Bằng việc nêu những hạn chế trong việc xây dựng con người mới và khuynh hướng sử thi hóa, lãng mạn hóa văn học, chúng tôi đã đối chiế u v ớ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn học Xô Viết đối với việc xây dựng hình tượng " Con Người Mới" trong văn xuôi Việt Nam 1945- 1975 (Trang 81 - 82)

với văn học trước 1945 và văn học sau 1975 để thấy tính không trùng lắp của văn học 1945 – 1975 trong xây dựng con người mới và ý nghĩa của nó trong nêu bật sức mạnh dân tộc, truyền thống anh hùng của dân tộc. Ngay cả khi văn học cách mạng có những hạn chế, nó vẫn để lại một sức vang, một dư ba nào đấy. Thêm vào đó là kinh nghiệm của nó cho văn học thời hậu chiến.

Trên tinh thần đó, văn học thời kì Đổi mới đã phần nào lấp trống, điền khuyết những thiếu hụt, những phiến diện mà văn học thời chiến đã mắc. Do vậy, tiếp cận văn học giai đoạn sau, bao giờ người đọc cũng không khó để phát hiện rằng nó được hình thành, vận động và phát triển không ngẫu nhiên. Nếu văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX mang trên nó những kinh nghiệm của văn học trung đại để bước vào thời kì hiện đại thì văn học hai thập niên cuối thế kỉ XX, những năm đầu thế kỉ XXI đã nhận lấy những bài học từ văn học 1945 – 1975 để chuyển sang thời kì hội nhập một cách toàn diện, sâu sắc vào văn học hậu hiện đại thế giới.

Cuộc giao lưu với văn học Xô-viết và quá trình chịu ảnh hưởng của chúng ta trong việc xây dựng hình tượng con người mới cho chúng ta những kinh nghiệm quý giá, để trong tương lai chúng ta sẽ phát huy hơn sức mạnh sáng tạo nội tại, tinh thần độc lập và chủđộng trước đối tượng được tiếp nhận.

3. Sau khi đưa ra, nhắc lại một giai đoạn văn học đã cũ, một hình tượng đã trở thành quá khứ mà hiện tại rất hiếm được nhắc, chúng tôi hướng đến

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn học Xô Viết đối với việc xây dựng hình tượng " Con Người Mới" trong văn xuôi Việt Nam 1945- 1975 (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)