Sự kế thừa và phát triển các quy định về quyền giám sát tối cao của Quốc hội qua các bản Hiến pháp của Việt Nam

Một phần của tài liệu 253385 (Trang 38 - 41)

- Kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSNDTC

1. Quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hộ

1.1. Sự kế thừa và phát triển các quy định về quyền giám sát tối cao của Quốc hội qua các bản Hiến pháp của Việt Nam

của Quốc hội qua các bản Hiến pháp của Việt Nam

Lịch sử lập hiến Việt Nam đã đánh dấu nhiều giai đoạn phát triển của quyền giám sát đối với hoạt động nhà nước. Sự khác biệt về chế độ chính trị và các nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước, quyền giám sát và hoạt động giám sát đối với hoạt động nhà nước đã được xác định khá đặc thù và về cơ bản là khác với các quy định của các nước tư sản. Sự phủ định trong lý luận và trong thực tiễn pháp lý nước ta nguyên tắc phân quyền và đối trọng trong cơ chế quyền lực nhà nước đã tạo cơ sở cho các quy định pháp lý đặc thù mà qua đó quyền giám sát đối với toàn bộ hoạt động nhà nước thuộc về Quốc hội. Quốc hội với tư cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nghiên cứu hệ thống pháp luật của nước ta kể từ khi giành được chính quyền (tháng Tám năm 1945) đến nay có thể nhận thấy, quyền giám sát của Quốc hội đã được bắt đầu đề cập một cách tương đối cụ thể từ Hiến pháp năm 1959 với quy định tại Điều 50 và Điều 53: “Quốc hội có quyền giám sát việc thi hành Hiến pháp; Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền giám sát công tác của Hội đồng Chính phủ, của Toà án nhân dân tối cao và của VKSNDTC.

Trước đây, trong bản Hiến pháp năm 1946 đầu tiên đã quy định “Nghị viện là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ công hòa” nhưng quyền này chưa được thể hiện rõ, mà mới chỉ quy định quyền của Quốc hội

trong việc “kiểm soát và phê bình Chính phủ (Điều 36 Hiến pháp năm 1946) nhưng lại quy định khá cụ thể và mạnh mẽ về thẩm quyền của Chính phủ mà đứng đầu là Chủ tịch nước.

Hiến pháp năm 1946 chưa có các quy định cụ thể các thẩm quyền của Nghị viện, trong lúc lại có các quy định khá cụ thể và mạnh mẽ về thẩm quyền của Chính phủ mà đứng đầu là Chủ tịch nước. Với quy định “Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại đạo luật, khi đã được thông qua” (Điều 31) và “Chủ tịch nước Việt Nam không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc” (Điều 50) đã tạo nên địa vị pháp lý khá độc lập của Chủ tịch nước trong mối quan hệ với Nghị viện nhân dân. Điều này cho ta thấy tuy không tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc phân quyền và đối trọng nhưng trong một ý nghĩa nào đó quyền lập pháp và quyền hành pháp cũng đã được phân định trong quy định Hiến pháp 1946 ở nước ta. Có lẽ cũng vì vậy mà Hiến pháp 1946 xác định Nghị viện là cơ quan có quyền cao nhất và Chính phủ là “cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc” (Điều 43). Đây có thể xem là một trong những cơ sở giải thích vì sao Hiến pháp 1946 không quy định trực tiếp quyền giám sát toàn bộ hoạt động của Nhà nước với ý nghĩa là quyền của Nghị viện. Cũng do đó mà quyền giám sát của Nghị viện không mang ý nghĩa và vị trí “giám sát tối cao” đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước.

Hiến pháp năm 1959 là một bước phát triển về quyền giám sát của Quốc hội nước ta, mặc dù quyền giám sát của Quốc hội vẫn chưa được xem như một chức năng quan trọng của Quốc hội như các bản Hiến pháp sau này. Các Điều 43,44 của Hiến pháp 1959 quy định: “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa” và “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp của nước Việt Nam dân chủ Cộng

hòa” đã xác định rõ hơn tính chất và vị trí của Quốc hội trong tổ chức bộ máy nhà nước ta thời bấy giờ.

Tuy nhiên, cũng như Hiến pháp 1946, Hiến pháp năm 1959 vẫn chưa quy định được quyền hạn của Quốc hội là quyền giám sát tối cao (mặc dù Điều 53 của Hiến pháp 1959 cũng đã quy định về hoạt động giám sát của Quốc hội đối với công tác của Hội đồng Chính phủ, của TANDTC (TANDTC), của VKSNDTC (VKSNDTC). So với Hiến pháp 1946, quyền giám sát của Quốc hội đã được xác định cụ thể hơn với các phạm vi, đối tượng rộng lớn hơn. Tuy tính chất tối cao của quyền giám sát của Quốc hội chưa được nêu trực tiếp trong ngôn ngữ Hiến pháp, nhưng các quy định của Hiến pháp về quyền giám sát này đã gián tiếp bao hàm ý nghĩa tối cao và phạm vi giám sát đã bắt đầu bao quát các hoạt động của Nhà nước. Đây là một bước phát triển có tính bước ngoặt của quyền giám sát của Quốc hội.

Tuy nhiên, phải đến bản Hiến pháp năm 1980 và nhất là Hiến pháp năm 1992 thì việc “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước (Điều 82 của Hiến pháp năm 1980 và Điều 83 của Hiến pháp năm 1992) mới được chính thức khẳng định. Trên cơ sở đó, nội dung của quyền giám sát tối cao của Quốc hội cũng như các hình thức để Quốc hội thực hiện quyền này đã được cụ thể hoá thông qua các quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và một số văn bản khác.

Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 không chỉ là một bước phát triển quan trọng đối với quyền giám sát của Quốc hội, mà còn đưa quyền này lên một tầm cao mới. Theo quy định của Hiến pháp 1980 và 1992, giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước không chỉ là quyền tối cao mà còn là một chức năng đặc biệt có tính hiến định của Quốc hội nước ta. “Quốc

hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ”.

Như vậy, cả Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 đều đã khẳng định: quyền giám sát của Quốc hội là quyền giám sát tối cao và phạm vi thực hiện quyền giám sát tối cao là toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Với ý nghĩa đó của Hiến pháp 1980, đặc biệt ở Hiến pháp 1992, đã có nhiều quy định xác định ở một mức độ đáng kể hàng loạt vấn đề liên quan đến nội dung của quyền giám sát tối cao, chủ thể thực hiện quyền giám sát, đối tượng giám sát, phương thức giám sát.

Một phần của tài liệu 253385 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w