Để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cho năm 2010, một số doanh nghiệp Dược
- Công ty cổ phần Dược Cửu Long (DCL): Nhà máy sản xuất viên nang Capsul II và Nhà máy sản xuất kháng sinh thế hệ mới (vốn đầu tư 234 tỷ đồng) đã đi vào hoạt động từ năm 2009. Từ năm 2010 - 2012, DCL sẽ đầu tư 10 triệu USD cho Dự án nhà máy cao su y tế, chuyên sản xuất găng tay y tế khám bệnh và phẫu thuật, găng tay vệ sinh an toàn thực phẩm; đầu tư 55 tỷđồng vào Dự án nhà máy sản xuất dụng cụ y tế mở
rộng (VIKIMCO),đầu tư 50 tỷđồng xây dựng 15 chi nhánh trực thuộc Công ty trong cả nước đạt tiêu chuẩn nhà phân phối thuốc tốt (GPP),…
- Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (DHG):Năm 2009 DHG đã động thổ Nhà máy Non Betalactam công suất 4 tỷđơn vị sản phẩm (vốn đầu tư trên 250 tỷđồng), nâng tổng công suất của Công ty lên khoảng 6 tỷđơn vị sản phẩm. Ngoài ra, Công ty dự định sẽ thành lập Trung tâm Nghiên cứu phát triển sản phẩm, liên kết các Viện – Trường, nghiên cứu những sản phẩm mới mang hàm lượng khoa học công nghệ cao thuộc nhóm thần kinh, tim mạch, tiểu đường.
- Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây (DHT) :Quý I/2010 đầu tư hơn 10 tỷđồng hiện
đại hoá dây chuyền sản xuất thuốc đông Dược, dự kiến năm 2010 doanh thu sẽ tăng 10% và lợi nhuận tăng 5% so với năm 2009.
- Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế (DMC): Cuối năm 2008, DMC đã đầu tư
72,150 tỷđồng xây dựng Nhà máy chiết xuất nguyên liệu, Dược liệu công nghệ cao tại cụm Công nghiệp Cần Lố – Cụm Công nghiệp sạch chuyên về ngành Dược trên diện tích 3.128m2. Công trình này đến nay cơ bản đã hoàn thành và có thểđưa vào vận hành. Với nhà máy này, DMC sẽ có thể khai thác nguồn nguyên vật liệu trong nước và do đó tiết kiệm được khoản chi phí cho nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu. Ngoài ra, Công ty còn một số Dự án xây dựng nhà máy như: Nhà máy sản xuất bao bì sạch cấp I, Nhà máy sản xuất nguyên liệu hóa Dược Non Betalactam, Nhà máy sản xuất nguyên liệu Betalactam, .. dự kiến đưa vào hoạt động từ năm 2011-2014
- Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông (DVD): Tháng 12- 2009, DVD công bố
quyết định đầu tư xây dựng Office Building (bao gồm văn phòng và Kho GSP cho công ty) với diện tích 888m2 tại Quận Tân Phú, TP.HCM và dự kiến đưa vào hoạt
động trước tháng 6 2010. Năm 2010 DVD đã khởi động chiến lược M&A với việc ký thỏa thuận hợp tác toàn diện và mua 20,74% cổ phần của Công ty cổ phần Dược phẩm Savi (Savipharm). Ngoài ra, DVD cũng có kế hoạch dành trên 60 tỷđồng để mua lại cổ phần của các doanh nghiệp khác trong nước. Sự thành công của các sự án này dự
kiến sẽ mang lại doanh thu và lợi nhuận đột biến cho DVD trong năm 2010. -
OPC:Đầu tư 160 tỷ đồng vào dự án nhàmáy Dược phẩm mới tại Bình Dương. Trong
đó nhà máy sản xuất cồn tinh luyệnđã được đưa vào hoạt động; nhà máy sản xuất Dược phẩm dự kiến hoạt động đầu năm 2012.
Có thể thấy, các doanh nghiệp Dược Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhà máy để tăng cường chất lượng sản phẩm và mở rộng các chủng loại sản phẩm sản xuất. Điều này hứa hẹn những tiềm năng phát triển vượt bậc trong thời gian sắp tới.
2.3.5 Thực trạng R&D của các doanh nghiệp Dược Việt Nam
- Trong năm 2008, có 1.970 thuốc trong nước được cấp SĐK. Đăng ký thuốc trong nước vẫn tập trung đăng ký các thuốc nhóm hạ nhiệt- giảm đau (Paracetamol), kháng sinh. Chỉ với 20 hoạt chất đã chiếm 16,34% số thuốc được cấp đăng ký. Ngoài ra một số hoạt chất khác như: Tadalafil, Fexofenadil cũng được nhiều nhà máy sản xuất. Với 20 nhà sản xuất có nhiều sốđăng ký nhất chiếm 45,3% tổng SĐK thuốc sản xuất trong nước được cấp. So với những năm trước đây, thuốc sản xuất trong nước đã xuất hiện nhóm thuốc tim mạch, tâm thần, chống ung thư, thuốc hormon, thuốc tê mê, thuốc tác dụng đến máu, ... là một chuyển hướng rất cần khuyến khích. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh, hạ nhiệt giảm đau và vitamin vẫn chiếm tỷ lệ rất cao so với số lượng ít ỏi của thuốc chuyên khoa. Việc nghiên cứu và phát triển các nhóm thuốc đáp ứng mô hình bệnh tật ở Việt Nam trong những năm tới đây cần được các nhà sản xuất tập trung đầu tư nhiều hơn nữa.
Dự án sản xuất nguyên liệu kháng sinh Cephalosporin của Tổng Công ty Dược Việt Nam ( tại công ty Mekophar) và một số đơn vị đang chuẩn bị triển khai là một nỗ lực lớn đóng góp cho Ngành Dược và đang được Chính phủ rất quan tâm. Bộ Y tế sẽ xem xét đề nghị của các doanh nghiệp trình Chính phủ và các Bộ, ngành những ưu đãi thiết thực, hỗ trợ cho những dự án mang tính chiến lược, làm giảm sự lệ thuốc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.
Riêng tại doanh nghiệp Hậu Giang trong vòng 3 năm gần đây số lượng đăng ký thuốc mới mỗi năm là khoảng 2000 mặt hàng, trong khi trong năm 2003 doanh nghiệp này chỉ có 700 mặt hàng thuốc đăng ký mới mỗi năm. Như vậy, số lượng đăng ký mới so với năm 2003 đã tăng gần gấp 3 lần thể hiện sự tiến bộ vượt bậc trong hoạt động nghiên cứu sản xuất của doanh nghiệp.
2.4 Thực trạng hoạt động phân phối thuốc trên thị trường 2.4.1 Mạng lưới phân phối của ngành Dược: 2.4.1 Mạng lưới phân phối của ngành Dược:
Ngành Dược là một trong những ngành có mạng lưới phân phối mạnh và rộng khắp tất cả các khu vực, tỉnh thành trên cả nước, từ các công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên phân phối cho đến các bệnh viện, các nhà thuốc lớn và cả các nhà thuốc lẻ nhỏ ở các trạm y tế xã. Nhờ có mạng lưới phân phối trải dài như vậy nên dù chịu nhiều sức ép từ
biến động kinh tế thị trường, ngành Dược Việt Nam vẫn ổn định và tăng trưởng. Xét về cơ bản, việc phân phối thuốc của các công ty Dược thường sẽ đi theo hệ thống sau:
Hình 2.5: HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM DƯỢC
(Nguồn: Công ty Dược Bến Tre) Ngành Dược tiếp cận người tiêu dùng qua hệ thống phân phối thương mại (kênh thứ
nhất) và hệ thống điều trị (kênh thứ hai).
Kênh 1: Thông qua hệ thống phân phối thương mại Sau quá trình sản xuất, sản phẩm Dược sẽ được nhập kho chờ vận chuyển đến các chi nhánh của doanh nghiệp. Sau đó, các sản phẩm Dược được hệ thống chi nhánh của công ty phân phối cho hệ
thống các đại lý của họ tùy theo yêu cầu. Ở các chi nhánh luôn có những khi bảo quản
đặc biệt dành cho những sản phẩm yêu cầu điều kiện lưu kho lạnh, độẩm … Tùy theo chính sách từng công ty mà ở hệ thống đại lý của họ có trang bị kho bảo quản đặc biệt hay không. Nếu như có trang bị những kho bảo quản đặc biệt thường các công ty sẽ
cho vận chuyển tất cả các mặt hàng từ hệ thống chi nhánh đến các đại lý, nếu như các
đại lý không có kho bảo quản đặc biệt thì họ chỉ nhận những mặt hàng thông thường
đòi hỏi điều kiện bảo quản bình thường, khi có những đơn hàng yêu cầu các loại sản phẩm bảo quản đặc biệt họ mới yêu cầu các chi nhánh giao hàng. Khách hàng của đại lý là các hiệu thuốc bán lẻ, các hiệu thuốc này có thể là thuốc sở hữu của doanh nghiệp, cũng có thể là các hiệu thuốc bán lẻ bên ngoài. Sau đó, các sản phẩm sẽ được bán lại cho khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng.
NHÀ SẢN XUẤT HỆ THỐNG CHI NHÁNH BỆNH VIỆN, TRÌNH DƯỢC VIÊN HỆ THỐNG ĐẠI LÝ HIỆU THUỐC BÁN LẺ NGƯỜI TIÊU DÙNG
Hiện nay các doanh nghiệp Dược trong nước đang nỗ lực xây dựng kênh phân phối thương mại để giảm bớt sự phụ thuộc vào kênh phân phối điều trị vốn đang bị cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Hệ thống phân phối này chủ yếu đang là sân chơi của các nhà phân phối nội địa trong khi chỉ có ba nhà phân phối nước ngoài ở thị trường là Zeullig Pharma, Diethelm, Megaproduct. Với kênh phân phối thương mại, các doanh nghiệp Dược ít bị chiếm dụng vốn hơn do thời gian thu tiền khá nhanh; bên cạnh đó, thương hiệu sản phẩm được người tiêu dùng nhận diện tốt hơn nhất là trong điều kiện thị trường của Việt Nam khi mà sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước chủ yếu là thuốc phổ thông (generic). Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng đang đối mặt với những thách thức khi muốn phát triển mạnh qua kênh phân phối này. Để mở rộng chi nhánh, các doanh nghiệp phải xây dựng được kho đạt chuẩn GSP, cơ sở bán thuốc đạt chuẩn GPP. Điều này đòi hỏi năng lực về tài chính của các doanh nghiệp do chi phí đầu tư
khá lớn, bình quân khoảng 5 tỷ VNĐ cho mỗi chi nhánh. Việt Nam hiện có rất ít các nhà thuốc, đại lý đạt tiêu chuẩn GPP. Kể từ năm 2011, tiêu chuẩn này sẽ là bắt buộc và các nhà thuốc không đạt chuẩn sẽ không được phép tiếp tục bán các loại thuốc đặc trị
(prescription).
Kênh 2: thông qua hệ thống điều trị. Nhánh thứ hai của hệ thống phân phối sản phẩm Dược là thông qua các bệnh viện và trình Dược viên. Các nhà sản xuất Dược thường phải đấu thầu để giành lấy kênh phân phối này, đây là kênh phân phối tương
đối ổn định về số lượng, việc đấu thầu thường diễn ra mỗi năm giành quyền cung cấp thuốc cho bệnh viện trong năm tới. . Tuy nhiên trong một số trường hợp khan hiếm đột xuất lượng thuốc thì bệnh viện cũng sẽ mua bổ sung thông qua đại lý và chi nhánh nhưng số lượng không nhiều. Tại bệnh viên, sản phẩm Dược sẽ được bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Đây là kênh phân phối mà hầu hết các công ty Dược luôn mong muốn và quan tâm phát triển do số lượng tiêu thụ rất lớn. Các doanh nghiệp Dược tiếp cận và mở rộng thị trường thông qua hình thức chi hoa hồng hoặc chiết khấu cho các bác sĩ và Dược sĩ của các bệnh viện. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm doanh
số lớn mà kênh phân phối này đem lại, các công ty Dược trong nước cũng đang đối mặt với những khó khăn do chính hệ thống phân phối này tạo ra.
- Thứ nhất, bán hàng qua bệnh viện chiếm dụng nhiều vốn lưu động của các công ty Dược do bệnh viện thông thường chỉ thanh toán tiền hàng vào cuối năm. - Thứ hai, các công ty Dược phẩm nước ngoài với lợi thế về nguồn tài chính, chi trả tiền hoa hồng và chiết khấu mạnh hơn cho hệ thống điều trị nên đã tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các công ty trong nước. Trên thực tế, thuốc nội chiếm tỷ trọng 61% về số lượng bán nhưng chỉ chiếm 15% về giá trị tiêu thụ trong kênh phân phối
điều trị, điều đó cho thấy cơ cấu thuốc nội chỉ đơn thuần là hàng thông thường và có giá trị thấp.
Như vậy, để duy trì tỷ trọng về số lượng và nâng cao tỷ trọng về giá trị thuốc bán qua kênh bệnh viện, các doanh nghiệp Dược Việt Nam sẽ phải nỗ lực rất nhiều để có thể
cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài.
Tất cả các hoạt động truân chuyển ở các doanh nghiệp Dược đều được thực hiện bằng
đội xe riêng của doanh nghiệp.
Mạng lưới phân phối của ngành không ngừng phát triển trong thời gian gần đây mang lại doanh thu và cơ hội quảng bá thương hiệu cho các doanh nghiệp Dược Việt Nam.
Bảng 2.8: Mạng lưới cung ứng thuốc cả nước qua các năm
LOẠI HÌNH 2006 2007 2008
Số doanh nghiệp trong nước 1.163 1.330 1.336
Số doanh nghiệp có vốn đều tư nước ngoài (đã triển khai hoạt động)
15 22 37
Chi nhánh công ty tại các tỉnh 127 164 160
Tổng số khoa Dược và các trạm chuyên khoa
Tổng số quầy bán lẻ 39.319 39.016 39.172 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của các Sở Y tế)
Điều tra tại công ty Dược Bến Tre có mạng lưới phân phối với 4 chi nhánh lớn đặt ở
các thành phố lớn ở cả ba miền đất nước bao gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm phân phối thuốc cho cả nước. Bên cạnh đó, công ty có khoảng 30 hiệu thuốc bán buôn, trên 700 đại lý và nhà thuốc với hơn 1000 trình Dược viên. Riêng ở Bến Tre, công ty có 22 hiệu thuốc, 550 đại lý và nhà thuốc. Với doanh nghiệp lớn hơn là công ty cổ phẩn Dược Hậu Giang, mạng lưới phân phối rộng hơn và vươn cả ra thị trường nước ngoài. Theo báo cáo của công ty cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) doanh nghiệp có hệ thống phân phối sâu rộng khắp lãnh thổ Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Riêng tại Cần Thơ, mạng lưới này trải rộng đến 100% cơ sở y tế các xã và ấp.
Sản phẩm của Dược Hậu Giang được phân phối thông qua các nhà thuốc (bao gồm hệ
thống nhà thuốc thuộc sở hữu của doanh nghiệp và các nhà thuốc khác bên ngoài), bệnh viên, trung tâm y tế, phòng khám, các công ty thương mại, nhà bán sỉ, hệ thống siêu thị (chủ yếu là siêu thị Coopmart), các đối tác nhượng quyền trong và ngoài nước. Các sản phẩm của công ty nay đã có mặt trong 98% hệ thống bệnh viên đa khoa và các trung tâm y tế trên 64 tỉnh thành cả nước. Công ty trúng thầu các bệnh viện lớn như: bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi đồng 1, 2, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, Bệnh viện Bạch Mai, Viện Mắt Trung Ương, Bệnh viện 115….
Bên cạnh mạng lưới bán hàng mạnh trong nước, Dược Hậu Giang đã từng bước xây dựng mạng lưới bán hàng tại các thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp này ở
Ukraina, Nga, Mông Cổ, Rumani, Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines, Hàn Quốc... Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng đã ký kết một số hợp đồng cho phép phân phối độc quyền sản phẩm của Dược Hậu Giang ở một số nước khác.
Tuy đã có những bước phát triển vượt bậc, mạng lưới phân phối của các doanh nghiệp Dược Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế: Mạng lưới phân phối và các hoạt động phân
phối của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa chuyên nghiệp. Hoạt động của các công ty Dược còn dựa vào cơ chếưu đãi của nhà nước nên chưa chủđộng tích cực
đổi mới trong công tác phân phối của mình. Hệ thống phân phối còn chồng chéo, tranh giành thị trường, mua bán lòng vòng của các doanh nghiệp Dược trong nước trong khi các doanh nghiệp Dược nước ngoài có một hệ thống hết sức bài bản và lợi thế cạnh tranh hơn.
Hiện nay, trên thị trường bán lẻ Dược phẩm nhà nước ta vẫn chưa cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tham gia. Tuy nhiên trong xu thế toàn cầu hoá và áp lực của hội nhập WTO, đặc biệt là việc mở cửa thị trường xuất nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài xuất nhập khẩu và quyền bán lẻ của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thì trong thời gian không xa khi các doanh nghiệp nước ngoài tham gia sân chơi sẽ có sự
cạnh tranh rất lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Do đó cần phải tận dụng thời gian này để sắp xếp lại hệ thống lưu thông phân phối thuốc, nâng cao chất lượng của các cơ
sở bán lẻ và tổ chức lại thành một hệ thống bán lẻ chuyên nghiệp có ảnh hưởng quan trọng đến định hướng phát triển của Ngành Dược Việt Nam trong tương lai. Bên cạnh việc tiếp tục thúc đẩy quá trình GSP và GDP trong mục tiêu hoàn chỉnh hệ thống 5GP’s đảm bảo chất lượng thuốc từ nguyên liệu đầu vào- sản xuất- lưu thông- sử dụng, năm 2008 Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) đẩy mạnh việc triển khai thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc GPP. Ngày 25.01.2008 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Chỉ thị số 01/2008/QĐ-BYT về việc triển khai áp dụng lộ trình thực hiện nguyên