Thiết kế bài dạy đọ c hiểu bài thơ Sóng

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh (Trang 61 - 71)

Tuần:13 Tiết: 37-38

SÓNG ( 2 tiết)

Xuân Qunh

- Về kiến thức: Giúp HS:

+ Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khao khát của người phụ nữ về một tình yêu thuỷ chung.

+ Nắm được những nét đặc sắc về kết cấu xây dựng hình ảnh, nhịp điệu, ngôn từ của bài thơ.

- Về kỹ năng:

+ Biết đọc diễn cảm bài thơ, học thuộc lòng bài thơ và phần ghi nhớ tại lớp. + Biết cách tiếp cận các bài thơ thuộc thể loại thơ trữ tình. - Về thái độ sống: + Có thái độ sống tích cực. + Có quan niệm đúng đắn về tình yêu. + Có nhận thức đúng về tình yêu đẹp, về hạnh phúc chân chính. B. Chuẩn bị:

- GV: sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài dạy, hệ thống câu hỏi cho HS soạn bài, tài liệu tham khảo, dụng cụ học tập (chân dung Xuân Quỳnh, giấy A3, bút lông, nam châm, đĩa CD ghi giọng đọc thơ).

- HS: sách giáo khoa, sách tham khảo, soạn bài theo hệ thống câu hỏi.

C. Phương pháp dạy học

- HS tự tìm hiểu, thảo luận và cửđại diện trình bày.

- GV nêu vấn đề, gợi mở và hướng dẫn HS tiếp cận bài thơ. - Kết hợp bình giảng.

D. Hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ : Không 3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu chung

Thao tác 1: GV yêu cầu HS dựa vào phần chuẩn bị bài, giới thiệu vài nét về Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng.

1. Dựa vào phần tiểu dẫn ,anh (chị) hãy giới thiệu vài nét cơ bản về Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng?

HS trình bày, GV nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản:

- Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942-1988), quê ở La Khê, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây.

- Thiếu thốn tình cảm từ nhỏ nên chị luôn khao khát yêu thương.

- Cuộc đời đa đoan, nhiều lo âu, vất vả. - Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.

Thao tác 2: Cho HS tìm hiểu cảm hứng sáng tác của bài thơ

2. Theo anh (chị) bài thơ này hướng vào đề

tài nào? Tìm cảm hứng chủ đạo của bài thơ?

3. Sóng được sáng tác theo thể thơ nào? HS trả lời GV nhấn mạnh : Bài thơ sáng tác theo thể I. Tiểu dẫn 1. Tác giả 2.Tác phẩm 3. Phong cách thơ - Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một người phụ nữ giàu tình cảm yêu thương, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm; vừa mãnh liệt và đầy khát khao trong tình yêu, vừa lo âu về sự tàn phai, đổ vỡ cùng những dự cảm bất trắc. - Thơ giàu nhạc điệu 4. Tác phẩm Sóng a. Hoàn cảnh sáng tác - Sáng tác tại biển Diêm Điền , Thái Bình, 29/12/1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

b. Cảm hứng sáng tác

- Cảm hứng lãng mạn về tình yêu cảm hứng nhân văn.

ngũ ngôn hiện đại: Là sự kế thừa và phát huy thể loại thơ ngũ ngôn cổ điển, kết hợp với thơ của phương Tây vì thế nhịp thơ phóng túng, linh hoạt, giọng điệu biến hoá phù hợp với cảm xúc của nhân vật trữ tình. Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản Thao tác 1: GV đọc diễn cảm một lần cho HS nghe và hướng dẫn cách đọc, gọi một HS đọc diễn cảm. Sau khi HS đọc xong GV nhận xét, sửa những chỗ HS đọc chưa tốt và cho HS nghe đĩa đọc thơ.

GV: Khổ 1, 2 giọng kể, khổ 3, 4 suy tư chân thành, 5 giọng thiết tha sâu lắng, 6, 7 giọng thủ thỉ tâm tình, 8, 9 đậm màu tự sự, suy ngẫm mang tính triết lý.

Thao tác 2: HS tìm hiểu văn bản

4. Đọc xong bài thơ anh (chị) có cảm nhận gì về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ ? Âm

điệu nhịp điệu ấy được tạo nên từ những yếu tố nào? Nó giúp gì cho sự thể hiện tình cảm của tác giả?

GV: Ngắt nhịp linh hoạt (2/3,1/4,3/1/1…; phối thanh bằng - trắc suốt bài thơ; bài thơ hầu như không có dấu chấm câu…

Thao tác 3: HS tìm hiểu hình tượng sóng GV nêu câu hỏi:

5. Bài thơ có hai hình tượng sóng đôi. Đó là

c. Thể loại - Thơ ngũ ngôn hiện đại II. Đọc - hiểu văn bản 1. Âm điệu - Thể thơ năm chữ: ngắt nhịp, hiệp vần, phối thanh linh hoạt. - Cách tổ chức từ ngữ, xây dựng hình ảnh thơ.  Âm điệu dạt dào của những con sóng miên man vỗ bờ.

 Nhịp sóng là nhịp lòng của tác giả đang rạo rực yêu đương.

2. Hình tượng sóng

- Sóng và em tuy hai mà một - lúc phân tách, soi chiếu vào nhau,

những hình tượng nào? Tại sao nói hai hình tượng đó có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Từ mối quan hệ đó, anh (chị) hãy tìm kết cấu bài thơ?

HS phát biểu

GV định hướng: Sóng là hình tượng ẩn dụ, hoá thân của nhân vật trữ tình em. Vì vậy, sóng và em có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, cùng biểu đạt cái tôi trữ tình duy nhất của tác giả.

Thao tác 4: Phân tích hình tượng nhân vật trữ tình em.

GV nêu câu hỏi cho nhóm 1:

6. Mở đầu bài thơ, Xuân Quỳnh đã miêu tả

những trạng thái nào của sóng? Qua đó, anh (chị) cảm nhận được điều gì về tâm hồn của người phụ nữ đang yêu trong bài thơ?

HS đại diện nhóm 1 trình bày

GV định hướng: Các trạng thái mâu thuẫn nhưng thống nhất của sóng tương đồng với trạng thái tình cảm vừa phong phú vừa phức tạp trong lòng người phụ nữ đang yêu. Cũng giống như sóng, tâm hồn người phụ nữ đang yêu không chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp. Trái tim ấy luôn hướng đến cái lớn lao, cao cả và sẵn sàng vượt qua rào cản để vươn tới một tình yêu đích thực, bền vững.

lúc hoà nhập làm một trong một cái tôi trữ tình duy nhất của Xuân Quỳnh

Biểu đạt trọn vẹn thế giới tâm tình của người phụ nữ đang yêu. - Bài thơ có kết cấu song trùng, tương đồng, hoà hợp giữa hai hình tượng trữ tình. 3. Nhân vt tr tình (tác gi) a. Hai khổ thơđầu - Sóng: Dữ dội, ồn ào, êm dịu, lặng lẽ sóng vừa mâu thuẫn vừa thống nhất  tương đồng với tâm trạng của người phụ nữ đang yêu. - Sóng vận động hành trình ra biển lớn  quy luật tình yêu là sự vận động, thăng hoa để hoàn thiện.

GV nêu câu hỏi cho cả lớp cùng làm:

7. Đánh giá về hai câu thơ 3, 4 trong khổ

thơ thứ nhất, có ý kiến cho rằng Xuân Quỳnh đã mạnh dạn bộc lộ một quan niệm mới mẻ, hiện đại về tình yêu của người phụ nữ. Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao? HS trả lời GV định hướng: Khác với người phụ nữ xưa, người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh đã đến với tình yêu một cách đầy tự tin và chủ động. Người phụ nữ ấy đã trực tiếp thể hiện khát vọng tìm đến một tâm hồn đồng điệu, có thể thấu hiểu, sẻ chia, tìm đến một tình yêu cao cả, bao dung.

8. Ở khổ thơ thứ 2, nhân vật “em” đã hoá thân vào sóng và phát hiện ra quy luật nào của tình yêu? Anh (chị) hãy phân tích quy luật đó?

HS trả lời

GV định hướng: Đứng trước biển, Xuân Quỳnh nhận ra cái vĩnh hằng và bất diệt của sóng: Ôi con sóng ngày xưa/ Và ngày sau vẫn thế. Cũng như sóng khát vọng tình yêu mãi mãi là khao khát cháy bỏng trong trái tim con người, nhất là trong trái tim tuổi trẻ. GV nêu câu hỏi cho nhóm 2:

- Sóng (cụ thể) nguồn gốc xa xưa  ngày sau vĩnh hằng với thời gian

- Tình yêu (trừu tượng): tình cảm thiêng liêng, vô hình Khát vọng tình yêu là vĩnh viễn và cháy bỏng nhất trong trái tim tuổi trẻ.

b. Khổ 3, 4

9. Như một lẽ tự nhiên “Khi tình yêu đến” con người luôn có nhu cầu tìm hiểu, cắt nghĩa. Với Xuân Quỳnh cũng không phải ngoại lệ. Chị đã thử lí giải về tình yêu như

thế nào? Kết quả ra sao?Anh (chị) nhận ra

đặc điểm nào trong phong cách thơ của Xuân Quỳnh?

HS nhóm 2 trình bày

GV định hướng: Xuân Quỳnh mượn sóng để cắt nghĩa về tình yêu nhưng mãi mãi chị vẫn không thể tìm ra câu trả lời thoả đáng. Và chị chỉ còn biết thú nhận sự bất lực của mình một cách dễ thương: Em cũng không biết nữa /Khi nào ta yêu nhau.

Xuân Diệu đã từng thốt lên: Làm sao cắt nghĩa được tình yêu GV nêu câu hỏi cho nhóm 3:

10. Mặc dù phải thú nhận sự bất lực của mình khi cắt nghĩa tình yêu nhưng Xuân Quỳnh cũng đã phát hiện ra một tín hiệu

đặc biệt của tình yêu. Đó là tín hiệu nào? Bài thơ viết theo thể ngũ ngôn nhưng ở khổ

thơ thứ 5 dư ra hai câu, sự khác thường này chứa đựng ý nghĩa gì?

HS nhóm 3 trình bày

GV định hướng: Tình yêu thường gắn liền với nỗi nhớ, nhất là khi xa cách. Đó không

- Đâu là cội nguồn của tình yêu?

Tình yêu là kỳ diệu. - Lời tự thú bất lực mà thành thực, hồn nhiên nhưng rất ý nhị và sâu sắc đó chính là điểm nhấn trong phong cách thơ Xuân Quỳnh. c. Khổ 5 - Sóng: sóng nhớ bờ - Em: nhớ anh  Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ. Nỗi nhớ chiếm lĩnh ý thức và thấm sâu vào tiềm thức.

phải là nỗi nhớ thoáng qua và là một nỗi nhớ mãnh liệt bao trùm không gian, thời gian, xâm chiếm cả cõi vô thức lẫn tiềm thức. Nỗi nhớ ấy cồn cào, da diết, luôn cuộn trào, dào dạt như những con sóng triền miên, vô hạn.

Sự thay đổi số lượng dòng thơ trong khổ thơ thứ 5 đã làm sáng lên chủ đề bài thơ: Đó là khát vọng tình yêu chung thuỷ, duy nhất và nỗi nhớđến kiệt cùng tâm linh. Sự rung cảm mãnh liệt của trái tim yêu đã buộc lời thơ phải dài ra để diễn tả cái ngút ngàn của nỗi nhớ.

GV nêu câu hỏi cho nhóm 4:

11. Anh (chị) có nhận xét gì về cách diễn đạt

ở khổ thơ 6, 7 ? Cách diễn đạt ấy khẳng định và hướng tới phẩm chất nào của tình yêu?

HS nhóm 4 trình bày

GV định hướng: Hai khổ thơ tiếp theo vừa khẳng định vừa thể hiện ước nguyện thuỷ chung của người phụ nữ trong tình yêu. Cách nói tưởng chừng phi lí: xuôi bắc - ngược nam đã chứng minh tấm lòng son sắt của em: Dù cuộc đời có nghịch lí, trái ngang đến mức nào thì em vẫn chỉ hướng về một phương, duy nhất – phương anh.

Mượn hình ảnh sóng - bờ, nhà thơ nhấn

d. Khổ 6,7

- Khẳng định tình yêu thuỷ chung, duy nhất “Hướng về anh - một phương”.

- Tình yêu chân chính sẽ vượt qua mọi khó khăn, cách trở để đi đến bến bờ hạnh phúc.

mạnh: sóng khao khát tới bờ như em khao khát có anh. Sóng vượt qua mọi trở ngại để tới bờ như em bước qua mọi khó khăn, cách trở để cập bến hạnh phúc.

GV nêu câu hỏi cho cả lớp cùng làm:

12. Người ta thường nói, những nhà thơ

yêu đời, yêu cuộc sống đến say mê, thường hay bày tỏ nỗi niềm trăn trở trước thời gian.

Điều đó có đúng với Xuân Quỳnh không? Vì sao?

HS trả lời

GV định hướng: Xuân Quỳnh là người nhạy cảm trước dòng trôi của thời gian. Ý thức về thời gian trong chị thường gắn liền với sự lo âu và khao khát nắm lấy hạnh phúc trong hiện tại. Từ sự chiêm nghiệm cuộc đời, nhà thơ thấy được sự đối lập: Sự vô hạn của thiên nhiên và thời gian với cái hữu hạn, nhỏ bé, ngắn ngủi của đời người.

13. Bình thường, sự lo âu ấy có thể dẫn con người đến những phản ứng tiêu cực nhưng cũng có thể là động lực khiến con người sống tích cực và mạnh mẽ hơn. Xuân Quỳnh

đã lựa chọn cách sống nào? Anh (chị) hãy chứng minh điều đó?

HS phát biểu.

GV định hướng : Xuân Quỳnh đã chọn cho

e. Hai khổ cuối

- Lo âu về sự vô hạn của thời gian và sự hữu hạn của đời người.

- Khát khao được hoá thân vào sóng, hoà vào biển lớn tình yêu cuộc đời để tình yêu đôi lứa mãi mãi bất tử là một khát vọng nhân văn mãnh liệt của Xuân Quỳnh.

mình một cách sống tích cực, sống hết mình cho tình yêu. Chị ước muốn được hoá thân thành trăm con sóng nhỏ để hoà mình vào biển lớn tình yêu nhân loại, để tình yêu mãi bất tử. Đây là một khát vọng cao cả mang tính nhân văn sâu sắc.

Giáo dục vấn đề tình yêu cho HS:

14. Từ quan niệm về tình yêu của nhà thơ

Xuân Quỳnh, em có suy nghĩ gì về tình yêu

ở lứa tuổi học trò hiện nay?

GV định hướng cho HS có quan niệm đúng đắn về tình yêu.

Hoạt động 3: Tổng kết

Gv yêu cầu HS phát biểu chủ đề của bài thơ: Qua hình tượng sóng và nhân vật trữ tình

em, bài thơ thể hiện tình yêu của người phụ nữ tha thiết, nồng nàn, thuỷ chung, luôn hướng tới cái lớn lao cao cả.

GV gọi 1- 2 HS đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa và học thuộc lòng ngay tại lớp. Hoạt động 4: Kiểm tra đánh giá 15. Em có nhận xét gì về giọng điệu thơ Xuân Quỳnh? Thơ XQ có gì đặc điểm gì làm người đọc yêu thích? GV hướng dẫn HS so sánh “Sóng” với bài thơ “Biển” của XD để thấy sự khác biệt III. Tổng kết

giữa hai phong cách thơ tình.

Trong bài thơ Biển của Xuân Diệu, sóng mạnh bạo vồ vập, em là bờ đứng yên, thụ động. Còn sóng trong thơ Xuân Quỳnh là sóng ở ngoài biển luôn vận động không ngừng để tìm ra biển lớn, lúc dữ dội nhưng cũng có lúc êm dịu lặng lẽ. Thơ tình của Xuân Quỳnh sôi nổi, mạnh mẽ nhưng cũng rất dịu dàng nữ tính. Thơ tình của chị kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.

Cho HS nghe đĩa ngâm thơđể khắc sâu cảm xúc.

Dặn dò:

- Nắm vững bài học, học thuộc lòng và tập đọc diễn cảm bài thơ . - Kể lại bài thơ dưới dạng một chuyện kể.

- Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương pháp biểu đạt trong bài văn nghị luận.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)