Cảm hứng “phong tục”

Một phần của tài liệu Phong cách văn xuôi nghệ thuật Kim Lân (Trang 65 - 75)

R ồi ông cũng đã từng tâm sự “Những truyện tôi thích và cũng được nhiều người thích đều là những cái tôi viết về chính mình, về làng xóm mình,

2.2.2 Cảm hứng “phong tục”

Nhà văn Kim Lân đã từng tâm sự về lý do ra đời của các truyện ngắn

“phong tục” như sau:

“Anh có biết người đầu tiên xui tôi viết phong tục tập quán và các thú chơi dân giã là ai không? Chính ông Vũ Bằng (…), Ông ấy bảo: “Truyện tình ông không viết được đâu. Nhưng ông gửi thì tôi cứ cho đăng, tôi đổi tên tác giả

là Lang Kim. Ông viết truyện nghèo khổ cũng được, nhưng không bằng những ông Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan. Các ông ấy đã thành rồi. Ông viết những truyện như Đôi chim thành, Con mã mái, Đánh vt, Chó săn…. thì không ai tranh chiếu của ông” [1].

Ở một chỗ khác, ông cho biết thêm: “Lúc tôi mới bắt đầu viết về thú chơi làng quê thì chán chường lắm. Nhưng về sau gặp Nguyên Hồng, Trần Huyền Trân …, các anh cho đó cũng là một đóng góp về văn hóa, đời sống của con người. Bên cạnh công việc vất vả hằng ngày người ta cũng còn biết đến thú chơi, thú tiêu khiển” [91].

Các ý kiến của chính nhà văn đã giúp ta nhận ra cái lý do trực tiếp khiến ông đi vào con đường văn chương và viết thành công vềđề tài “phong tục”.

Song không chỉ đơn giản là như thế mà Kim Lân lại trở thành “một nhà văn phong tục hạng nhất của Việt Nam” [86]. Phải nói rằng chính làng quê đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt là vùng Kinh Bắc, quê hương ông - nơi bảo lưu nhiều phong tục truyền thống văn hóa nhất Việt Nam ta đã nuôi dưỡng và tạo nên cảm hứng “phong tục” trong nhà văn, để rồi sản sinh ra một hồn văn Kim Lân độc đáo.

Khi viết vềđề tài phong tục, Kim Lân đã hướng ngòi bút của mình mô tả ba loại phong tục làng quê: thứ nhất là những trò chơi dân gian trong các ngày lễ hội

như chọi gà, thả chim, đánh vật; thứ hai là những tục lệ cổ truyền trong làng quê nhưđuổi tà đêm ba mươi Tết hoặc tục cướp lúa làng do mối thù truyền kiếp; thứ ba là thú đi săn. Ngoài ra ở những tác phẩm khác tuy không trực tiếp viết về phong tục, nhưng cái khung cảnh làng quê, đất quê, người quê, vẫn cứ hiện ra rõ rệt, không lẫn, không nhầm được.

Như trên đã nói “phong tục” chính là nguồn cảm hứng của cái đẹp mà Kim Lân đã “tìm” và “phát biểu” để người đọc có thể “trông nhìn” và “thưởng thức” bằng cảm xúc thật của mình.

Do đó, với cảm hứng “phong tục” được ấp ủ và nuôi dưỡng từ cái nôi của văn hóa làng quê Bắc bộ nói chung - Kinh Bắc nói riêng ấy, Kim Lân không chỉ dừng lại ở việc làm sống dậy những sinh hoạt văn hóa ở làng quê ông với những thú chơi tao nhã “phong lưu đồng ruộng”. Mà từ trong sâu xa nhà văn còn muốn tạo dựng trong VXNT của mình cái cốt cách tâm hồn Việt, phong tục Việt, văn hóa Việt, có thể nói đó là cái tinh hoa văn hóa thuần túy của người nông dân ở nông thôn làng Việt có tự ngàn đời.

Vậy, cái cốt cách văn hóa của tâm hồn Việt, phong tục Việt hay cái tinh hoa thuần túy ngàn đời của con người Việt Nam là gì? Qua VXNT của Kim Lân, có thể thấy cái cốt cách văn hóa, tinh hoa ấy đọng lại ít nhất hai nét nổi bật sau:

Thứ nhất: Đó là vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống đời thường gắn với những sinh hoạt văn hóa truyền thống, những thú chơi tao nhã “phong lưu đồng ruộng”

của người nông dân.

Hầu hết tất cả các truyện ngắn của Kim Lân trước Cách mạng tháng Tám, phần lớn đều sáng tác theo khuynh hướng phong tục. Từ Đôi chim thành, Con mã mái, Chó săn, Tông Chim C Chung, Cu đánh vt - t ngôi đất hình nhân bái tướng - đến chuyn voi cái nga lng, Thượng tướng Trn Quang Khi – Trng vt, Đui tà, Tr li đòn, Ông Cn NgũCũng giống với những nhà văn khác như Tô Hoài, Bùi Hiển… khi viết về phong tục Kim Lân cũng thể hiện những thói xấu, những phong tục cổ hũ, lạc hậu, nhưng bằng nhãn quan phong tục của mình, bằng những tình cảm chân thật tha thiết của một người “vốn

là con đẻ của đồng ruộng”, Kim Lân đã có một điểm riêng rất rõ - nhà văn đã tập trung trình bày, miêu tả cặn kẽ những sinh hoạt văn hóa lành mạnh, những thuần phong mĩ tục, những thú chơi tao nhã của người dân nông thôn.

Có thể nói Đui tà” là truyện phản ánh tục lệ cổ truyền của dân tộc - tục đuổi tà đêm ba mươi Tết của người nông dân. Đây là một tập tục độc đáo được Kim Lân miêu tả trong không khí thiêng liêng đón Tết cổ truyền của dân tộc

“Mọi người như yên lặng kính cẩn đón chờ cái năm mới rỡ ràng”. Đối với người nông dân, việc đuổi tà đầu năm rất quan trọng vì nó sẽ “ảnh hưởng đến sự thịnh

đạt suy vi của cả dân làng sang năm mới tới đây”. Cho nên “Dẫu là nhà giàu hay nghèo, ai ai cũng cúng một cách vui vẻ, coi như là bổn phận”. Và “…Tr

con người lớn à à theo sau reo hò ầm ĩ. Có người lượm đất, gạch ném theo nữa. Họ tin như thế là đang trục xuất ma đói, ma khát ra khỏi làng, năm mới đây dân làng làm ăn mới thịnh đạt” [65]. Họ tin tưởng rằng sau khi đuổi tà thì cuộc sống sẽ bình an, thịnh vượng hơn trong tương lai. “…Tất cả những vẻ đăm chiêu vì cuộc sống hàng ngày không còn vươn trên mặt họ lúc này. Một bầu không khí đề

huề mà thân mến” [65]. Vì thế mà việc đuổi tà đầu năm như một thuần phong mĩ tục mang đậm màu sắc dân gian gắn liền với đời sống tinh thần của người dân quê. Nó như một sự gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong cộng đồng với một niềm tin thiêng liêng thể hiện ước mơ về cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc trong đời sống tinh thần của người nông dân. Đó cũng là ý nghĩa nhân văn cao cả mà Kim Lân muốn gởi đến người đọc qua văn xuôi phong tục của ông.

Phải quan sát nhiều và tìm hiểu kỹ lưỡng, Kim Lân mới miêu tả được như thế. Và cũng do vậy mà dù Kim Lân viết không nhiều, nhưng ông xứng đáng là một trong những cây bút xuất sắc về phong tục và con người đất quê. Qua những trang văn của nhà văn, người đọc có thể xem đó như những chỉ dẫn văn hóa về các ngón chơi của những cao thủ làng vật, hay chọi gà, thả chim, đi săn…Và trong từng trang viết, người đọc nhưđược trực tiếp tham dự vào những thú chơi làng quê thật ấn tượng: “Dưới mái đình, những chiếc giải gà buộc lõng thõng. Ba chiếc giải: nhất, nhì, ba; và năm sáu chiếc giải lèo. Những vuông lụa điều

uốn éo nhẹ nhàng trong cánh gió. Cu Trạm say sưa nhìn. Nó ước mơ một chiếc thắt lưng, trong khi mọi người chàng màng tìm gà kháp đá. Năm nay rất nhiều gà. Nhưng con thì nhỏ quá, con thì to quá. Hạng bằng trang thì lại hơn xương, hơn cựa. Kháp gà phải thận trọng cân nhắc suy bì từng li từng tí. “Hơn một cái lông không chọi” cơ mà! Cả hội xem ra chỉ có con Hoa Mơ (…) là “đồng cân

đồng lạng” (…) Đôi bên thỏa thuận đem gà vào sở tại, xin đánh giải nhất. Mỗi bên cược năm chục bạc. Còn sau này gọi thêm. Hai ông chủ kê đem gà ra sới. Mọi người xúm đông quay vòng quanh bên ngoài vạch vôi. Hương Thân cầm con Mã Mái. Ông bắt gà, thả gà, chữa gà khéo léo, và nhiều mánh lới có tiếng.

Hết giao vài díu, Hoa Mơ đánh Mã Mái một đòn cong hẳn cần lại, quay liệng đi nửa vòng. Lý Khản gọi liền:

- Mười đồng ăn tám Hoa Mơđây! Sầy giơ tay:

- Bắt!

Hai người vừa trao tiền cho nhau xong, Mã Mái trả một đòn hầu dọc, Hoa Mơ ngằn ra, và tiếp thêm mấy chiếc nữa, Sầy sung sướng reo:

- Tin! … Tin! … Mã Mái năm đồng nữa! Ai bắt không?

Đôi gà cũng lọt quản, mau đòn nên sát phạt nhau dữ lắm. Người xem đều xuýt xoa khen là “kỳ phùng địch thủ”. Mới nửa hồ đầu mà quản con nào con ấy như trát máu.

Những lúc thả gà, Hương Thân đã để ý bao giờ Mã Mái cũng buông trước một đòn. Cho nên ông thả “lơi” cho đúng tầm chân đá. Người ta thận trọng từng

đòn một, trong lúc ăn thua này.

Đôi gà vẫn tranh hùng trả đòn kịch liệt, xô đi đẩy lại sát vào vòng người. Hai ông chủ kê bắt gà của mình ra. Họ xoa nắn chà xát đùi vế và cho uống dấp giọng một ít nước, thấm vào khăn mặt cho tỉnh táo. Rồi cùng lừa xem lối thả của người kia thế nào. Lý Khản cũng sợ cái đòn buông của Mã Mái. Ông đặt giúi Hoa Mơ vào sát. Nhanh nhẹn, Hương Thân nhắc lùi gà mình về phía sau. Được thế rộng, đúng “võ” con Mã Mái buông liền. Nó đánh một đòn rất nặng. Cái đòn

di truyền của mẹ nó - Con Mái Củi Tạ - khiến Hoa Mơ hoang mang, biệng siệng như say, chân thấp, chân cao tấp tênh và bối rối quay “tháo chái...” [65]

Và thật giản dị nhưng cũng thật sống động. Cái thú “phong lưu đồng ruộng”

của người nông dân trong văn xuôi Kim Lân vừa có nét riêng tinh tế và hóm hỉnh. Bằng ngôn ngữ tự sự mang đầy tính khách quan, nhà văn đã ý thức thể hiện những ngón chơi lành mạnh ở thôn quê bằng một giọng kể rất riêng mang đậm

“chất quê”. Và cũng chính cái “chất quê” đó đã giúp nhà văn khám phá những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.

Đôi chim thành” là truyện phản ánh thú chơi chim bồ câu, một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân thôn quê. Trưởng Thuận là người chơi chim sành sỏi, nức tiếng làng phủ. Biết tiếng Trưởng Thuận “Các tay ăn chơi sành sỏi

đến chơi nhà ông trưởng rất đông” [65]. Ai cũng muốn xem đàn chim đã từng ăn khao “liên tám trúng” của ông. Nể mọi người Trưởng Thuận mở lồng thả chim cho mọi người thưởng thức, không may bị gió đánh bạt mất đàn chim, Trưởng Thuận phát ốm. Khi đàn chim trở về, hai mắt ông “sáng lên vì sung sướng” [65].

Và còn một số tác phẩm Kim Lân cũng viết về các thú chơi như thế nhưCon Mã Mái, Chó săn, Tông chim C Chung… Ngoài ra, nhà văn cũng có một loạt truyện ngắn viết về một nét sinh hoạt văn hóa khác, đấu vật, đấu võ. Có thể kể một số tác phẩm tiêu biểu như: Cu đánh vt, Thượng tướng Trn Quang Khi - Trng vt, Tr li đòn, Ông Cn Ngũ

Dưới đây là đoạn văn thể hiện không khí của hội vật ở nơi thôn dã, thật vui nhộn, náo nức mang đậm màu sắc văn hóa của làng Việt cổ truyền: “Năm ấy hội vật đền Đô vào đám to, tiếng đồn bay dậy khắp mọi miền xứ Bắc, chính vì có tin ông Cản Ngũ phá giải. Các sân vật, các tay đô vật, những người ham thích xem vật, đâu đâu cũng nghe bàn bạc, sôi nổi về ông Cản Ngũ… Tiếng trống vật nổi lên dồn dập. Người tứ xứ đổ về đông như nước chảy. Ai ai cũng náo nức muốn

được xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ. Người ta chen lấn nhau, quây kính quanh sới vật, nhiều người phải trèo lên những cây trôi, cây nhội gần đấy xem cho rõ” [65].

Kim Lân yêu cái làng Việt cổ truyền của mình, yêu tất cả các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Có như thế, nhà văn mới cảm nhận một cách sâu sắc về sợi dây ràng buộc giữa các thành viên trong cộng đồng làng xã qua sinh hoạt văn hóa, qua phong tục tập quán bằng một niềm tự hào kín đáo mà tinh tếđến thế! Và đây cũng là một nét riêng độc đáo của Kim Lân so với các nhà văn khác cũng tiếp cận làng quê từ khuynh hướng phong tục. Tất nhiên là để có sức hấp dẫn riêng, Kim Lân phải nỗ lực sáng tạo, tìm tòi mới mẻ về nội dung và sâu sắc về nghệ thuật. Sự nỗ lực này của Kim Lân chính là ông cố gắng diễn đạt cái chất sống thực giản dị, chân chất tiềm ẩn trong những con người và đất đai quê hương đồng bằng Bắc Bộ của ông nói chung. Chính vì thế mà nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh khi nhận xét truyện ngắn viết về đề tài phong tục và thú chơi đồng quê của Kim Lân đã khẳng định rằng: “Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo, hấp dẫn hơn khi ông viết về những cái gọi là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng” và “Sở dĩ có sự hấp dẫn, không phải vì ở đấy, những tập quán ngộ nghĩnh kỳ lạ, những thú chơi phiền phức, cầu kì được trình bày cặn kẽ, mà chính là nhờ nhà văn đã hiển hiện lên được những con người ở làng quê Việt Nam độc đáo kia, tuy nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời” [72]. Những con người ở làng quê nông thôn trong truyện ngắn Kim Lân chính là những gương mặt tiêu biểu cho bao nhiêu gương mặt làm nên giá trị văn hóa cổ truyền cho làng quê Việt Nam như những Đô Tàn, Đô Lọng… (Cu đánh vt), những Trạng Sặt, Trạng Kế…

(Thượng tướng Trn Quang Khi – Trng vt)…, những Quắm Đen, Cản Ngũ, Cả Lẫm … (Ông Cn Ngũ)

Họ trong nghèo khó, quê mùa, chất phác nhưng họ lại mang những phẩm chất tài hoa, có thú “phong lưu đồng ruộng” và họ đã tìm đến những thú chơi dân gian truyền thống. Họ đã nghĩ và tạo ra rất nhiều trò chơi - những trò chơi, thú chơi làng quê mang tinh thần văn hóa phương Đông. Đó là thú chơi chim của Cụ Tú, của ông Trưởng Thuận, ông Đồ Sơn (Đôi chim thành, Tông chim C

Chung), thú chọi gà của Cả Chuẩn (Con Mã Mái), thú đi săn của Cả Nội (Chó săn)…

Dường như cuộc sống, sinh hoạt văn hóa ở nông thôn làng quê đồng bằng Bắc Bộ cứđeo đẳng trong tâm trí nhà văn. Và cứ thế, cứ thế Kim Lân cho ra đời những truyện ngắn tuy không gây tiếng vang thật lớn trong dư luận nhưng in đậm cốt cách khác riêng của ông. Đó là những câu chuyện về phong tục, sinh hoạt văn hóa làng nhưng có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại, giàu yếu tố lịch sử thể hiện niềm tự hào về văn hóa cổ truyền của dân tộc (Anh chàng hip sĩ g, Cu

đánh vt, Thượng tướng Trn Quang Khi, Ông Cn Ngũ), hay những cái hay, cái đẹp thuần túy trong tâm hồn của người nông dân Việt Nam qua những lễ hội, những thú chơi mang đậm màu sắc dân gian (Đui tà, Đôi chim thành, Tông Chim C Chung, Con Mã Mái, Chó săn …).

Cái cốt cách riêng mà Kim Lân luôn giữ được khiến nó trở thành một bút lực, một bản sắc khó trộn lẫn trong suốt cả một quá trình sáng tạo, dù ông viết không thật nhiều và hầu như chỉ thủy chung với thể loại truyện ngắn. Đó là ông luôn cố gắng tái tạo cái chất sống thực của cuộc đời vào tác phẩm bằng sự lựa lọc kỹ càng, tỉ mỉ, thấu đáo, pha lẫn một chút vui tươi hóm hỉnh nữa, để rồi qua đó Kim Lân gửi gấm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của một nhà văn luôn xem trọng chữ “tâm”.

Thứ hai: Đó là vẻ đẹp của những con người giàu lòng nhân ái, giàu tình thương và sống rất có tình, có nghĩa.

Chính nhà văn Kim Lân đã từng đưa ra ý kiến về chân lý của văn chương

“Trong văn chương phải có cái tâm” [18]. Điều này đã giúp chúng ta hiểu rằng truyện Kim Lân không đơn thuần là những trang miêu tả mà ẩn sau đó là cả một tấm lòng - một tâm hồn Việt. Cái tinh hoa cốt cách Việt Nam qua sáng tác của Kim Lân, chính là sự phong phú của tâm hồn người nông dân Việt Nam cùng tài năng và sự khéo léo của họ. Điều mà Kim Lân đặc biệt muốn nhấn mạnh ở đây chính là tình người, cái truyền thống đạo lý muôn đời của dân tộc Việt, con

Một phần của tài liệu Phong cách văn xuôi nghệ thuật Kim Lân (Trang 65 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)