu những hoài bão, lí tưởng lớn lao. Họ yêu nghề, muốn cống hiến tất cả cho nghề nghiệp, cho ước mơ, và hăng say lao động với một ý thức sâu sắc về nghề nghiệp. Được tiếp thu nền văn hóa mới và có chút vốn liếng về học vấn, người trí thức có tầm nhìn rộng hơn, xa hơn, sâu hơn về bản thân và xã hội. Họ những muốn làm một điều gì đó để hoàn thiện bản thân và đóng góp tài sức cho xã hội.

Nhân vật trí thức của Nam Cao hầu hết đều nghèo. Có người phải “chạy ăn từng bữa toát mồ hôi”, được bữa trưa đã vội lo bữa chiều. Họ vật lộn với một gia đình mà vợ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại (Trang 51 - 98)