Mặc cảm lạc lõng trong quan hệ với cộng đồng (Người trí thức trong những ngày đầu cùng nhân dân đi kháng chiến)

Một phần của tài liệu Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại (Trang 47 - 49)

- Thạch Lam) là con người của thế giới nội tâm, cảm giác tinh tế của cuộc sống bình thường mà nên thơ Huấn Cao (Chữ người tử tù), Nguyễn (Nhà Nguyễn), Bạch

2.1.1.Mặc cảm lạc lõng trong quan hệ với cộng đồng (Người trí thức trong những ngày đầu cùng nhân dân đi kháng chiến)

nhng ngày đầu cùng nhân dân đi kháng chiến)

Nhận thức được vai trò của một công dân, người trí thức đã đi theo tiếng gọi của cách mạng, tham gia vào quá trình giải phóng dân tộc. Họ hăng hái, nhiệt tình, và tận tâm. Trong sâu thẳm tâm hồn, họ như muốn chuộc lại cái lỗi đã thờ ơ với thời cuộc ở giai đoạn trước. Nhưng giữa âm vang của tinh thần đoàn kết và quyết tâm chiến đấu của toàn dân tộc, vẫn rơi rớt những thanh âm lạc điệu. Một số trí thức chưa có sự thức tỉnh và thức thời, hãy còn mê man trong những ảo tưởng, hãy còn nuối tiếc một đời no đủ cá nhân. Họ không có can đảm, không đủ can đảm, và tệ hơn, không muốn can đảm dứt bỏ con người cũ, dứt bỏ cái tôi ích kỷ, lạc thời. Họ trở nên lạc lõng, bơ vơ trong cuộc kháng chiến hào hùng, vĩ đại của dân tộc. Họ như đứng tách riêng ra một chiến tuyến, và rất dễ bị kẻ thù lợi dụng, mua chuộc, dụ dỗ, trở thành văn nghệ tay sai phản cách mạng, phản dân tộc.

Giữa lúc đời sống kháng chiến đang sôi sục, mọi sức người, sức của đều đổ dồn cho kháng chiến, thì văn sĩ Hoàng (Đôi mt – Nam Cao) vẫn có một đời sống hết sức

phong lưu, không khác gì mấy so với ngày còn ở Hà Nội: ăn mía ướp hoa bưởi, chăn thoang thoảng nước hoa, màn tuyn trắng toát. Ngoại hình to béo, khệnh khạng của Hoàng đã cho thấy đầy ứ sự no nê, đầy đủ, nhàn hạ, phong lưu - một nghịch lí trong hoàn cảnh cả dân tộc đang ăn đói, mặc rách, đang gian lao chiến đấu. Con người ích kỷ này nhìn đời thật lạ. Người dân kháng chiến, trong mắt Hoàng, là những kẻ“ngu độn, tham lam, bần tiện, thóc mách, rởm đời, đã ngố lại còn nhặng xị” [9, tr.383]. Hoàng nhìn đời, nhìn người một phía, chỉ săm soi khuyết điểm của người dân mà không nghĩ đến những ưu điểm của họ. Hoàng mang “đôi mắt” của một kẻ sống giữa dân nhưng chỉ biết miệt thị sự hèn kém của dân. Hoàng thà chịu đựng cái đám cặn bã của tầng lớp trên (“Trí thức gì cái đám ông tuần, ông đốc không biết gì đến văn chương nghệ thuật, mà chỉ giỏi độc có một món tổ tôm”), [9, tr.387] còn hơn là chịu đựng đám dân quê hèn kém. Không tham gia kháng chiến, không làm gì cho kháng chiến, nhưng Hoàng không đến nỗi phản động, chống đối kháng chiến. Hoàng ca ngợi Cụ Hồ: “Hồ Chí Minh đáng lẽ phải cứu vãn một nước như thế nào kia mới xứng tài. Phải cứu một nước như nước mình kể cũng khổ cho Ông Cụ lắm” [9, tr.389] nhưng lại là một cách thức khác của biểu hiện coi thường quần chúng. Say mê Tam quốc, tối nào trước khi đi ngủ cũng đọc Tam quốc như một thứ lễ nghi, Hoàng tồn tại trong một thế giới không còn sống, một thế giới không có trong đời thật. Xa lìa nhân dân, xa lìa cuộc sống kháng chiến, Hoàng lạc lõng đến đáng thương – cái lạc lõng của một người không sao hòa nổi mình vào cuộc sống.

Và tất nhiên, đối lập với Hoàng - “văn sĩ trùm chăn”, khinh bạc, dị ứng với thời cuộc - là nhân vật Độ, nhà văn kháng chiến.

Thực ra, trong Đôi mt, dù là nhân vật Hoàng, hay nhân vật Độ thì cũng đều là hình ảnh của những người trí thức trong những ngày đầu kháng chiến và đều là hình ảnh phân thân của Nam Cao. Từ họ toát ra một niềm mặc cảm rất trí thức trước biến động lớn lao của dân tộc, đất nước, thời cuộc: mặc cảm lạc lõng. Cốt cách trí thức,

cùng với thái độ thức thời chân chính trong họ không cho phép họ tự bằng lòng, không ngừng thôi thúc họ tự vượt lên chính mình, thắng niềm mặc cảm của chính mình (dù đó là niềm mặc cảm lành mạnh). Trong sựđối lập giữa hai nhân vật trí thức này, Nam Cao muốn gửi đến độc giả một thông điệp như thế.

Một phần của tài liệu Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại (Trang 47 - 49)