Công cụ truyền thống nêu trong pháp lệnh

Một phần của tài liệu chính sách tiền tệ và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 26 - 32)

II- Chính sách tiền tệ

1. Công cụ truyền thống nêu trong pháp lệnh

Để điều hành CSTT trong điều kiện đã có hệ thống ngân hàng hai cấp và các tổ chức tài chính đa dạng, tại các nớc ngời ta sử dụng một số công cụ truyền thống. Các công cụ đó cũng tơng đối phù hợp với điều kiện nớc ta, do đó tại pháp lệnh ngân hàng nhà nớc cũng nêu ra để ngân hàng áp dụng. Đó là: dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và nghiệp vụ thị trờng mở.

1.1. Dự trữ bắt buộc (DTBB)

Việc sử dụng công cụ DTBB có thể làm thay đổi khối lợng tiền lu thông, thậm chí thay đổi theo một bội số lớn hơn rất nhiều. Vì công cụ này có tác dụng hạn chế khả năng tạo tiền của các NHTM mà chúng ta sẽ nghiên cứu dới đây.

1.1.1. Mối quan hệ giữa khả năng tạo tiền và DTBB

Khả năng tạo tiền của các NHTM đã biến mức tiền gửi ban đầu tại một ngân hàng đầu tiên nhận tiền gửi thành một khoản tiền ký gửi mới lớn hơn gấp nhiều lần khi tiền qua nhiều ngân hàng. Khả năng tạo tiền tạo ra một bội số của mức cung tiền tệ. Khả năng này liên quan trực tiếp đến công cụ DTBB tối thiểu trong hệ thống công cụ của CSTT.Vì vậy nghiên cứu kỹkhả năng này sẽ có biện pháp tốt để sử dụng công cụ DTBB .

Chúng ta hãy xem xét ví dụ sau để thấy đợc các NHTM đã tạo bút tệ nh thế nào:

Hãy bắt đầu từ một khoản tiền gửi tại NHTM 1 và chẳng hạn với số tiền là 1.000.000 đ. Sau khi nhận đợc số tiền gửi này, NHTM 1 phải thực hiện DTBB theo quy định của NHTW - đợc giả sử với tỷ lệ là 10%. Thế thì NHTM 1 phải trích 100.000 đ nộp tại NHTW và còn lại 900.000 sẽ đem cho vay hoặc thực hiện các bút toán thanh toán khác theo chức năng vốn có của mình.

Giả thiết rằng, số tiền 900.000 đ cho A vay hoặc thanh toán tiền gửi trớc đây đợc A mang đến gửi ở NHTM 2. Tại NHTM này, cũng nh trên, phải trích 10% để nộp lên NHTW và chỉ còn lại 90% - tức 810.000 đ sẽ đem cho vay hoặc thực hiện các bút toán thanh toán khác.

Cứ tiếp tục nh vậy, từ nguồn 1.000.000 đ ban đầu đó, đến các ngân hàng tiếp theo. Chúng ta có thể tổng hợp qua bảng số sau:

Vị trí từng NH trong chuỗi dây chuyền

Tiền gửi mới (đ)

Cho vay và đầu t mới(đ) Dự trữ mới (đ) NH ban đầu NH thứ 2 NH thứ 3 v.v... 1.000.000 900.000 810.000 ... 900.000 810.000 729.000 ... 100.000 90.000 81.000 ... Tổng của toàn bộ hệ thống ngân hàng 10.000.000 9.000.000 1.000.000

Nh vậy khi tỷ lệ DTBB là 10% (tiền gửi mới của ngân hàng tiếp theo sẽ là 90% hay 9/10 so với số tiền gửi của ngân hàng trớc nó) thì tổng số tiền gửi mới đ- ợc hệ thống ngân hàng tạo ra sẽ gấp 10 lần tiền gửi ban đầu. Có thể khẳng định rằng, việc tạo ra tiền gửi mới gấp bao nhiêu lần là phụ thuộc trực tiếp vào tỷ lệ DTBB đã quy định. Điều này có liên quan tới việc sử dụng công cụ dự trữ tối thiểu bắt buộc trong hệ thống công cụ của CSTT.

Tỷ lệ này có tính chất hai mặt:

Mặt là tích cực là, khi tỷ lệ DTBB càng cao thì mức độ an toàn trong hoạt động của các NHTM càng cao.

Mặt tiêu cực là, công cụ này của CSTT sẽ kém hiệu lực khi tỷ lệ này càng cao sẽ đồng thời dẫn đến hệ số sử dụng vốn cuả các NHTM quá thấp, sẽ ảnh hởng trực tiếp đến việc thực hiện chính sách lãi suất, thậm chí bất lợi cho kinh doanh và huy động vốn của các NHTM; đình đốn tín dụng.

Tỷ lệ DTBB đặt ra, nếu quá cao đến mức nào đó sẽ làm cho các NHTM mất hẳn khả năng tạo tiền, một khả năng cần phải có của ngân hàng đồng thời mất khả năng kinh doanh.

Sự ra đời của hệ thống NHTM là phù hợp với yêu cầu khách quan của KTTT nhng khả năng tạo tiền của nó đòi hỏi NHTW phải thiết lập một hệ thống công cụ của CSTT thích hợp để quản lý và điều khiển khối lợng tiền.

1.1.2 Quá trình sử dụng công cụ DTBB ở Việt Nam

Tại điều 45 pháp lệnh NHNN đã quy định " tỷ lệ DTBB ít nhất ở mức 10% và nhiều nhất ở mức 35% trên toàn bộ tiền gửi ở các tổ chức tín dụng. Trong trờng hợp cần thiết hội đồng quản trị NHNN quyết định tăng tỷ lệ này trên mức 35% và NHNN trả lãi cho mức tăng đó ".

Trên thực tế, công cụ này đợc bắt đầu sử dụng từ cuối năm 1989, với tổng số tiền các NHTM phải ký gửi hơn 100 tỷ đồng, năm 1990 là 356 tỷ đồng và các năm sau vẫn đợc thực hiện theo mức 10% tính trên số tiền gửi của khách hàng.

Thực tế trong giai đoạn đầu, tỷ lệ 10% đợc ổn định một cách cố định, mặc dù chính sách tín dụng từ năm 1989 đến nay đã trải qua nhiều thời kỳ khác nhau theo

chủ trơng lúc thì thắt chặt, khi thì nới lỏng và tiến tới tự do hoá lãi suất. Thực hiện việc bơm tiền vào lu thông, điềukhiển khối lợng tiền lu thông luôn luôn đợc thực hiện theo những dự kiến nhất định và bằng những công cụ khác nhau nhng công cụDTBB cha đợc sử dụng nhạy bén, nó vẫn thực hiện một tỷ lệ ổn định. Song trong giai đoạn tiếp theo - kể từ đầu năm 1994 - công cụ DTBB đã có nhiều đổi mới. Năm 1994, NHTW đã quy định bổ sung tỷ lệ DTBB đối với loại tiền gửi không kỳ hạn là 13%, và có kỳ hạn là 7%. Tiếp đó, ngày 19/9/1995 NHTW ban hành quyết định số 260/QĐ-NHNN1 quy định mức DTBB đợc tính chung cho tất cả các loại tiền gửi - không phân biệt tiền gửi không kỳ hạn hay có kỳ hạn - dới 1 năm là 10%, đồng thời trong cơ cấu tiền DTBB cũng thay đổi, đó là quy định có 70% phải gửi tại NHNN và các tổ chức tín dụng phải thờng xuyên duy trì đầy đủ số tiền DTBB phải gửi tại NHNN (duy trì hàng ngày). Bớc đổi mới tiếp theo gắn liền với sự ra đời của 2 luật ngân hàng. Từ năm 1999, công cụ DTBB đợc áp dụng mở rộng thêm với các đối tợng: ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, HTX tín dụng, tỷ lệ DTBB từ 0-20% và đặc biệt số tiền DTBB đợc tính bình quân số dự tiền gửi tại NHNN trong kỳ duy trì. Đặc biệt trong năm 2000, việc điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng ngoại tệ đã có tác dụng hạn chế dòng chuyển đổi từ VND sang USD, khắc phục tình trạng khan hiếm VND của các tổ chức tín dụng, góp phần thực hiện mục tiêu CSTT.

1.1.3. Một tỷ lệ DTBB hợp lý

Tỷ lệ DTBB là một công cụ dùng để hạn chế bội số mức cung cầu của tiền tệ. Bội số này bắt nguồn từ khả năng tạo tiền của các NHTM. Trong thời kỳ kinh tế ổn định, việc tạo ra tiền gửi mới không phơng hại gì mà lại có lợi cho sản xuất, kinh doanh. Vì vậy quá trình tạo tiền đó mới có thể tồn tại lâu dài bao thế kỉ nay.

Một tỷ lệ DTBB hợp lý mới sẽ làm cho các NHTM có thể thực hiện đợc việc tạo tiền và cũng chỉ khi có một tỷ lệ nh vậy mới có thể hạn chế đợc khả năng tạo tiền khi cần hạn chế. Tỷ lệ đặt ở mức phù hợp khi sử dụng nó có thể sẽ thực hiện đợc việc rung chuyển mạnh bội số mức cung tiền tệ. Tuy nhiên, quá trình điều hành CSTT đòi hỏi phải phối hợp đồng bộ toàn hệ thống công cụ. Xét trên mặt lý thuyết, bản thân các công cụ cũng đã có mối quan hệ với các công cụ khác. Nếu chỉ sử dụng riêng công cụ DTBB để thắt chặt tín dụng thì ắt các công cụ khác sẽ bị

kích hoạt, gây ra phản ứng dây chuyền và có thể sẽ làm đình trệ tín dụng. Trên thực tế, công cụ này có mối quan hệ chặt chẽ với lãi suất tín dụng.

Tỷ lệ DTBB thực hiện luôn thay đổi thờng xuyên phù hợp với yêu cầu của việc thực hiện CSTT và chính sự thay đổi thờng xuyên trong quá trình thực hiện mới làm cho công cụ này trở nên có ý nghĩa. Tuy vậy, không phải ngẫu nhiên hoặc vô căn cứ mà tại nhiều nớc họ chỉ áp dụng phổ biến tỷ lệ DTBB là 10% trở xuống.

1.2. Lãi suất tái chiết khấu

Lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu là một công cụ khá nhạy cảm trong quá trình điều hành khối lợng tiền tệ và đã đợc nhà nớc cấp giấy phép sử dụng tại điều 41 và 43 pháp lệnh NHNN Việt Nam. Nhng trong thực tế ở nớc ta, do đang thừa h- ởng một tiềm thế của một nền lu thông trong đó không đợc phép tồn tại tín dụng thơng mại, vì vậy cha có các công cụ truyền thống trực tiếp để thực hiện việc chiết khấu và tái chiết khấu nh các loại kỳ phiếu, thơng phiếu.... Do đó việc tái chiết khấu đang đợc thực hiện dựa trên căn cứ các chứng từ do NHTM đã cho vay, nhng cha đến hạn các doanh nghiệp phải trả nợ. Hình thức này đợc thực hiện bằng cách, các NHTM, các tổ chức tín dụng đem một số loại giấy tờ có giá trị đến NHTW làm vật thế chấp để vay tiền. Căn cứ vào các chứng từ đó, NHNN cho các NHTM vay lại những khoản nợ mà các NHTM đã cho các doanh nghiệp vay. Loại tín dụng này nhằm giải quyết khó khăn tài chính tạm thời của các NHTM. Bên cạnh phơng pháp tái chiết khấu kiểu này, NHTW còn thực hiện phơng thức " mua lại " các dự án đã đợc các ngân hàng thẩm định trớc khi đầu t, nhng NHTM không đủ nguồn vốn

Việc chiết khấu và tái chiết khấu theo phơng thức sử dụng công cụ đã trình bày ở trên vẫn mang dáng dấp kiểu tín dụng trực tiếp. Nh vậy sẽ tạo ra sự cộng h- ởng về áp lực tiền tệ trong lu thông. Yêu cầu việc tái chiết khấu là cần có khoảng cách thời gian và không gian với cho vay trực tiếp (hoặc chiết khấu lần đầu) để tạo ra một sóng bằng phẳng (theo kiểu san bằng đáp tuyến của sóng điện từ), làm giảm bớt sự mấp mô của giá cả. Mặt khác, trên thực tế thời gian qua việc mua lại các dự án và cho vay cầm cố thực hiện đợc rất ít vì những công cụ thực hiện cha đáp ứng và cha thích hợp.

Thông thờng lãi suất tái chiết khấu điều khiển toàn bộ lãi suất tín dụng trên thị trờng tiền tệ. Khi NHTW cần thi hành chính sách thắt chặt tín dụng thì NHTW

tăng lãi suất chiết khấu làm cho tiền tệ khan hiếm, giá của vốn tức là lãi suất thị tr- ờng tăng lên và ngợc lại là khi NHTW hạ thấp lãi suất chiết khấu thì lãi suất tín dụng cũng giảm xuống.

Đối với việc cho vay theo hình thức mua lại dự án đầu t hoặc cho vay cầm cố, NHTW thờng áp dụng một tỷ lệ lãi suất bị động, chạy theo lãi suất của các NHTM quốc doanh. Chỉ có các NHTM quốc doanh mới chịu sự chi phối và thực thi công cụ này, còn các ngân hàng cổ phần hoàn toàn đứng ngoài cuộc với các công cụ trung gian trong một thời gian rất dài. Rồi đây, khi thị trờng tiền tệ phát triển, các công cụ lu thông đa dạng; thơng phiếu, trái phiếu... ra đời, việc mua lại, cho vay lại nói trên sẽ không còn chỗ đứng.

1.3. Nghiệp vụ thị trờng mở (NVTTM)

Nghiệp vụ này là công cụ quan trọng và chủ động của NHTW trong việc thay đổi cơ số tiền tệ. Điển hình của hoạt động này là việc NHTW trực tiếp mua-bán các trái phiếu nhà nớc, trái phiếu ngân hàng quốc gia nhằm tác động trớc hết đến khối lợng tiền dự trữ trong quỹ dự trữ của các NHTM và các tổ chức tài chính, hạn chế tiềm năng tín dụng và thanh toán của các ngân hàng này, qua đó điều khiển khối lợng tiền trong thị trờng tệ.

Thị trờng mở ở nớc ta chính thức hoạt động từ ngày 12/7/2000 - sự kiện này ghi nhận việc chuyển điều hành CSTT từ công cụ trực tiếp sang các công cụ gián tiếp của NHNN Việt Nam. Nó đã có tác động nhất định tới vốn khả dụng của các TCTD tham gia thị trờng, đa dạng hoá kênh huy động và luân chuyển vốn, tạo ra khả năng phối kết hợp giữa thị trờng liên ngân hàng - thị trờng mở - thị trờng chứng khoán trong các thị trờng tài chính ở Việt Nam hiện nay.

NVTTM của NHNN Việt Nam là hoạt động hoàn toàn mới cả về lý luận và nội dung hoạt động đối với Việt Nam mà điều kiện vận hành và phát huy hiệu quả của nó không phải là dễ dàng. NVTTM là một trong các công cụ tái cấp vốn của NHTW, có thể nói là công cụ tái cấp vốn có hiệu quả nhất của CSTT. NVTTM là công cụ gián tiếp của CSTT qua việc mua bán các giấy tờ có giá giữa NHTW và các chủ thể có liên quan nhằm tác động trực tiếp tới lãi suất trên thị trờng vốn ngắn hạn. Thành viên tham gia thị trờng này là NHNN, các TCTD. Tuy nhiên, đến nay NHNN chỉ cấp phép hoạt động cho 15 thành viên. Qua các phiên giao dịch, số thành viên tham dự là nhỏ, phiên giao dịch đông nhất chỉ mới có 5 thành viên dự

thầu và thấp nhất là một thành viên, trong đó các NHTM quốc doanh tham gia dự thầu và trúng thầu chủ yếu, còn cá TCTD khác hầu nh cha tham gia dự thầu. Hàng hoá cho nghiệp vụ này còn rất nhiều hạn chế và đơn điệu - chủ yếu là tín phiếu kho bạc và tín phiếu NHNN.

Là một công cụ gián tiếp quan trọng của CSTT song còn non trẻ, vì vậy, cần có những biện pháp, chính sách nhằm hỗ trợ và hoàn thiện công cụ này.

Một phần của tài liệu chính sách tiền tệ và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w