Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh (Trang 78)

Thực nghiệm nhằm đánh giá tính đúng đắn của đề tài nghiên cứu, qua đó kiểm tra chất lượng, tính hiệu quả và khả năng thích ứng của ppđst khi vận dụng vào dạy học thơ trữ tình ở trường THPT.

Từ đó, hướng tới khả năng kích thích tính chủ động, sáng tạo, tự học ở HS; phù hợp với đặc trưng môn học; triển vọng vận dụng rộng rãi ppdh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới môn văn ở trường THPT.

3.1.2. Đối tượng thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành ở khối lớp 12 tại trường THPT Phước Thiền. Tác phẩm được TN là bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Địa bàn TN: Trường THPT Phước Thiền thuộc Huyện Nhơn Trạch - Đồng Nai. Trường có chất lượng đầu vào khá thấp. Tuy nhiên, đối tượng HS có đủ trình độ: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém, chia đều ở các lớp. Theo yêu cầu chọn GV dạy TN, chúng tôi bố trí các lớp:

TN: 12a1,12a2 ĐC: 12a3, 12a8

12a4,12a5 12a9, 12a11

GV thực nghiệm gồm những GV đang dạy khối 12, có từ 5 năm công tác trở lên. Căn cứ vào điều kiện trên, chúng tôi có danh sách các GV sau:

Cô Nguyễn Thị Mỹ Phương dạy TN 12a1, 12a2 Thầy Nguyễn Văn Chính dạy TN 12a4, 12a5 Cô Nguyễn Thị Quỳnh Giao dạy ĐC 12a9,12a11 Cô Trần Thị Kim Hạnh dạy ĐC 12a3, 12a8

Để chuẩn bị cho việc TN, người dạy soạn một hệ thống câu hỏi cho HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Sau tiết học, GV cho HS làm kiểm tra để đánh giá mức độ hiểu và cảm thụ bài thơ.

Bài dạy, chúng tôi thống nhất theo yêu cầu của ppđst, theo phân phối chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định.

3.1.3. Thời gian TN và qui trình TN

Chúng tôi tiến hành TN ở học kỳ I của năm học 2008-2009, theo quy trình gồm 8 bước:

B1 : Phát phiếu tham khảo ý kiến GV và HS.

B2 : Gặp gỡ GV dạy TN, nêu nhiệm vụ và tài liệu TN.

B3 : Tiến hành dạy TN và ĐC, dự giờ các tiết dạy TN Và ĐC. B4 : Quay phim TN.

B5 : Kiểm tra chất lượng HS sau tiết dạy.

B6 : Thống kê kết quả TN, phân tích, xử lý kết quả TN bằng pp thống kê toán học.

B7 : Kết luận về TN sư phạm.

3.2. Tổ chức thực nghiệm 3.2.1. Giao nhiệm vụ TN 3.2.1. Giao nhiệm vụ TN

Trước khi tiến hành dạy TN, chúng tôi đã họp và thống nhất chương trình TN: giao bản thiết giáo án cho GV dạy TN và thống nhất kiến thức, pp dạy và cách thức triển khai bài dạy; cung cấp đề kiểm tra cho cả 4 lớp TN, thời gian làm bài 10 phút sau khi bài học kết thúc. Bài kiểm tra này, được lấy làm cột điểm kiểm tra 15 phút.

3.2.2. Theo dõi tiến trình dạy tác phẩm TN

Chúng tôi đã tiến hành dự giờ và quay lại một số hình ảnh trong tiết dạy thực nghiệm. Trong biên bản dự giờ các GV điều ghi lại những nhận xét cụ thể diễn biến của tiết dạy như: không khí lớp học, cách thức triển khai bài

dạy, hệ thống câu hỏi, pp dạy học, thái độ học tập HS. Kết thúc tiết dạy TN, các GV dạy TN và ĐC, GV dự giờ họp lại đểđánh giá giờ dạy, trao đổi, góp ý và rút kinh nghiệm. 3.3. Đánh giá kết quả TN 3.3.1. Nhận xét quá trình học của lớp TN Vận dụng quan điểm dạy học mới - HS là chủ thể của giờ học, ppđst đã phát huy tác dụng kích thích HS tích cực học tập, trao đổi, thảo luận, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trên tinh thần tự do, hợp tác. Ngoài ra pp này còn giúp HS hình thành thói quen tập đọc diễn cảm tác phẩm trước khi lên lớp, đồng thời bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học ở các em.

Qua những tiết dự giờ, chúng tôi nhận thấy, không khí các lớp dạy TN rất sôi động, HS rất thích thú với việc tập đọc diễn cảm tác phẩm cho cả lớp nghe và đặc biệt thích nghe giọng đọc diễn cảm của GV đứng lớp và giọng đọc của nghệ sĩ minh hoạ. Trong giờ học, hầu hết HS đều tích cực phát biểu xây dựng bài, tranh luận sôi nổi, hăng hái trình bày ý kiến của mình trước tập thể. Mặc dù, có khi trong tiết học, HS có phần hơi thụ động do chưa nhận thức hết chiều sâu của vấn đề. Bởi ở lứa tuổi HS sự hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế nhưng nhìn chung tiết học đã đem lại hứng thú học tập cho các em.

3.3.2. Xử lý kết quả thực nghiệm

Chúng tôi đã sử dụng công thức tính toán của bộ môn Xác suất thống kê để đánh giá kết quả TN, cụ thể là các công thức tính: Trung bình cộng (X), Độ lệch chuẩn (S), hệ số biến thiên (V), Phép thử t - Student. So sánh kết quả giữa hai lớp TN và ĐC để nhận ra tính hiệu quả và sự ổn định của pp này. Chúng tôi đã tiến hành làm kiểm tra, chấm bài của HS và lập bảng thống kê kết quả TN, áp dụng các pp toán học để tính ra các kết quả tổng hợp sau:

Bảng 3.1. Thống kê kết quả kiểm tra chất lượng tiếp nhận tác phẩm của HS sau khi học xong tác phẩm.

Số HS đạt điểm ( Xi) Tên bài học Loại lớp Tổng số (n) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 172 0 1 0 3 16 29 72 37 11 3 Sóng ĐC 166 0 4 5 7 35 36 50 26 2 1

Sử dụng các công thức (phụ lục số 7), chúng tôi tính kết quả trung bình cộng, độ lệch chuẩn, độ phân tán, hệ số t của nhóm TN và ĐC: Bảng 3.2. Bảng tổng hợp kết quả TN Nhóm Trung bình cộng (X) Độ lệch chuẩn (S) Độ phân tán (V) Hệ số t TN 6,96 1,21 17,39 8,28 ĐC 6,19 1,46 23,59 1,22 Bảng tổng hợp kết quả TN cho thấy, lớp TN có kết quả học tập tốt hơn nhóm ĐC. Cụ thể: Điểm trung bình cộng của lớp TN cao hơn lớp ĐC là 0,77 Độ lệch chuẩn của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC : 1,21 < 1,46 Độ phân tán của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC : 17,39 < 23,59 Hệ số t của lớp TN lớn hơn t f. Dùng bảng t - Student (phụ lục số 8), chọn xác suất  0,05, tra bảng t -Student tìm giá trị tf ứng với cột và dòng f (độ lệch tự do). Theo công

thức: (n là số HS tham gia TN) thì f của nhóm TN lớn hơn 120 có nghĩa là giá trị t tính được phải so sánh với 1,96 trong bảng t-Student đã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2

2 1   n n f

nêu. Theo đó, “Nếu ttf thì sự khác nhau giữa hai nhóm là có ý nghĩa. Nếu

f t

t  thì sự khác nhau giữa hai nhóm là chưa đủ ý nghĩa”.

Nhìn vào bảng 3. 2 chúng ta thấy nhóm TN có t >tf , cụ thể 8,28 >1,96. Như vậy có thể kết luận: sự khác nhau giữa nhóm TN và ĐC là có ý nghĩa. Điều này cũng chứng tỏ việc áp dụng ppđst vào dạy học bài thơ Sóng đã đem lại kết quả khả quan.

3.4. Kết luận chung về kết quả thực nghiệm

Dựa vào những kết quả TN, chúng tôi đúc rút một số kết luận sau:

 Việc tiến hành dạy TN đã đem lại kết quả như mong đợi, kết quả kiểm tra ở lớp TN và ĐC có độ chênh lệch khá rõ. Điều này cho thấy tính khả thi, đúng đắn của luận văn.

 Kết quả của các bài kiểm tra TN cho thấy: Việc vận dụng ppđst vào giảng dạy đã đem lại kết quả khả quan và ổn định ở các lớp TN. Mặc dù sự chênh lệch kết quả giữa giữa nhóm TN và nhóm ĐC không cao nhưng cũng phần nào phản ánh được tính hiệu quả của pp này đối với một giờ học tác phẩm thơ trữ tình.

 Hiệu quả của việc dạy học thơ trữ tình theo ppđst rất đáng ghi nhận, bởi muốn vận dụng thành công, bản thân GV phải có một quá trình làm việc rất tích cực: chuẩn bị hệ thống các vấn đề cho học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp, thiết kế giáo án phù hợp với từng đối tượng HS, GV phải tập đọc diễn cảm bài thơ đểđọc và hướng dẫn cho HS, phải biết cách phối hợp các pp, các biện pháp dạy học để giờ học thực sự lôi cuốn HS vào hoạt động học tập, GV phải nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề trong và ngoài bài học, chuẩn bị tâm lí để xử lí khéo léo các tình huống có thể xảy ra trong tiết học… Như vậy ppđst đã giúp GV có sự chủ động cần thiết trước khi thực hành tiết dạy. Còn đối với HS, hệ thống các vấn đề phải chuẩn bị trước ở nhà đã giúp các em tự tin hơn trong quá trình khám phá và cảm thụ tác phẩm. Khi dự giờ lớp 12a4 tiết 1 của

bài “Sóng”, chúng tôi thực sự xúc động khi nghe GV dạy đọc diễn cảm bài thơ cho cả lớp nghe, không khí lớp bỗng lắng xuống, tất cả HS như muốn nuốt từng lời thơ mà GV đang đọc, các em như đang trải lòng mình theo cảm xúc trào dâng của nhân vật “em” trong tác phẩm. Sau tiết học chúng tôi hỏi rất nhiều HS: Em có thích GV dạy đọc và đọc diễn cảm thơ trữ tình cho các em nghe không? Phần đông các em đều thích thú tỏ vẻ đồng tình và mong muốn duy trì cách học này. Bởi dễ hiểu, thói quen lâu nay khi dạy thơ, GV rất ít thực hiện những công việc như vừa nêu trên. Giờ học văn, với HS trở nên khô khan và nhàm chán. Có một HS đã nói rằng: Em chưa từng được học một giờ văn nào hấp dẫn và nhiều cảm xúc đến như vậy. Bởi thế, ppđst đã mang lại cảm xúc và sự hứng thú cho HS khi học tác phẩm văn học.

 Một sự khác biệt rõ nữa giữa hai lớp TN và ĐC là không khí lớp học và thái độ học tập của HS. Mỗi giờ học TN diễn ra trong bầu không khí sôi động, cởi mở, thoải mái. GV nêu vấn đề cho HS thảo luận, trao đổi và trình bày ý kiến của mình. Khoảng cách giữa thầy và trò dường như được thu hẹp lại, thầy và trò trở thành đối tác của nhau. HS trình bày ý kiến, thầy góp ý và định hướng vấn đề cho các em. Từ những điều thầy và trò bình đẳng trao đổi trong tiết học, GV sẽ nắm được tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của HS để có những định hướng và cách giáo dục thích hợp.

Ví dụ: Khi dạy bài thơ “ SÓNG” ở lớp 12a1, GV đặt câu hỏi: Từ quan niệm về tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh, em có suy nghĩ gì về tình yêu ở lứa tuổi học trò hiện nay? Câu hỏi này như gợi đúng tâm lí tuổi trẻ, đã nhận được rất nhiều ý kiến của HS, các em đã mạnh dạn bày tỏ quan niệm và cách suy nghĩ của mình về tình yêu ở lứa tuổi học trò. Có những quan niệm với độ sai lệch rất dễ hiểu, có những quan niệm khá đúng đắn, sâu sắc nhưng nhìn chung nhận thức về tình yêu ở các em còn non nớt, chưa có chiều sâu. Vì thế, thiết nghĩ nhà trường, gia đình và xã hội cần có những chương trình giáo dục giới

tính cụ thể để trang bị cho HS những kiến thức cần thiết giúp các em chuẩn bị bước vào đời với luyến ái quan đúng đắn. Tất cả HS điều đồng ý, quan niệm về tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh là đúng đắn và tiến bộ, các em học tập được rất nhiều điều từ bài thơ này: cách yêu, cách sống, cách suy nghĩ chân thực.

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, những tiết dạy TN còn tồn tại những hạn chế sau:

Trước hết là vấn đề dạy đọc cho HS: Việc dạy đọc tác phẩm cho HS lâu nay chưa được quan tâm đúng mức và thường xuyên cho nên khi vận dụng đst vào dạy học thơ trữ tình GV ít nhiều bị lúng túng, không tự tin khi đọc và dạy đọc cho các em. Mặt khác, khâu hướng dẫn đọc cho HS chiếm khá nhiều thời gian nên bài dạy thường không đảm bảo thời gian quy định.

Tiếp đến là vấn đề thời gian: Hầu hết các tiết dạy TN theo ppđst đều bị “cháy giáo án” (thường trễ từ 15 - 20 phút). Nguyên nhân chủ yếu là nội dung bài học có nhiều vấn đề buộc người học phải tư duy, tranh luận và khám phá; sự làm việc tự do của HS thường quá thời gian quy định.

Về thái độ của HS khi phát biểu, tranh luận: Do HS được tự do phát biểu, trình bày ý kiến của mình nên có những ý kiến phát biểu phiến diện, sai lệch. Cũng không loại trừ việc không khí lớp sôi động, ồn ào nên ảnh hưởng đến việc học của các lớp bên cạnh.

Sau cùng là vấn đề pp, do chưa nắm vững pp này, một vài GV còn lúng túng khi vận dụng vào tiết dạy: mất nhiều thời gian dạy đọc HS, chưa khéo léo trong việc xử lí tình huống diễn ra trong giờ học, chưa bao quát được lớp học, có đôi chỗ diễn giảng hơi nhiều, quản lí thảo luận nhóm chưa tốt.

Những hạn chế trên cần được khắc phục để giờ học văn theo ppđst đem lại hiệu quả học tập cao nhất.

3.5. Kết quả từ phiếu tham khảo ý kiến của HS khối 12 và GV tổ Ngữ Văn trường THPT Phước Thiền vào thời điểm trước khi tiến hành dạy TN

Tổng số phiếu thu được như sau: 397 phiếu của HS và 10 phiếu của GV. Kết quả khảo sát này tuy chỉở một diện hẹp, số người được hỏi ý kiến cũng khá ít. Nhưng chúng tôi cũng ghi nhận được một số vấn đề sau:

 Vấn đề ppdh: Hầu hết GV đều đồng ý sự thay đổi ppdh là rất cấp thiết. Nhờ vậy, cách dạy của từng GV đã có sự đổi thay theo tinh thần đổi mới pp hiện nay. Tuy nhiên, sự đổi thay này còn những điều lúng túng, bất cập, chưa có chiều sâu, chưa toàn diện, bởi ảnh hưởng cách dạy truyền thống (diễn giảng) thầy đọc - trò chép vẫn khá phổ biến. Có hơn 50% GV trả lời chỉ vận dụng 2 hoặc 3 pp khi dạy thơ trữ tình (diễn giảng, gợi tìm, nêu vấn đề), 10 % GV cho biết chỉ vận dụng pp truyền thống, 37% GV quan tâm vận dụng nhiều pp cùng một lúc để dạy thơ trữ tình. Có trên 65% HS trả lời thích một giờ văn thầy nêu vấn đề cho HS thảo luận, trao đổi, sau đó thầy góp ý và HS tự ghi bài có sự giúp đỡ của GV. Hơn 22% HS thích một giờ học, GV giảng thật hay sau đó đọc bài cho HS chép. 10% HS thích một giờ học văn, GV đặt câu hỏi, gọi HS trả lời và đọc bài cho HS chép.

Về ppđst, có 5 GV ( 50%) trả lời biết nhưng không hiểu rõ, 2 GV (20%) cho biết đã nắm vững và thường vận dụng, 3 GV có biết pp này nhưng ít vận dụng. Tất cả GV đều đồng ý ppđst phát huy được khả năng tự học, sự năng động, sáng tạo của HS, đặc biệt chú trọng trau giồi khả năng cảm thụ, khơi gợi cảm xúc trong lòng người học. Khi được hỏi vì sao biết ppđst mà lại ít vận dụng, các GV đưa ra khá nhiều lí do, trong đó, có một vài lí do nổi bật sau: không tự tin vào giọng đọc của mình, phương pháp không đảm bảo về mặt thời gian, khả năng của HS đã hạn chế việc thực hiện được pp này (HS không chịu chuẩn bị bài ở nhà, ít đọc sách tham khảo, lười học, lười suy nghĩ, chưa quen với việc trình bày trước đám đông…)

Kết quả thực tế trên cho thấy, tình trạng dạy học hiện nay vẫn thiên về dạy kiến thức mà coi nhẹ vai trò chủ thể và kỹ năng thực hành của HS. Bởi thế, hiện tượng HS ngày càng xa rời môn văn, không thích học văn đang khá phổ biến. Có hơn 20% HS không thích học văn vì giờ văn nhàm chán, nặng nề, pp dạy của GV không hấp dẫn Tuy nhiên, khi được hỏi “Em muốn một giờ học văn như thế nào?” thì có hơn 72% HS cho biết “Em muốn có một giờ văn sinh động, hấp dẫn và thoải mái”. Cụ thể là trong giờ học, GV chỉ cần nêu

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh (Trang 78)