Phẩm chất của con người mới trong chiến đấu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn học Xô Viết đối với việc xây dựng hình tượng " Con Người Mới" trong văn xuôi Việt Nam 1945- 1975 (Trang 35 - 44)

HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1945-1975 QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI TIÊU BIỂU

2.1.1. Phẩm chất của con người mới trong chiến đấu

Đề tài chiến tranh yêu nước một thời đã có chỗ đứng trên văn đàn thế giới. Ở Liên bang Xô-viết, đó là cuộc nội chiến ở những năm đầu thế kỉ và cuộc chiến tranh vệ quốc ở thập niên 40. Ở Việt Nam, đó là cuộc đánh trả hai đế quốc lớn Pháp và Mỹ. Và hình tượng người lính đi vào văn học như một nhu cầu bức thiết của bản thân văn học ngày ấy. Họ mang trên mình những phẩm chất cao quý nhất của con người thời chiến.

@. Lòng yêu nước, sng có lý tưởng, t giác đến vi cách mng

Tinh thần yêu nước, tình cảm yêu nước vốn đã thường trực ở mỗi con người. Lúc thanh bình, trên quê hương Việt Nam cất lên những điệu hát, câu hò nơi bờ tre, gốc rạ, nơi bến nước, sân đình, nơi những sinh hoạt trong dân gian diễn ra; ở nước Nga xinh đẹp là tiếng vó ngựa của cỗ xe tam mã, là câu hát của người xà ích trên con đường mùa đông. Khi quốc gia lâm trận, thì tất cả đều trở thành chiến trường. Giờ đây chỉ có hai lực lượng ta địch, và những con người đời thường tự nguyện trở thành người lính, họ có nhu cầu ra trận, nôn nóng có mặt tại những điểm “nóng” và nôn nóng được tiêu diệt kẻ thù. Tâm trạng ấy là có thật, như Nguyên Ngọc đã có lần bộc bạch trong tạp văn của mình: được vào chiến trường là một hạnh phúc. Người lính và một lớp thế hệ những người con “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, tự nguyện mặc áo lính đi vào chiến trường đã thế, nhà văn còn hăm hở hơn, bởi vì có sống với không khí chiến trận thì mới có tác phẩm nóng hổi hơi thở thời đại, mới viết về con người thời đại để còn động viên nhau, ngay cả trong thời bình, còn có cái mà nhắc, mà chiêm nghiệm. Nhà văn xem đó như là một trách nhiệm, một đòi hỏi tự thân, nếu không thế lại thấy mình vô ích, vô nghĩa. Nguyên Ngọc viết: “Không hạnh phúc sao, đối với người cầm bút, khi

nhân vật của anh chính là bạn thân anh, những người anh hùng của một cuộc chiến đấu anh hùng” [44(2), tr.202].

Nhân vật Paven Coócsaghin trong Thép đã tôi thế đấy của N. Ốxtơrốpxki trở thành tấm gương mẫu mực cho lớp người “Ra trận” ở Việt Nam. Từ một thiếu niên đi qua tuổi thơ nhọc nhằn, trải qua những biến cố làm thay đổi nhân sinh quan, Paven đã đến với cách mạng, được thử lửa, là đoàn viên rồi đảng viên cộng sản, một thanh niên đã được “tôi thép”. Con đường đến với cách mạng, để cuối cùng là một người Đảng chân chính của Paven cũng là hành trình của anh hùng Núp trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc – một tác phẩm đến bây giờđọc lại vẫn thấy “say lòng”. Chính nhà văn, sau 30 năm, đọc lại tác phẩm, cũng đã không giấu mình: “Tôi thấy hình như

bây giờ tôi không còn có thể viết được như ngày ấy. Ngày ấy tôi đã viết được những trang, đã viết được một quyển sách thật giản dị, trong sáng. Và đẹp. Một vẻ đẹp, chừng mực nào đó, gần như đến hoàn chỉnh. (Bây giờ có lẽ mình có thể sâu sắc hơn, từng trải hơn nhưng cũng lại rắc rối hơn, phức tạp và tối tăm hơn)” [dẫn theo 16, tr.77].

Lớn lên tại làng Kông Hoa, khi Pháp đã lần nữa đặt chân lên đất nước ta, phạm đến vùng đất Tây Nguyên hồn hậu, thuần phác, Núp mang trong mình “cái lòng” của một người con luôn gắn bó với buôn làng. Núp rất “ghét” Pháp. Từ khi có những người Đảng đến với làng Kông Hoa, Núp đã cùng buôn làng xác định kẻ thù lớn nhất là Pháp, đã dần bớt tin vào Giàng mà tin và ủng hộ bok Hồ. Họ trưởng thành không ngừng trong quá trình chuẩn bị để cuối cùng đương đầu với Pháp. Biết vận động nhiều làng khác đã từng theo Pháp, bị Pháp lợi dụng, cuối cùng Núp đã tập hợp được một lực lượng lớn những người con Tây Nguyên đứng lên đánh đuổi kẻ thù. Cái tên tác phẩm cũng phản ánh được phần nào tinh thần toàn bộ tác phẩm. Không khí Tây Nguyên đậm đặc trong từng câu chữ, hình ảnh, từng lời ăn tiếng nói, lối nghĩ

của nhân vật đã giúp Nguyên Ngọc thành công. Ông đã biết chọn cho mình một “địa bàn” để hoạt động, đã biết cộng hưởng sức mạnh từ cuộc đời thực của anh hùng Núp, từ con người Tây Nguyên vào ngòi bút tài hoa, vừa hiện thực vừa bay bổng. Tác giả Đất nước đứng lên chưa từng thổ lộ gì về ảnh hưởng của văn chương Xô-viết đối với tác phẩm. Nhưng, theo chúng tôi, bút pháp xây dựng nhân vật trong tác phẩm không thể phủ nhận đó là bút pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, ở cái cách nhà văn phác ra con đường vận động của đồng bào Tây Nguyên mà Núp là một cá nhân tiêu biểu. Con đường đi của Núp và đồng bào Tây Nguyên có thể tóm lược như sau: Từ những con người yêu tự do, bất khuất, kiên cường chống Pháp nhưng chưa có đường lối nên thất bại, sau Cách mạng tháng Tám, được Đảng và Cách mạng dìu dắt, họ trở thành người anh hùng. Công thức này rất rõ trong văn học Xô-viết một thời. Xác định cùng đi trên đại lộ của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, các nhà văn của ta đều có hướng kết cấu cho nhân vật và tác phẩm của mình như thế.

Sự chuyển mình của tập thể các buôn làng Tây Nguyên trong tác phẩm của Nguyên Ngọc khá giống với những vận động, biến đổi của đạo quân Taman trong tác phẩm Suối thép của Xêraphimôvích. Ở đó, nhà văn đã tái hiện được “con đường cách mạng của quần chúng nhân dân đông đảo, sự cải tạo của họ dưới sự lãnh đạo của Đảng và giai cấp công nhân, thông qua những cuộc chiến đấu một mất một còn để bảo vệ chính quyền Xô viết” [dẫn theo 29 - Lời nói đầu]. Trong cái “suối thép” vững chãi ấy không thể thiếu người chỉ huy có một quyết tâm phi thường, những suy tính mang tính chiến lược, đó là Kôjukhơ, một chỉ huy “kiểu mới”: “Nếu Kôjukhơ có cái gì khác với quần chúng của anh thì chính là ở anh những ưu điểm, những đức tính của quần chúng được nâng cao lên và tập trung hơn. Lòng căm thù của anh sâu sắc và có ý thức hơn, lòng tin tưởng của anh vào chính quyền Xô viết

sáng suốt và mãnh liệt hơn; anh nhìn thấy xa hơn mọi người…” [dẫn theo 29 – TLĐD].

Có thể nói, các nhân vật anh hùng trong những cuộc chiến gần như không cân sức luôn biết phát huy sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng trong tập thể, phát huy nội lực, quyết tâm của những người con yêu nước, quyết giữ vững những thành quả tốt đẹp có được trên đất nước. Mà để làm được điều này thì, bản thân những người đứng đầu một đạo quân phải mang tính tiên phong. Paven, Kôjukhơ, Núp là những con người như thế.

@. Tinh thn dám hy sinh thân mình cho T quc, làm nên nhng chiến công phi thường

Người anh hùng trong những cuộc đối đầu lịch sử bao giờ cũng lớn lao về tầm vóc. Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa đòi hỏi, quy định điều này. Do đó, họ phải là những cá nhân làm nên những chiến công phi thường, phải được lịch sử dân tộc, nhân dân họ ghi công.

Với tinh thần đó, nhiều tác phẩm văn học Xô-viết và văn học Việt Nam miêu tả con người mới cùng với những hy sinh hoặc những chiến công như khắc vào đá, như tạc vào tượng. Chúng tôi muốn nhắc tới Họ chiến đấu vì Tổ

quốc Khoa học căm thù của M. Sôlôkhốp, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, Rừng xà nu của Nguyên Ngọc, Vùng trời của Hữu Mai,

Sống như anh (do Trần Đình Vân ghi theo lời kể của vợ liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi).

Là nhà văn cộng sản trung thành và hết lòng tin tưởng vào con đường đi lên của nước Nga – Xô-viết, Sôlôkhốp đã có những tác phẩm phục vụ, theo sát từng bước đi của dân tộc mình. Trực tiếp tham gia chiến trường, Sôlôkhốp đặt ra cho mình nhiệm vụ phải có mặt ở những chiến tuyến nóng bỏng nhất, phải bắn kẻ thù bằng “trọng pháo nghệ thuật”. Thế là Họ chiến đấu vì Tổ quốc

ra đời, và Khoa học căm thù ra đời sau. Tác giả xem đó như là những trọng pháo đầu tiên được “điều lên hỏa tuyến” nhằm đánh đuổi bọn phát xít tàn bạo. Những người lính trong tiểu thuyết của Sôlôkhốp chỉ nghĩ đến việc tiêu diệt địch, họ mang nhiệt huyết mà người sáng tạo nên tác phẩm đã từng ấp ủ qua tác phẩm: nêu bật nguồn gốc khí phách anh hùng của nhân dân, nhen ngọn lửa căm thù trong lòng người dân Xô-viết ở hậu phương cũng như ngoài mặt trận. Cốt truyện Họ chiến đấu vì Tổ quốc không mấy phức tạp: Mặt trận vùng sông Đông bị chọc thủng, một trung đoàn Hồng quân làm nhiệm vụ hậu vệ đã chiến đấu hết sức anh dũng để tiêu diệt sinh lực địch và yểm hộ cho chủ lực rút lui. Trung đoàn bị thương vong nặng nề, còn lại hai mươi bảy chiến sĩ đói khát, rách rưới, mỏi mệt do một tư vụ trưởng chỉ huy đưa về tới sư đoàn bộ. Mất sức chiến đấu nhưng không mất tinh thần chiến đấu, những người lính Hồng quân gai góc, quả cảm đã giữ được quân kì, họ không bị giải tán mà được bổ sung, tổ chức lại. Những anh lính trong câu chuyện, trước khi cầm súng, là những công dân trên nông trường, nhà máy, hầm mỏ. Trong số đó, có người còn rất trẻ, nhưng đã không kịp nói lời giã từ đồng đội cho ngày ra đi vĩnh viễn. Sự hy sinh thầm lặng nhưng quả cảm của họ đã để lại một dấu ấn khó phai mờ nơi đồng chí, đồng đội: “Là lửa chứ không còn là một thằng thanh niên nữa! Quả là một bí thư chi đoàn xứng đáng, những thằng như thế đi khắp trung đoàn mà tìm cũng không thấy đâu”, “Nó đã bị xe tăng đè lên, nửa người lấp đất, ngực đã dập nát […] Nó ném cái chai và đã đốt được!” [55, tr.138]. Đó là lời Lôpakhin, một nhân vật trong Họ chiến đấu vì Tổ quốc, nhận xét về sự hy sinh của một đồng chí trẻ: đoàn viên Côtrêtưgốp của trung đoàn. Sự hy sinh ấy đã giúp người chiến sĩ trẻ góp phần gìn giữ quân kì của đơn vị.

Một điều rất đáng nể phục ở những nhân vật anh hùng trong chiến đấu là họ luôn đeo đuổi mục tiêu đến cùng, luôn như bùng lên một sức nóng đểđồng

đội được “tiếp lửa”. Hình ảnh người đoàn viên Kômxômôn trong chuyện kể của Sôlôkhốp khiến ta nghĩ đến nhân vật Lữ trong Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu. Lữ đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ giữ đài liên lạc của đơn vị. Hai trái lựu đạn bọn Mỹ ném xuống hầm liên lạc, nơi Lữ đang thực hiện nhiệm vụ, đã khiến cha anh (Kinh – chính ủy đơn vị) vĩnh viễn mất đứa con trai mà ông vẫn tự trách rằng mình chưa kịp hiểu nó. Dưới ngòi bút Nguyễn Minh Châu, sự hy sinh ấy nhẹ tựa lông hồng: “Người chiến sĩ điện thanh ấy trước khi hy sinh còn ngẩng cao dầu lên một lần cuối cùng : Trên nền trời cao, rất cao và xanh, lá cờ đỏ mỗi lúc một thắm tươi đang bay, lá cờ

mỗi lúc càng tiến dần lên trước mặt” [6, tr.267].

Để có thể lập nên kì tích, một điều không thể thiếu ở những người anh hùng trong chiến đấu là tinh thần quả cảm, là khả năng tính toán tinh nhạy để không ảnh hưởng đến tổn thất của đơn vị (dù có thể ảnh hưởng đến tính mạng bản thân). Nhân vật Tú trong tiểu thuyết Vùng trời của Hữu Mai là một con người như thế. Anh là đại đội trưởng không quân, sau khi truy kích địch, đã gặp sự cố (máy bay hết dầu), chỉ huy sở cho phép nhảy dù. Bằng quyết tâm của một người lính và kĩ năng của một chiến sĩ không quân, Tú quyết cứu lấy chiếc máy bay. Nhờ tính toán chính xác và sự bình tĩnh hơn lúc nào hết, anh đã hạ cánh an toàn. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã chắp cánh cho lí tưởng sống của các nhân vật mới trong lửa đạn. Với họ, đền nợ nước, trả thù nhà là một đòn bẩy giúp họ tiến lên không ngừng trong những bước ngoặt khác nhau trong đời. Các nhân vật trong một số tác phẩm đã kể mang tâm trạng ấy. Và do vậy, khi đối diện kẻ thù (có thể lớn mạnh hơn, hung bạo hơn và đầy thú tính hơn), những nhân vật mới của chúng ta luôn “hơn” kẻ thù và bọn tay sai về sức mạnh tinh thần. Người lính trong Khoa học căm thù, anh Trỗi trong

Sống như anh, người chiến sĩ Nguyễn Đức Thuận trong Bất khuất, T’nú trong

Lê Sơn viết về sức âm vang của văn học Xô-viết: “Bởi vậy cho nên những tác phẩm viết về chiến tranh trong văn học Xô viết hiện đại […] là lời cảnh cáo đanh thép đối với mọi thế lực đế quốc hiếu chiến và phản động quốc tế, kẻ thù của hòa bình, của văn minh và tiến bộ” [58, tr.401]. Nhận định trên gặp gỡ với ý kiến của Nguyễn Minh Châu khi nói về văn học ba mươi đấu tranh cách mạng của Việt Nam: “Ít hoặc nhiều, thể loại này hoặc thể loại khác, là những trang đã viết giữa hai trận đánh, trước hết với ý thức nóng bỏng được cùng toàn dân tham gia đánh giặc” [7, tr.21]. Âm điệu chung của các tác phẩm viết về đề tài chiến trận, vì thế, là âm điệu hào hùng, có tổn thất thì có cái bi nhưng bi mà không lụy. Ở đó, hơn ai hết, chính những nhà văn chiến sĩ đã “ghi công” những người anh hùng. Một đoạn trong Dấu chân người lính được Nguyễn Minh Châu cất lên đầy hào sảng: “Sử sách về sau sẽ

ghi tên Quả đồi không tên, gần một chục chiến sĩ trẻ tuổi, tất cả đều là đoàn viên thanh niên do một đồng chí đảng viên chỉ huy, họ đã đem ngực mình dựng thành chiến lũy cản mười đợt tấn công điên cuồng của địch. Họ chiến

đấu đến người cuối cùng, không có một tên lính Mỹ nào bước nổi qua cái mảnh đất của Tổ quốc họ đứng, cầm súng và ngã xuống…” [6, tr.271].

@. Nêu cao đạo đức cng sn, đấu tranh không khoan nhượng vi ch nghĩa cá nhân tư sn

Sinh ra trong bối cảnh hết sức khác thường, khi mà mỗi bờ tre, gốc rạ, mỗi giếng nước, sân đình đều mang trên mình một vết tích nào đó, những người lính Vệ quốc thời kháng Pháp, những anh bộ đội cụ Hồ thời kháng Mỹ luôn mang trên mình một quyết tâm. Ngoài quyết tâm tiêu diệt kẻ thù và loại trừ bọn gián điệp phản động, họ còn mang một quyết tâm cao hơn: đấu tranh với chính mình. Có đấu tranh với mình thì họ mới có thể xác định hướng đi tiếp theo trên con đường mình lựa chọn. Khi đó, những công dân mặc áo lính

đã biết lấy đạo đức cộng sản làm tiêu chuẩn cho hành động. Người lính trong văn học Xô-viết và văn học cách mạng Việt Nam đều mang tâm thế đó.

Con đường trở thành người cộng sản chân chính của Paven Coócsaghin không thuận chiều, một mạch. Từ cậu thiếu niên cho đến lúc là người thanh niên công nhân, Paven đã chịu nhiều cay đắng trong đời để cuối cùng có thể tự hào cất lên “phải sống sao cho khỏi tiếc những năm tháng sống hoài sống phí…”. Con đường đó, cuộc đời đó ta bắt gặp thấy trong hình ảnh người thanh niên có tên Nguyễn Kim Thành (nhà thơ Tố Hữu) ở những năm trước Cách mạng tháng Tám và nhiều chiến sĩ cách mạng của ta. Như thế, có thể thấy rất rõ một điều là, con đường “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời” của một con người trong thời chiến không đơn giản. Và nếu như bản thân một nhân tố tích cực nào đó đã xác định cho mình một hướng đi thì ở họ lại xuất hiện nhu cầu chỉ ra, vạch ra cho người khác cùng đi với mình trên con đường sáng. Đó

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn học Xô Viết đối với việc xây dựng hình tượng " Con Người Mới" trong văn xuôi Việt Nam 1945- 1975 (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)