Trần thuật chủ quan

Một phần của tài liệu Phong cách văn xuôi nghệ thuật Kim Lân (Trang 76 - 81)

PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ

3.2.1. Trần thuật chủ quan

Đây là lối trần thuật mà chủ thể trần thuật được nhân vật hóa. Đọc văn Kim Lân, chúng ta thấy rất đậm dấu ấn chủ quan của nhà văn trong cách trần thuật và kể chuyện. Ở đó, nhà văn trực tiếp bày tỏ cái “tôi” của mình trên trang sách một cách chân thành - cái “tôi” đó chính là cái “tôi” hướng nội, nói tiếng nói của cá nhân, kể lại câu chuyện theo quan điểm cá nhân.“Tôi” trong loại truyện này hoặc ở tư cách nhân chứng. Sử dụng lối trần thuật này, tác giả được tự do trong quan sát, bình luận theo chủ kiến của mình. Khảo sát 33 truyện ngắn của Kim Lân chúng tôi thấy có 9 truyện được trần thuật theo phương thức trần thuật chủ quan. Có thể coi đây là một hiện tượng khá đặc biệt ở truyện ngắn Kim Lân.

Để lợi dụng triệt để thế mạnh của lối trần thuật này, Kim Lân thường chọn nhân vật là những người nông dân nghèo khó, những con người “đầu thừa đuôi thẹo”, những người vừa có khả năng quan sát, nhận diện con người qua hình thể, lại vừa có khả năng đi sâu vào tâm lý và suy nghĩ của đối tượng. Năng lực khám phá của nhân vật mở dần theo truyện. Từ cảm tính đến lý tính và lý tính ngày càng khẳng định điều nhận thức từ cảm tính buổi đầu. “V chng anh đội trưởng” có thể coi như một truyện điển hình cho lối trần thuật theo nhân chứng.

Toàn bộ câu chuyện về chuyến công tác ở Tam Tiêu của vợ chồng anh đội trưởng được kể lại bởi vai trò chủ thể trần thuật là một người dân sống ở Tam Tiêu. Trước tiên là sự cảm nhận về những sinh hoạt hằng ngày trong chuyến công tác, cho đến hành động phẩm chất của vợ chồng anh đội trưởng trong một đợt chống bão cùng với người dân ở Tam Tiêu… Những chi tiết đó chỉ có thể quan sát được bằng con mắt và thói quen của người nông dân.

Bắt đầu từ sự quan sát đó, sự cảm nhận càng ngày càng được khẳng định bởi vì nhân chứng này ở vị trí thuận lợi vốn có, đã có điều kiện để quan sát vợ chồng anh đội trưởng trong suốt thời gian công tác đến Tam Tiêu, cho nên đã gây được ấn tượng sâu sắc về tinh thần tập thể và tấm gương lao động của vợ chồng anh đội trưởng với người đọc.

MắcXim Gokki từng cho rằng “Trong tiểu thuyết hay truyện, những con người được tác giả thể hiện đều hành động với sự giúp đỡ của tác giả, tác giả

luôn ở bên cạnh họ, mách cho người đọc biết rõ phải hiểu họ như thế nào, giải thích cho người đọc hiểu những ý nghĩ thầm kín, những động cơ bí ẩn phía sau hành động của các nhân vật được miêu tả, tô đậm thêm cho tâm trạng của họ… luôn luôn giật dây cho họ thực hiện những mục đích của mình, điều khiển một cách tự do và rất khéo léo mặc dù người đọc không nhận thấy những lời lẽ, những việc làm, những mối tương quan của họ…” [22].

Kim Lân đã hướng vào nội tâm của nhân vật để phân tích và phát hiện vấn đề ở đây với cái “tôi” riêng tư mang màu sắc số phận, nhân vật được hoàn toàn soi chiếu dưới nhiều góc độ.

Điểm nhìn trần thuật từ nhân vật là nhân chứng còn được Kim Lân sử dụng ở truyện “Cu đánh vt”. Đây là truyện được kết cấu theo kiểu “truyện trong truyện”. Kiểu kết cấu này giúp tránh được sựđơn điệu của lối kể theo một giọng từđầu đến cuối, đồng thời còn nhấn mạnh được tính khách quan. Ở truyện này, người trần thuật đóng vai trò là người dẫn truyện, ngoài đoạn mở đầu đã “t

rút lui để nhân vật của mình tự tìm đến độc giả” [84]. Lúc bấy giờ người trần thuật vừa là nhân chứng lại vừa là nhân vật chính. Góc độ trần thuật của truyện,

trên thực tế vừa được soi chiếu từ câu chuyện của đô Cót, lại vừa được soi chiếu từ sự quan sát của người được nghe kể.

Theo dòng hồi tưởng đô Cót - một tay đô lão luyện “đã từng mấy năm ăn giải cạn tiếng tăm lừng lẫy khắp vùng Từ Sơn”, về những câu chuyện đấu vật nổi tiếng, những “chiến công oanh liệt” của sân vật Cẩm Giang…, tất cả như đang được sống lại.

Cả một cuộc đời đi đấu vật, nay đã là “một đô già hết thời”, đô Cót kể lại những câu chuyện đấu vật ngày xưa mà mình đã chứng kiến bằng tinh thần của một con người thượng võ với một sự nhớ tiếc, buồn bã. Ông đã tiếc cho thời thế biến thiên, tinh thần thượng võ của ta ngày một suy kém và gần như là bị quên lãng.“…Và từ một phía khác, người kể chuyện - nhân chứng cũng muốn đem tất cả cái hay, cái lạ đặc biệt của môn đấu vật ra vẽ lại để cho chúng ta cùng thấy

được cái tinh hoa ngày xưa của cha ông.

Thời bấy giờ các quan võ phần nhiều là đô vật. Làng tôi cũng có mấy ông

được tiến cử vào tận trong kinh đô.

Những lúc vua ngự giá đi đâu thì ngồi trên cánh tay một đô vật.

Cậu tưởng tượng xem: một người to lớn đẫy đà, đầu đội mũ lưỡi búa, mình đóng khố bao, khăn vắt. Một tay khuỳnh ra làm ngai cho vua ngự, còn một tay cầm tàn che, có phải oai phong lẫm liệt biết là bao nhiêu không. Vì thế, làng tôi thời ấy mới có mấy ông như: đô Tàn, đô Lọng, đô Kiệu, đô Cờ (…) Đấy cậu xem, ngay như cái “cầu đánh vật” và mấy phiến đá bắt qua lạch, chính là của mấy ông đô làng tôi lúc về già mang về đấy…” [65]. Từ những góc nhìn này, Kim Lân đã tập trung soi vào cái phần khuất lấp trong ý nghĩ của nhân vật, để làm sáng lên các phẩm chất mà cảm nhận bình thường không thể thấy được, không thể cắt nghĩa được.

Ở một loại truyện khác, người kể chuyện đồng thời cũng là chủ thể trần thuật. Khi hoàn toàn hòa nhập vào nhân vật, tác giả sẽ có rất nhiều lợi thế để quan sát để giải bày, kể cả việc đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật.

Trong truyện “Người chú dượng”, nhân vật ông Mộc Gù đã bộc lộ tâm trạng thật của mình - một tâm trạng mà những người hàng xóm của ông không thể nhìn thấy được - trong những lần bị xa lánh hắt hủi. Đối diện với những bất hạnh của mình, ông Mộc đã bộc lộ cái khát khao về tình cảm bạn bè đểđược chia sẻ, tâm sự. Với “hai con mắt đỏ đòng đọc như mắt trâu điên. Hai con mắt mỗi khi chĩa vào ai lại ánh lên những tia sáng hằn học, thèm khát khó hiểu” [65]. Đó cũng chính là đôi mắt của nhà văn Kim Lân đang nhìn sâu vào nhân vật - đôi mắt đau đớn, thương xót, vừa như uất hận, oán trách lại vừa tin tưởng, khát khao của một sự đồng cảm sâu sắc. Đó cũng là lý do khiến cho “Người chú dượng” thể hiện một cách đầy đủ sựđau khổ mang đầy kịch tính trong nội tâm nhân vật ông Mộc. Biểu hiện bề ngoài của một nội tâm đầy kịch tính đó chính là sự chửi bới, quát tháo ầm ĩ,“có hôm rượu vào hắn khóc, có hôm rượu vào hắn hát” nhưng tất cảđều “nghe ghê rợn và sầu thảm như tiếng con chó ngộ tru lên từng hồi dài khi nó sắp chết” [66].

Nhân vật Hiền trong “Ông C Lun gc me” được Kim Lân xây dựng thành công cũng chính là do nhà văn - người kể chuyện đã đứng ở ngôi thứ nhất để trần thuật. Chủ thể kể “tôi” chính là một nhân vật phụ trong tác phẩm. Câu chuyện về ông Cả Luốn thường được chủ thể kể “tôi” kể lại cho nên câu chuyện chủ yếu được vận động theo quan điểm chủ quan của nhân vật “tôi”. Ông Cả Luốn chỉ vì chút tài sản riêng mà phải ngày đêm dằn vặt, hao tâm khổ trí gây buồn phiền lục đục trong gia đình để hàng xóm còn chê bai là bảo thủ, chậm tiến, cản bước đi của phong trào hợp tác nhưng ông cũng không phải hoàn toàn là người xấu. Suy nghĩ của ông chẳng qua là suy nghĩ của người nông dân có óc tư hữu. Thật ra thì ông chưa bao giờ có ý nghĩ là sẽ chống lại phong trào phát triển của hợp tác xã. Chính vì thế mà sau những ngày đêm dằn vặt với lòng tự trọng của một con người có thứ bậc trong dòng họ, ông đã nộp đơn xin vào hợp tác xã. Kể chuyện ông Cả Luốn như vậy, Kim Lân sẽ có lợi thế, nhà văn có thể cùng một lúc vừa miêu tả hiện thực cuộc sống nông thôn thời kỳ đầu Cách mạng xã hội chủ nghĩa, lại vừa thể hiện trực tiếp suy nghĩ của mình về hiện thực ấy. Mặt

Tương tự, nhân vật ông Trạch trong “Người kép già” cũng được Kim Lân kể lại ở ngôi thứ nhất. Lối kể này một mặt đã tạo cho ông Trạch - người kép già nhớ lại quá khứ của “một thời hoa niên lừng lẫy, tưng bừng ánh sáng và âm nhạc thuở trước”, ông đã bỏ vợ, bỏ con của mình trong suốt mười lăm năm trời. Mặt khác, ông tự mình “giải tỏa” cho mình ra khỏi những điều khó xử trong quan hệ với gia đình vợ con… và thu mình đón nhận lòng thương hại cũng như sự hắt hủi của người cháu họ. Cho nên trong nỗi đau thất thế của mình hôm nay, ông Trạch vừa xót xa, ân hận vừa cảm thông, thấu hiểu sự hi sinh, chịu đựng, vất vả của vợ con. Khi nhân cách cá nhân được đặt trong trường nhân bản để thẩm định thì những khuyết điểm, sai lầm do thói đời sẽđược chính sự sám hối chân thành này tẩy rửa. Ông Trạch trong “Người kép già” vốn là “con người văn hóa”, ông có ý

định phục hồi lại nghệ thuật hát tuồng, giữ lại bản sắc văn hóa truyền thống cho dân tộc, có lòng tự trọng cao, dù trong hoàn cảnh thất thế ông cũng không đang tâm làm khổ vợ con. Ấy vậy mà vẫn có những lúc tầm thường, thiếu suy nghĩ nhưng lại biết xót xa ân hận cho những sai phạm của mình. Con người ông Trạch hoàn toàn vẫn là một nhân cách đáng nể, đáng phục, đáng cảm thông. Kim Lân đã đi vào “con người trong con người” của nhân vật để tìm hiểu, biện minh và hành động theo một lôgic tính cách hoàn chỉnh.

Đặc biệt trong truyện “Con chó xu xí” sự hoá thân của tác giả vào nhân vật tôi - một nhà văn thật sự ân hận, day dứt trước sự “chia ly phũ phàng” với con chó tội nghiệp - hoàn toàn phù hợp để Kim Lân thực hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Kim Lân đã thực sự xúc động, vừa cảm thương, vừa mến trọng cho tấm lòng trung thành của một con vật bị con người bỏ rơi trong hoàn cảnh con người phấn đấu giành lại sự sống cho mình, lại vừa thể hiện được tâm trạng của người trần thuật. Đó cũng chính tâm sự và sự giải bày tấm lòng trung trinh của một nhà văn theo Cách mạng. Hoá thân vào nhân vật xưng “tôi”, Kim Lân đã có một điểm nhìn riêng cho “Con chó xu xí”, tạo nên một giọng văn khác với

Một phần của tài liệu Phong cách văn xuôi nghệ thuật Kim Lân (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)