Xây dựng tình huống và cốt truyện; ngôn ngữ và giọng điệu 1 Xây dựng tình huống và cốt truyện

Một phần của tài liệu Phong cách văn xuôi nghệ thuật Kim Lân (Trang 101 - 113)

PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ

3.4 Xây dựng tình huống và cốt truyện; ngôn ngữ và giọng điệu 1 Xây dựng tình huống và cốt truyện

3.4.1 Xây dựng tình huống và cốt truyện

Tìm hiểu các dạng thức tình huống đặt ra trong sáng tác là một công việc cần thiết trong quá trình tìm hiểu phong cách nghệ thuật của một nhà văn. Từ lâu, vai trò của tình huống được các nhà văn, các nhà nghiên cứu đánh giá cao. Chúng ta có thể thấy đôi khi nhà văn chỉ cần nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra câu chuyện thật hay mà “không cần đến những mâu thuẫn gay gắt như kịch, nhưng nó là cái cớ chắc chắn, hết sức cụ thể và mang tính riêng, ở đó cốt truyện và nhân vật nương tựa vào nhau để thực hiện đắc lực tất cả ý định của tác giả”

[24]. Như vậy cũng có nghĩa tình huống là một phương tiện rất quan trọng trong nghệ thuật viết văn. Kim Lân rất coi trọng vai trò của tình huống trong sáng tác của mình nên ông đã xây dựng rất nhiều tình huống khác nhau làm nên những đặc trưng riêng cho mình.

Có thể thấy, có những cốt truyện không biến cố, kịch tính, nhưng truyện vẫn phải hình thành một tình huống cụ thể. Còn đối với những truyện ngắn thông thường, tình huống là bối cảnh đặc biệt mà tác giả tạo ra để triển khai cốt truyện, để nhân vật hành động, suy nghĩ. Thường ở loại truyện này, tình huống được tạo nên bằng một sự kiện gây tác động mạnh mẽđến đời sống nhân vật.

Phân chia ra các dạng tình huống khác nhau, trên thực tế, chúng tôi quan niệm đây chỉ là một việc làm tương đối. Mọi hoạt động sáng tạo của nhà văn chung qui lại đều nhằm diễn tả sự vận động của nhận thức về tư tưởng, về thẩm mỹ mới cho người đọc. Do vậy, việc phân chia các dạng tình huống khác nhau, chủ yếu vẫn là tiếp tục những thao tác cần thiết để tìm hiểu các “phương tiện

Khảo sát các sáng tác của Kim Lân để tìm ra những dạng tình huống phổ biến, chúng tôi xem đây là một thao tác để tìm hiểu sự “độc đáo lặp lại và phát triển” trong quá trình tiếp cận hiện thực đời sống con người.

Dng tình hung t nhn thc:

Đây là một dạng tình huống mới xuất hiện trong các sáng tác viết sau Cách mạng tháng Tám của ông. Sự ra dời của nó gắn với những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật, trong việc nhận thức về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, về khả năng thực tế của con người trong đời sống, về công cuộc cải cách ruộng đất ở nông thôn. Những truyện ngắn có dạng tình huống nhận thức vừa thể hiện cuộc hành trình tư tưởng của cá nhân lại cũng vừa thể hiện cách nhận thức của cá nhân con người về bản thân và xã hội với điểm nhìn hoàn toàn khác trước. Những truyện tiêu biểu cho dạng tình huống này trong truyện ngắn Kim Lân có thể kể đến như Làng, Người chú dượng, Ông C Lun gc me, V nht, B

con ông gác máy bay trên núi Côi Kê, Nên v nên chng, Ch Nhâm, Tìm em, Con chó xu xí… Ởđây chúng tôi chỉ xin đơn cử một vài trường hợp, chẳng hạn tình huống truyện mà ở đó lần đầu tiên con người được coi như một đối tượng để khám phá từ nội tâm là truyện ngắn “Người chú dượng”. Một giả thiết được đặt ra nếu như anh Mộc gù không có lương tâm thật thì trước sự bêu rếu, đồn đại, ghẻ lạnh của mọi người, anh có thể tìm những biện minh để người ta không còn xa lánh anh nữa, họ sẽ có thái độ khác đi. Mặt khác, nếu chỉ cần anh Mộc có thể nói ra tất cả sự thật ở gia đình ông Dưỡng và câu chuyện đau xót về người vợ mê trai của mình thì tình huống truyện cũng sẽ khác đi. Đằng này anh Mộc vẫn cứ

Tạo tình huống cho nhân vật nhận chân về bản thân để từđó sửa chữa những sai lầm dẫu vô tình hay cố ý, vấn đề tự nhận thức được Kim Lân đặt ra chủ yếu từ yêu cầu đối với việc xác định đối tượng của nghệ thuật. Tất nhiên vấn đề tự nhận thức còn được mở rộng ra trên nhiều phương diện khác của đời sống mà

“Con chó xu xí” là một trường hợp. Nhân vật xưng“tôi” là một nhà văn theo Cách mạng đến khi kháng chiến với tình thế nguy cấp là phải chạy loạn tản cưđã khiến nhà văn rơi vào tình thế khó xử trước việc ra đi của gia đình rồi con chó của họ sẽ như thế nào - để nó lại hay mang nó theo? Và sau những ngày suy nghĩ đắn đo thì con chó được bỏ lại cho một người quen trong “tiếng lồng lộn, cuống quýt như kêu cứu, như van khóc”. Song cũng thật là bất ngờ là sau những ngày chạy giặc vất vả, con chó đã không bỏ chủ mà lê lết tìm về ngôi nhà cũ, đói khát kiệt quệ, làm cho nhà văn thật sự cảm động.“Chao ôi! Con chó xấu xí ấy của tôi! Nó đã chết một cách thảm thương và trung hậu quá!” [59]. Đặt ra tình huống về sự trung thành và cái chết của con chó, Kim Lân đã vừa đưa ra một cách nhìn cho những nhà văn đứng bên lề cuộc sống, cuộc kháng chiến chung của dân tộc - những con người cơ hội, ham sống sợ chết, vì lợi ích riêng của mình mà bán rẻ lương tâm để phản bội bạn bè, phản bội Tổ quốc như Nhược Dự.

Trong “Ông lão hàng xóm”, đặt ra một tình huống khác, nhà văn đã dựng lên được một đám cán bộ đội do hằn thù giai cấp cũng có, nhưng chủ yếu do nhận thức ấu trĩ, ngu dốt, máy móc, cuồng tín dẫn đến căn bệnh khiếp nhược cùng với thói a dua nông nổi của đám đông dân chúng đã đẩy Đoàn - một cán bộ Cách mạng, từng vào sinh ra tử, rơi vào bi kịch oan khuất - bị quy oan là “quốc dân

Đảng” mà không ai bênh vực, che chở. Để rồi giữa cái chết và sự sống, như thế nào mới giành lại được chỗ đứng cho thân phận và cuối cùng Đoàn tự nhận, tự

Tính chất “tự nhận thức” ở các tình huống trên có khác nhau. Một mặt nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải trung thực với bản thân, phải nhìn sâu vào mỗi cảnh đời, mỗi số phận để quan sát, mặt khác nó đặt ra như một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình mỗi con người tự hoàn thiện bản thân mình. Con người ta không ai hoàn hảo nhưng biết được những khiếm khuyết của mình để sửa sai càng sớm càng tốt thì càng đỡ phải ân hận. Có thể kể thêm một vài tình huống dạng này trong các truyện khác nhưLàng, Ông C Lun gc me. Thái độăn năn của mụ chủ nhà vì đã hiểu lầm và đối xử không tốt với vợ chồng ông Hai, sự suy nghĩ lại và làm đơn tự nguyện xin vào hợp tác xã của ông Cả Luốn… là biểu hiện của sự tự nhận thức mà kết quả chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến phần đời còn lại của nhân vật. Nhưng với chị Mộc đỏ trong “Người chú dượng” thì sự tự nhận thức đâu còn có ích gì cho chị.

Khả năng của mỗi con người đâu chỉ vô song nên dẫu chị Mộc có ăn hận, đau xót đến cháy lòng, có yêu thương quý trọng chồng đến nhường nào đi chăng thì chị cũng không còn có cơ hội ở trên cõi đời để sống bên chồng mà chuộc lại những lỗi lầm của mình, minh oan cho chồng và mang lại hạnh phúc cho người chồng đáng thương tội nghiệp của mình.

Đặt ra những tình huống này, Kim Lân đã tạo nên những cái cớ để trở đi trở lại, lật xới những vấn đề vốn vẫn luôn thao thức trong ông. Mỗi tình huống truyện ởđây, tự nó là sự phúc đáp về bản thân trong một khía cạnh vềđạo đức lối sống, về khả năng có hạn của mỗi con người, mỗi đời người.

Dng tình hung gi lòng thương cm:

Đây là một dạng tình huống mang màu sắc trữ tình đậm nét - tình huống làm nổi bật tâm trạng nhân vật hoặc giúp nhà văn phát hiện mô tả, tinh tế những cảm xúc, cảm giác trong thế giới tâm hồn của nhân vật. Ở những nhân vật thành công nhất của Kim Lân, tính cách được khắc họa chủ yếu cũng ở những tình huống trữ

Ở Kim Lân, tình huống truyện phải phục vụ yêu cầu khẳng định tư tưởng nghệ thuật bằng một sự tài hoa tinh tế và một niềm cảm thông sâu sắc. Yêu cầu ấy đòi hỏi nhà văn phải sáng tạo những tình huống truyện thật éo le, bi đát và bất hạnh cứ chồng chất để người đọc thấy được nhân vật thật sự là đáng thương, đáng tin và đáng quý. Có thể nói hầu hết trên ba mươi truyện ngắn của Kim Lân đều có tình huống gơị lòng thương cảm. Tuy nhiên, ở đây luận văn chỉ khảo sát một vài truyện tiêu biểu.

Tạo tình huống gợi lòng thương cảm cho truyện ngắn “V nht” , Kim Lân bắt đầu bằng câu chuyện hết sức éo le, bi đát - chuyện “nhặt vợ” của anh Tràng ngay giữa nạn đói 1945. Một anh Tràng, dân ngụ cư, nghèo xơ, nghèo xác, xấu trai, ế vợ, vậy mà bỗng dưng chỉ nhờ có bốn bát bánh đúc và một câu nói bông đùa mà có người theo không về làm vợ. Đúng là nhặt được vợ như người ta nhặt cái rơm cái rác bên đường. Số phận con người sao mà rẻ rúng và bi thảm đến thế! Việc lấy vợ của anh Tràng trở nên quá dễ dàng và quá bất ngờ! Lúc đầu mọi người chẳng ai tin. Thật éo le, tủi nhục. Ai đời lại thành vợ, thành chồng đúng vào lúc giữa nạn đói thảm hại như thế, để rồi chẳng lễ cưới, chẳng họ mạc, xóm giềng chia vui. Chỉ có tang tóc vây quanh, phủ đầy căn nhà và “đêm tân hôn”.

Liệu có qua khỏi thì đói này không? Nhưng tình cảm vừa mừng, vừa tủi, vừa ai oán xót thương, buồn thảm, chua chát gợi lên trong lòng mọi người trong gia đình anh Tràng là thế. Kim Lân đã thể hiện được lòng thương cảm sâu sắc của một nhà văn đã khơi gợi được tình thương nơi người đọc. Mặt khác, dưới ngòi bút Kim Lân thì con người dù ở vào nghịch cảnh vẫn không đánh mất tính người.

Ở truyện ngắn “Làng” cũng thế, Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai trước một tình huống cũng hết sức éo le, đầy thử thách trước cái tin làng Giầu của ông theo Tây. Tình huống này quá bất ngờ, khiến ông Hai bị chấn động, dường như niềm kiêu hãnh về làng của ông bị tổn thương nặng. Nhưng tình yêu làng của ông quá lớn nên ông không tin đó là sự thật. Ông nhớ lại từng mái nhà, từng khuôn mặt của làng. Ông tin vào dân làng của mình “họ toàn là những người có tinh thần mà”. Họđã ở lại đánh giặc không đi sơ tán thì lẽ gì họ theo giặc? Trí óc ông Hai rối tung, tình cảm của ông lẫn lộn. Có thể nói tình cảnh mà ông Hai phải chịu thật

Ở một góc độ khác, tình huống gợi lòng thương cảm được xây dựng trên cơ sở đặt nhân vật vào hoàn cảnh phải chịu nhiều nỗi bất hạnh dồn dập thường là tăng cấp. Những tác phẩm được xây dựng bởi tình huống như thế thường bao quát cả cuộc đời nhân vật. Những tình huống đó đều nói về những nỗi bất hạnh của con người, nhất là người phụ nữ. Đọc truyện Kim Lân, đặc biệt là mảng truyện thế sự, ta thấy rõ những nhân vật phụ nữ của ông không mấy ai có hạnh phúc trọn vẹn với tư cách là con người cá thể. Hơn thế, họ lại luôn chịu những nỗi bất hạnh chồng chất. Kim Lân muốn qua nhân vật của mình cho người đọc thấy được cái tận cùng nỗi khổ của con người, mặt khác, ông muốn khẳng định những phẩm chất tinh thần tốt đẹp của con người trong mọi hoàn cảnh.

Tạo tình huống cho truyện “Cô Va”, Kim Lân xoay quanh cuộc đời của cô Vịa - một cô gái phải gánh chịu cả một chuỗi bất hạnh. Thứ nhất, cô Vịa chịu nhiều thiệt thòi, thiếu thốn tình cảm gia đình ngay từ lúc nhỏ, mồ côi mẹ, sống với mẹ kế, bị hành hạ khổ sở. Thứ hai, mười tuổi cô lại mồ côi cha, cô bị mẹ kế đánh đập “da diết suốt ngày”. Thứ ba là vì khao khát hạnh phúc của một mái ấm gia đình mà cô đã rơi vào bẫy tình đến nỗi phải thân tàn ma dại. Bấy nhiêu thứ tai họa dồn dập trút lên đầu cô gái như thế nhưng với Kim Lân dường như vẫn chưa đủ, ông để cho Ứng đùa trêu cô khi biết cô luôn có ảo tưởng làm vợ Phán Đường, khao khát một cuộc sống giàu sang hạnh phúc. Nhưng tất cả chỉ là một giấc mơ, nó cũng giống như lời nói đùa của Ứng thì không bao giờ là sự thật và cô đã tuyệt vọng trên con đường đi tìm hạnh phúc, nên đã dẫn đến cái chết trong điên

Tạo ra những tình huống khác nhau, dù có khi ngay trong một đề tài, ngay trong một truyện ngắn, điều đó càng khẳng định sự tìm tòi của Kim Lân trên con đường nghệ thuật. Khảo sát và rút ra một số dạng tình huống trên, chúng tôi nhận thấy sự tìm tòi của Kim Lân luôn diễn ra trên bề rộng lẫn bề sâu. Một mặt, với

“khả năng nhìn đâu cũng ra truyện ngắn” của mình, ông đã nới rộng đường viền của hiện thực trong tác phẩm và nhanh chóng tìm ra trong cuộc sống đời thường, những tình huống truyện nhẹ nhàng, nhưng thâm sâu, ý nhị. Mặt khác, ông cũng tạo ra những tình huống cho nhân vật “tự nhận thức” để gởi gắm những vấn đề tư tưởng đang đặt ra trong đời sống ở nông thôn Việt Nam. Ở đây, chúng tôi cũng gặp lại Kim Lân trong những tình huống gợi lòng thương cảm vẫn không mâu thuẫn, không xung đột, gây cấn nhưng lại sâu sắc hơn, hay hơn và cũng độc đáo hơn. Sự tìm tòi đó có thể cho là một trong những phương diện thể hiện bản sắc riêng của Kim Lân.

Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Mà truyện ngắn là “một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ” thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người. Đó chính là khoảnh khắc của cuộc sống, có khi là một trạng thái tâm lý, một biến chuyển tình cảm, một tình thế xã hội… Do vậy, điều quan trọng là khi viết truyện

Để làm được như thế, nhà văn có thể dựa hẳn vào ưu thế riêng của một cốt truyện ly kỳ độc đáo. Cũng có thể dựa hẳn vào cái tài, cái duyên kể chuyện để biến những việc bình thường, thậm chí tầm thường, thành “chuyện”, thành “câu chuyện”. Lại cũng có thể phối hợp cả hai cách trên.

Phương thức tự sự truyền thống thường rất chú trọng vào việc dùng cốt truyện, một cốt truyện với đầy đủ những thành phần “c điển” như “trình bày”,

“khai đoạn” (thắt nút), “phát triển”, “đỉnh điểm” (cao trào) và “kết thúc” (mở nút). Phương thức tự sự hiện đại thường không chú trọng nhiều vào việc xây dựng cốt truyện, hoặc giản lược đi, thường chỉ còn là mô hình chủ yếu với “thắt nút”, “mở nút”. Trung tâm của người viết truyện giờ đây là nghệ thuật kể chuyện, tức là cái cách nhà văn làm cho độc giả chăm chú lắng nghe mình “nói” như thế nào và đến mức nào?.

Và tất nhiên là các nhà văn hiện đại Việt Nam, trên bước đường hiện đại hóa VXNT, nhất là truyện ngắn, đã có nhiều cách ứng xử kỹ thuật đối với cốt truyện. Nguyễn Công Hoan vẫn viết rất hứng thú với các câu chuyện có cốt truyện bất ngờ độc đáo bằng mô hình “thắt nút”, “mở nút” tài tình. Nam Cao

cũng tận dụng cốt truyện nhưng chủ yếu tập trung sáng tạo tính cách, tinh thần của nhân vật. Riêng Kim Lân thì lại có một “lối dựng truyện mới mẻ”, có những truyện có thể nói là không có cốt truyện, cốt truyện với ông chỉ là cái cớ để xâu chuỗi các yếu tố, chi tiết, các bức tranh phong tục, các “mảnh đời đầu thừa đuôi

Một phần của tài liệu Phong cách văn xuôi nghệ thuật Kim Lân (Trang 101 - 113)