Miêu tả tâm lí và sử dụng độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu Phong cách văn xuôi nghệ thuật Kim Lân (Trang 86 - 92)

PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ

3.3.1 Miêu tả tâm lí và sử dụng độc thoại nội tâm

“Nếu cho rằng văn chương là lịch sử tâm trạng con người thì Kim Lân quả là nhà văn đích thực trên cái nghĩa ấy” [98]. Đọc truyện ngắn Kim Lân, chúng ta thấy nhà văn xem việc đi sâu vào tâm lí trong xây dựng nhân vật như là một lợi thế để tự mình bộc lộ với mình những cảm xúc và suy nghĩ trung thực nhất.

Ông Hai trong “Làng” là một người nông dân thuần phác, đôn hậu và ông yêu quê hương bằng nhận thức của người dân Việt Nam tự nguyện đi theo kháng chiến gắn bó với cuộc chiến đấu chung của dân tộc. Ông đã rất buồn, rất đau khi phải rời xa làng để đi tản cư. Mặc dù với suy nghĩ “tản cư âu cũng là kháng chiến” nhưng ở nơi tản cư, trong thân phận nhờ cậy người khác, lòng ông vẫn luôn day dứt nhớ về quê hương - cái làng Giầu, nơi chôn nhau cắt rốn, gắn với biết bao kỉ niệm trong cuộc sống hằng ngày của ông. Càng yêu làng, càng tự hào về làng của mình, ông Hai càng đau khổ khi nghe tin làng của mình theo giặc, làm Việt gian. Nỗi đau khổ của ông lên đến tột cùng, khiến ông giận lây mọi người, ông căm thù tất cả “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù…”. Lời độc thoại nội tâm đã khẳng định lòng yêu nước của ông Hai với ý thức rất rõ, yêu ghét phân minh, rạch ròi. “Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy” [55]. Vì yêu làng

mà ông Hai mới có những suy nghĩ dằn vặt đan xen giữa niềm tin và sự nghi ngờ như thế và rồi ông lại tự vấn, tự lí giải để xóa đi những mâu thuẫn trong lòng

“Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta đâu bịa tạc chuyện ấy làm gì?”

[55]. Không còn nghi ngờ nữa ông Hai trở nên xót xa, đau đớn đến tột cùng

Tương tự thế, chúng ta còn thấy ở nhiều nhân vật khác của Kim Lân như Đoàn (Ông lão hàng xóm), Ông Mộc (Người chú dượng), bà cụ Tứ (V nht)…

Nhờ sử dụng độc thoại nội tâm gắn liền với mô tả tâm trạng, ngòi bút Kim Lân có khả năng đi sâu phản ánh thế giới tâm hồn phong phú, phức tạp. Bằng con đường hướng nội này, Kim Lân đã làm giàu thêm nội dung phản ánh trong tác phẩm của mình. Xét về phương diện xây dựng cốt truyện và nhân vật của nghệ thuật truyện ngắn, dường như Kim Lân không tập trung hứng thú vào việc xây dựng cốt truyện như các nhà văn khác nên nhiều truyện trong sáng tác của ông có thể nói là phi cốt truyện, hiểu theo nghĩa là không có những biến cố gì đáng kể, quyết định số phận nhân vật, do vậy mà truyện của Kim Lân thường rất khó tóm tắt. Kim Lân chú ý xây dựng những tình huống khác nhau để nhân vật tự bộc lộ tâm trạng và giải bày cảm xúc, tình cảm của mình. Mặt khác khi miêu tả tính cách nhân vật, Kim Lân có thiên hướng chú tâm khai thác thế giới nội tâm sâu kín của con người hơn là miêu tả cử chỉ hành động bên ngoài của nhân vật.

Tâm lý nhân vật bà cụ Tứ trong “V nht” được Kim Lân thực hiện qua những lời thoại trực tiếp hoặc độc thoại nội tâm theo dòng “ý thức” với những nỗi niềm, những ký ức đau xót, nặng nề, những lo toan, buồn vui lẫn lộn… “Dòng ý thức” đó thể hiện tâm trạng của một kiếp người nghèo đang đối mặt giữa sự sống và cái chết. Tuôn chảy theo “dòng ý thức” đó, nỗi lòng về tính cách nhân vật được bộc lộ dần. Nhờ thế, nhà văn không cần dẫn truyện mà vẻ đẹp của nhân vật vẫn được khắc họa sinh động và sâu sắc.

Bà cụ Tứ khi vừa vềđến nhà thì từ “ngạc nhiên” đến “băn khoăn”, bà lão

tự nghĩ “Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào

đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Không phải cái Đục mà? Sao lại chào mình bằng U? Ai thế nhỉ?” [65]. Những câu hỏi liên tiếp diễn ra trong dòng độc thoại, chứng tỏ bà cụ Tứ hết sức bất ngờ, không tin là con trai của mình đã có vợ. Bà lão đang ngạc nhiên vì chưa hiểu gì cả thì anh Tràng lại thông báo

“Kìa, nhà tôi nó chào U… nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi ấy U ạ!”[65]. Cúi

đầu nín lặng bà cụđã hiểu ra biết bao nhiêu là cớ sự. Tâm trạng của bà mẹ nghèo ngổn ngang và đan xen những buồn tủi cùng vời lòng thương cảm xót xa, bà thương cho số kiếp đứa con trai mình. “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con cái là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này, còn mình thì…” [65]. Bà cụ Tứ nghẹn ngào trong lòng. Bà thương cho đứa con trai của mình và bà cũng thương cho “người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới lấy vợ được”[65].

Như vậy, chỉ cần những dòng độc thoại trong tâm trạng nhân vật mà người đọc có thể cảm được tấm lòng nhân hậu, bao dung của bà cụ Tứ - một người mẹ nghèo đáng thương, đáng quí.

Rồi bà đã nhẹ nhàng nói với nàng dâu: “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên, phải kiếp với nhau U cũng mừng lòng” [65]. Câu nói ngắn gọn nhưng thật ý nhị đã vừa giải tỏa được nỗi lo âu phiền muộn của“người đàn bà xa lạ”, lại vừa như trút đi gánh nặng phấp phỏng, đợi chờ của Tràng. Mặt khác, lời thoại đã biểu hiện thái độ của một sự thuận tình, chấp nhận.

Thế nhưng, ngay sau đó bà cụ Tứ lại lo âu tự hỏi “liệu nó có nuôi nổi nhau qua được cơn đói khát này không?” [65] rồi bà lại lặng đi khi nghĩ tới cuộc đời cơ cực của mình, tủi thân cho số phận của chồng và đứa con gái. Từ đó bà càng thương hơn cuộc đời của vợ chồng Tràng: “Cuộc đời của chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?” [65]. Bà thương con đẻ, thương cả con dâu nên bà đã giải bày gia cảnh tạo sựđồng cảm để nàng dâu mới liệu bề mà cư xử, toan lo. Rồi bà tiếp tục an ủi nàng dâu trong ý thức của một người mẹ hiểu rất rõ về việc lấy vợ cho con thì phải như thế nào? “Bà lão nhìn người đàn bà lòng đầy thương

xót”, và nói với vợ chồng Tràng: “…Cốt làm sao chúng mày hoà thuận là U

mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này U thương quá!”,

rồi bà “nghẹn lời không nói được nữa và nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”

[65]. Việc con trai có vợ vừa là nỗi lo, vừa là niềm vui. Song có lẽ hạnh phúc của con trai mình là trên hết nên bà cụ Tứ đã vui nhiều hơn buồn. Chúng ta thấy bà lão nói toàn là chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này để thắp lên trong niềm mơước cho vợ chồng Tràng “… Ai giàu ba họ, ai khó ba đời?” [65] Bà đã cố giấu đi nỗi lo trong lòng đểđộng viên con mình.

Nhà văn rất tinh tế khi thấu hiểu và phát hiện những phẩm chất cao đẹp của người nông dân - đặc biệt là người phụ nữ dù trong hoàn cảnh khốn cùng, giữa sự sống và cái chết cận kề, họ vẫn yêu thương, cưu mang đùm bọc nhau, vẫn lạc quan để hướng về một tương lai tươi sáng hơn.

Có thể nói tất cả những lời thoại diễn ra trong tâm trạng của bà cụ Tứ, dù là độc thoại hay đối thoại, trực tiếp hay gián tiếp cũng đều toát lên phẩm chất cao đẹp của một người mẹ nghèo, hiểu lòng người, nhân từ phúc hậu, luôn lạc quan tin tưởng hy vọng vào tương lai trong mọi hoàn cảnh. Cách ứng xửấy thật là ý nhị, những ý tứ sâu xa cứ hiện dần qua từng lời nói, từng câu chữ của Kim Lân. Cách miêu tả tâm lí nhân vật như thế ta còn thấy ở nhiều truyện khác của Kim Lân nhưCon chó xu xí, Làng, Ông lão hàng xóm,…

Qua đó, cũng đã cho chúng ta thấy được cái biệt tài riêng của nhà văn Kim Lân trong việc sử dụng một trong những thủ pháp nghệ thuật để khắc họa tính cách nhân vật.

Cùng với việc sử dụng lời thoại trực tiếp và gián tiếp trong “V nht”

Kim Lân còn dùng yếu tố khắc họa tâm lý qua những biểu hiện bên ngoài. Có thể nói anh Tràng được mô tả như một anh con trai tuy đã lớn tuổi mà chưa có gì chính chắn, thậm chí hơi ngộc nghệch, nên thường là đối tượng trêu ghẹo, đùa cợt của trẻ con trong xóm. Lúc đầu việc lấy vợ của anh chỉ là chuyện đùa, nhưng sau thì thành chuyện thật “người phụ nữ lon ton đi theo anh” [65]. Thế là đã thành vợ thành chồng. Anh Tràng có thoáng lo sợ, nhưng là người vô tâm nên rồi anh “chặc lưỡi một cái: - Chặc kệ!” [65]. Trên đường đưa vợ về nhà, người đàn bà thì bẽn lẽn nhưng anh thì tỏ ra đắc ý “Mặt hắn có một nét gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai con mắt thì sáng lên lấp lánh”,

thậm chí “cái mặt cứ vênh lên tựđắc với mình” [65], trước sự dòm ngó của mọi người. Và vì vô tâm, ngộc nghệch nên suốt cảđường về Tràng chẳng biết nói gì với người đàn bà đi bên cả, cứ bối rối rồi “tay nọ xoa mãi vào vai kia” [65], mà

chẳng thốt nên lời, mặc dầu anh rất muốn nói một câu gì đó thật “tình tứ”. Từ khi có vợ, cuộc sống anh Tràng đã thay đổi, anh Tràng thật sựđã trưởng thành, tự vun vén cho hạnh phúc của gia đình mình, hành động anh “…xăm xăm chạy ra giữa sân, cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà” [65], rất thực, rất bình dị nhưng lại mang một ý nghĩa thiêng liêng - chính hạnh phúc gia đình đã giúp anh Tràng “nên người” hơn.

Còn người vợ nhặt trong tâm trạng lần đầu tiên về nhà chồng, thị bước đi rón rén, e thẹn,“tay cắp cái thúng con, đầu hơi cúi, cái nón rách nghiêng nghiêng (…) chân nọ bước díu vào chân kia”[65] . Trông thị lúc này có cả cái e thẹn của giới tính lẫn mặc cảm chua xót vì đã để người đàn ông “nhặt” về như một cái rơm, cái rác. Có lẽ thị cũng đã buồn. Nỗi buồn của thị định hình trên đôi mắt “tư lự” cứ dõi sâu vào con đường tre hun hút. Rồi khi vềđến nhà Tràng thị có vẻ lo lắng trong dáng mặt “bần thần” không biết sẽ ăn sao, nói sao với mẹ

Xây dựng hình tượng hai nhân vật chính của truyện - anh Tràng và người vợ nhặt, chỉ bằng cái nét bút phác hoạ những biểu hiện bên ngoài mà Kim Lân đã cực tảđược sự khốn cùng của con người trong nạn đói. Mặt khác, nhà văn cũng đã trân trọng ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của con người trong mọi hoàn cảnh.

Ở truyện ngắn “Làng”, dường như sự hoá thân vào nhân vật của nhà văn là để cảm nhận những nỗi đau tinh thần bằng những cảm giác thật cụ thể của thể xác. Chẳng hạn như, để diễn tả tấm lòng yêu làng, yêu nước của ông Hai, ngoài việc Kim Lân sử dụng thủ pháp độc thoại, đối thoại để khắc họa tâm lí yêu làng của ông Hai. Nhưng ngòi bút của Kim Lân cũng tỏ ra khá là tinh tế sắc sảo trong việc thể hiện tình yêu làng, yêu nước của ông Hai qua những biểu hiện bên ngoài. Khi nghe tin làng Giầu của mình theo giặc, tâm trạng ông Hai bàng hoàng, sửng sốt, còn “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như không thể thở được”, rồi “cúi gầm mặt đi thẳng và về đến nhà ông nằm vật ra giường”, “nước mắt ông lão cứ trào ra” [55]. Chỉ bấy nhiêu thôi, người đọc cũng thấy được nỗi đau đớn, tủi nhục trong lòng ông Hai. Đó cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn của một người nông dân yêu làng, yêu nước. Vẻđẹp ấy tượng trưng cho tâm hồn Việt, văn hoá Việt.

Tạo ra những chi tiết biểu hiện bên ngoài nhân vật, Kim Lân đã tạo điều kiện cho ngòi bút của mình để làm bộc lộ tính cách nhân vật và cũng chính ở đây ông cũng đã thể hiện nét tài hoa riêng biệt của mình. Nhà văn đã huy động đến

Rõ ràng sử dụng một cách đắc địa những thủ pháp đó, Kim Lân đã đi vào được các ngõ ngách của tâm hồn, phát hiện ra những điều sâu xa ẩn sau cái vẻ bề ngoài bình thường của sự đối nhân xử thế, có điều kiện hơn để đi sâu vào con người, với những suy tư, chiêm nghiệm, những xúc động của tâm hồn và các cung bậc tình cảm. Không thể nói đây là một sáng tạo riêng của Kim Lân, song phải nói rằng, với thủ pháp này Kim Lân đã tạo được lợi thế và xây dựng nên những nhân vật gây nhiều ấn tượng.

Một phần của tài liệu Phong cách văn xuôi nghệ thuật Kim Lân (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)