Đối với hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hộ

Một phần của tài liệu 253385 (Trang 107 - 108)

- Giám sát tối cao của Quốc hội có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh

2.3. Đối với hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hộ

ĐBQH, Thường trực và các Ban của Hội đồng nhân dân ở địa phương. Trong đó, cần có quy định rõ nhiệm vụ của UBTVQH thông báo về chương trình, kế hoạch, thành phần, thời gian, phân công nội dung, cách thức tiến hành khi triển khai các hoạt động giám sát tại địa phương; giao nhiệm vụ để các Đoàn ĐBQH tiến hành giám sát chuyên đề của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tại địa phương; phân định nhiệm vụ, phạm vi giám sát của Đoàn ĐBQH và của Hội đồng nhân dân; quy định việc Hội đồng nhân dân gửi báo cáo kết quả giám sát đến Đoàn ĐBQH...

2.3. Đối với hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội Quốc hội

2.3.1. Thực hiện hoạt động điều trần tại Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội

Pháp luật hiện hành đã quy định việc Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội yêu cầu các đối tượng chịu sự giám sát đến trình bày những vấn đề mà Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội quan tâm. Thực tiễn cho thấy hiệu quả hình thức hoạt động này còn chưa cao do thủ tục còn đơn giản, chưa có tính ràng buộc pháp lý cao đối với đối tượng chịu sự giám sát và nhất là chưa thu hút được nhiều đối tượng có năng lực tham gia các phiên họp để cung cấp thông tin hữu ích cho Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Thậm chí nhiều cơ quan chịu sự giám sát chỉ cử cán bộ lãnh đạo cấp phòng, vụ đến tham dự những phiên họp của Thường trực Hội đồng, các Ủy ban hoặc phiên họp toàn thể Hội đồng và Ủy ban. Trong khi đó, kinh nghiệm quốc tế cho thấy hoạt động điều trần tại các Ủy ban là một hoạt động giám sát rất thiết

thực, mang tính chuyên sâu, tác động nhanh, mạnh mẽ đến hoạt động của các bộ, ngành và các chính sách liên quan không chỉ trong việc thi hành pháp luật mà cả ngay trong quá trình lập pháp. Hoạt động này có khả năng tiến hành thường xuyên, trở thành một khâu quan trọng trong quá trình hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, góp phần khắc phục tình trạng có nhiều Đoàn của Quốc hội về giám sát tại các địa phương như hiện nay. Vì vậy, cần chuyển hình thức theo quy định của pháp luật hiện hành về việc Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội yêu cầu các đối tượng chịu sự giám sát đến trình bày những vấn đề mà Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội quan tâm thành phương thức điều trần và quy định rõ cơ sở pháp lý của hoạt động này tại Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Quy định quy trình, thủ tục, trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, hậu quả pháp lý của hoạt động này.

Một phần của tài liệu 253385 (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w