Bảo đảm các điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hộ

Một phần của tài liệu 253385 (Trang 109 - 111)

- Giám sát tối cao của Quốc hội có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh

2.4. Bảo đảm các điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hộ

của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội

Để nâng cao năng lực hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH thì việc đảm bảo đồng bộ các điều kiện về tổ chức, bộ máy giúp việc, điều kiện tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật và cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin liên quan tới nội dung, đối tượng giám sát là hết sức cần thiết, cụ thể như sau:

2.4.1. Đảm bảo điều kiện về thông tin

Để tạo điều kiện cho các ĐBQH thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu nói chung và hoạt động giám sát nói riêng, pháp luật nên quy định cho các ĐBQH một cơ chế đặc thù, đó là quyền được cung cấp thông tin. Đồng thời, cũng quy định trách nhiệm cung cấp thông tin phục vụ ĐBQH của các cơ quan hữu quan khi có yêu cầu. ĐBQH có thể thu nhận thông tin từ nhiều nguồn: từ cử tri, từ các cơ quan tham mưu giúp việc của Quốc hội là các vụ trong Văn phòng Quốc hội và Văn phòng Đoàn ĐBQH; từ phía Chính phủ cung cấp theo yêu cầu; từ nguồn chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các trường đại học; các hiệp hội; doanh nghiệp; báo chí... Mỗi nguồn thông tin có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Một cơ chế hỗ trợ thông tin hiệu quả là cơ chế bao gồm toàn bộ những nguồn nói trên, kể cả ý kiến của chuyên gia độc lập. Tuy nhiên, trên thực tế, ĐBQH vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các nguồn thông tin, vì vậy cần phải có sự đổi mới, cải cách mạnh mẽ về cơ chế chia sẻ, cung cấp thông tin cho ĐBQH, nhất là các nguồn thông tin đó được

xử lý và bảo đảm độ tin cậy.

2.4.2. Đảm bảo điều kiện về bộ máy tham mưu, giúp việc

Trong điều kiện đa số ĐBQH hoạt động kiêm nhiệm như hiện nay, bộ máy giúp việc và các chuyên gia không chỉ san sẻ gánh nặng chuyên môn, mà còn tiết kiệm rất nhiều thời gian cho đại biểu. Bởi vậy, cần đầu tư, tăng cường đội ngũ chuyên gia, bộ máy giúp việc, trước mắt, cần bố trí cho mỗi ĐBQH chuyên trách một chuyên viên giúp việc về chuyên môn; chú trọng nâng cao trình độ của đội ngũ chuyên viên trong Văn phòng Quốc hội, của các Đoàn ĐBQH; sử dụng, ý kiến chuyên gia ở các cơ quan, tổ chức nghiên cứu độc lập. Cần tổ chức những bộ phận chuyên trách phục vụ hoạt động giám sát ở các Vụ phục vụ Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng của Đoàn ĐBQH. Đặc biệt là, trong Văn phòng Quốc hội, cần tổ chức bộ phận đủ mạnh để phục vụ các hoạt động giám sát chung của Quốc hội và UBTVQH, nhất là phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội và những hoạt động có liên quan khác.

2.4.3. Đảm bảo điều kiện về tài chính

Cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng chế độ định mức phục vụ cho hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH và ĐBQH, trong đó có định mức kinh phí để ĐBQH được sử dụng thuê chuyên gia phục vụ cho hoạt động lập pháp và hoạt động giám sát, phù hợp với chế độ định mức chung trong hoạt động của Quốc hội.

2.4.4. Đảm bảo về công cụ phục vụ hoạt động giám sát

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa hoạt động giám sát của Quốc hội với các cơ quan đóng vai trò là công cụ cho hoạt động giám sát, như kiểm toán, thanh tra, kiểm tra… Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan này và các cơ quan báo chí, Mặt trận và cử tri để tham gia thường xuyên hơn vào hoạt động

giám sát của Quốc hội.

Một phần của tài liệu 253385 (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w