Hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát

Một phần của tài liệu 253385 (Trang 33 - 38)

- Kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSNDTC

4. Hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát

Hậu quả pháp lý của giám sát tối cao có nội dung và hình thức thể hiện khác với hậu quả pháp lý của các hoạt động giám sát khác. Hậu quả pháp lý của giám sát tối cao là kết quả của hoạt động giám sát tối cao thể hiện ý chí của Quốc hội bằng một hình thức văn bản gọi là Nghị quyết. Do đó, xét về hình thức thể hiện, hậu quả pháp lý của giám sát tối cao phải tồn tại dưới dạng một văn bản do Quốc hội biểu quyết thông qua tại kỳ họp.

Thông qua hoạt động giám sát tối cao, Quốc hội áp dụng những biện pháp, chế tài mạnh mẽ, mang tính quyền lực nhà nước để xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình giám sát. Đó là:

- Hủy bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, VKSNDTC, TANDTC nếu trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội…

- Quy trách nhiệm đối với chức danh bị giám sát: bỏ phiếu tín nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức danh Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng VKSNDTC do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

- Quyết định chủ trương, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.

Những chế tài này mang ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn, làm thay đổi về nhiều mặt các quan hệ kinh tế - xã hội của đất nước hằng năm và trong từng giai đoạn, thể hiện tính tối cao của quyền giám sát của Quốc hội được xác định từ nguyên tắc “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội…”.. Khi quyền giám sát tối cao được trao cho Quốc hội thì nó được thể hiện ở một số dấu hiệu sau:

- Quyền giám sát của Quốc hội mang tính quyền lực nhà nước cao nhất. Quốc hội tiến hành giám sát ở tầng cao nhất của bộ máy nhà nước (các cơ quan và chức danh cao nhất của bộ máy nhà nước) về bất kỳ phương diện nào, lĩnh vực nào của hoạt động quản lý, điều hành Nhà nước. Điều này dẫn tới trường hợp một số lĩnh vực, một số đối tượng chịu sự giám sát duy nhất

của Quốc hội. Bên cạnh đó, chỉ có Quốc hội mới có những chế tài cao nhất đưa đến hậu quả pháp lý, chính trị, xã hội đối với bộ máy hành pháp.

- Hoạt động giám sát của Quốc hội có tính định hướng đối với những vấn đề ở tầm vĩ mô liên quan tới các mặt của đời sống xã hội.

- Quốc hội trong hoạt động của mình không chịu sự giám sát của bất kỳ cơ quan, tổ chức cá nhân nào ngoài sự giám sát của nhân dân.

Kết luận Chương 1

Trong chương này của luận văn, cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội được nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống và toàn diện dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động của Quốc hội của Việt Nam và một số nước trên thế giới.

Quốc hội là một chế định pháp lý từ lâu đời và được coi là một nhánh quyền lực nhà nước trong hệ thống tổ chức quyền lực nhà nước. Lịch sử hình thành và phát triển Nhà nước ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới cho thấy Quốc hội là một phần không thể tách rời của hệ thống quyền lực nhà nước. Ngoài chức năng lập pháp, chức năng giám sát cũng được coi là một chức năng cơ bản của Quốc hội nhằm bảo đảm các cơ quan nhà nước khác nói chung phải hoạt động vì lợi ích của dân, thể hiện ý chí của dân. Có thể khẳng định, hoạt động giám sát là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước, mang tính tất yếu khách quan của tất cả các hình thái nhà nước và ở từng giai đoạn lịch sử. Trong đó, Quốc hội luôn được coi là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có quyền giám sát tối cao việc thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội. Giám sát tối cao của Quốc hội có những đặc điểm riêng, trong đó việc giám sát tối cao mang tính quyền lực nhà nước, chỉ riêng Quốc hội có và đối tượng chịu sự giám sát là tất cả việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội cũng như của các cơ quan của Quốc hội trong thời kỳ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một vấn đề cấp bách đang được đặt ra. Việc xác định tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội cần được xác định rõ. Trên cơ sở các nội dung được phân tích ở trên, luận văn đã đưa ra một cách hiểu về hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội là: mức độ đạt được yêu cầu giám sát đã được đề ra; các kết quả cụ thể đạt được từ hoạt động giám sát dựa trên số lượng hoạt động giám sát. Tuy nhiên,

hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội chỉ phát huy tác dụng khi hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội đạt được hiệu quả và được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của các cơ quan của Quốc hội.

Thực tiễn hoạt động cũng như lý luận về tổ chức và hoạt động của Quốc hội đều chỉ ra rằng, quyền giám sát của Quốc hội là quyền theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của đối tượng chịu sự giám sát và được tiến hành trong một thể thống nhất. Từ đó, tác giả muốn đưa ra một số quan điểm khoa học chỉ ra rằng không có cơ sở để phân biệt, tách rời hoạt động giám sát của Quốc hội là giám sát tối cao, còn hoạt động giám sát của các cấu trúc thuộc Quốc hội (các cơ quan của Quốc hội) không phải là giám sát tối cao.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu 253385 (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w