Thực trạng hoạt động sản xuất của các công ty dược Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu về việc sản xuất, phân phối thuốc của các công ty dược Việt Nam (Trang 40)

Trước nhu cầu sử dụng Dược phẩm ngày càng tăng của thị trường đã thúc đẩy ngành sản xuất Dược đẩy mạnh sản xuất và đã đạt được những kết quảđáng ghi nhận.

Hình 2.4: Tổng giá trị sản xuất trong nước

(Nguồn: Cục Quản lý Dược) Theo bảng số liệu thống kê từ năm 2001 đến năm 2008 tỉ lệ tăng hằng năm năm nay cao hơn năm trước, từ năm 2001 đến 2002 tăng 17%, năm 2003 tăng 21%, năm 2004 tiếp tục tăng 26% và năm tiếp theo tăng 29%, các năm tiếp theo vẫn giữ tốđộ tăng trên 20%/năm. Tính đến cuối năm 2008 giá trị sản xuất Dược trong nước là 715,435 triệu

đô tăng gấp 3 lần so với năm 2001. Sau đây là số liệu của công ty Dược Hậu Giang và Dược 2/9 cho thấy sự tăng trưởng trong lượng sản xuất trong các năm

Bảng 2.4: Sản lượng sản phẩm sản xuất của công ty dược 2/9 (NADYPHAR) qua các năm

STT Dạng sản phẩm Đơn vị

STT Dạng sản phẩm Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 2008 1 Viên nén viên 401.161.300 406.673.392 392.114.590 2 Thuốc bột kg 38.389 41.842 36.445 3 Thuốc cốm kg 84.045 96.802 80.746 4 Thuốc nước lít 8.458 9.029 9.411 5 Dầu xoa lít 1.420 926 1.290 6 Thuốc uống ống ống 25.720.228 26.026.040 23.534.790 7 Cao xoa Hộp 48.430 0 0 8 Thuốc mỡ kg 1.504 76 971 9 Thuốc bột dung ngoài kg 5.164 5.081 6.025 (Nguồn : Nadyphar)

Bảng 2.5: Sản lượng sản phẩm sản xuất của công ty dược Hậu Giang

STT Dạng sản phẩm Đơn vị

tính Năm 2006 Năm 2007 năm 2008

1 Thuốc viên viên 1.802.121.109 1.572.175.651 626.703.194 2 Viên bao đường viên 255.901.600 268.285.550 164.003.060 3 Viên bao phim viên 179.530.466 193.529.799 126.395.860 4 Viên nang cứng viên 444.838.293 368.276.436 278.631.522 5 Viên nang mềm viên 95.770.240 113.534.755 122.425.650 6 Thuốc ống ống 24.466.050 16.515.269 4.171.620

STT Dạng sản phẩm Đơn vị

tính Năm 2006 Năm 2007 năm 2008

7 Thuốc nước lít 658.170 890.434 560.082

8 Thuốc cốm, bột tấn 249.066 792.039 746.699

9 Thuốc kem - mỡ kg 170.625 215.511 152.845

(Nguồn : Dược Hậu Giang)

Có thể nói, sản lượng sản xuất của Nadyphar và Dược Hậu Giang đều tăng qua các năm. Khủng hoảng tài chính cuối năm 2008 đã có ảnh hưởng làm sản lượng của các doanh nghiệp Dược có giảm đôi chút.

Tóm lại, ngành Dược đã gia tăng đầu tư mạnh để tăng cường khả năng cạnh tranh của mình. Đa số các doanh nghiệp Dược Việt Nam đã tích lũy được một số vốn khá lớn từ

việc gia tăng sản lượng tiêu thụ và công tác cổ phần hóa huy động nguồn vốn bên ngoài. Đây có thể được coi là một sự phát triển đáng ghi nhận của ngành Dược để

phục vụ việc chăm sóc sức khỏe của người dân, là một biểu hiện hết sức lạc quan cho ngành sản xuất Dược nói chung và nền kinh tế xã hội Việt Nam nói chung.

2.3.2 Sự gia tăng chủng loại thuốc, đặc biệt là nhóm thuốc đặc trị

Thị trường thuốc Việt Nam bao gồm 15 nhóm chính. Trong đó, có 5 nhóm chiếm gần 70% thị trường bao gồm: chuyển hóa dinh dưỡng, kháng sinh, hô hấp, tim mạch và thần kinh. Tuy nhiên, hiện nay thuốc sản xuất trong nước đa phần chi là kháng sinh, vitamin và thuốc bổ. Bên cạnh việc tăng trưởng vượt bậc về sản lượng sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất Dược trong nước cũng đã tăng cường việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm cung cấp cho thị trường. Trong 3 năm trở lại đây, mỗi năm có khoảng 2.000 loại thuốc mới đăng ký và được cấp phép đăng ký lưu hành, riêng trong năm

2008, có 1.970 thuốc trong nước được cấp Sốđăng ký so sánh với thời điểm năm 2003 mỗi năm chỉ có khoảng 700 sản phẩm mới được đăng ký mới.

Bảng 2.6: Số liệu SĐK thuốc trong nước theo nhóm Dược lý tính đến 31/3/2009

Nhóm Dược lý Số lượng SĐK

Các loại khác (Đông Dược + không phân loại được) 2539

Chống nhiễm khuẩn - ký sinh trùng 2306

Hạ nhiệt - giảm đau - chống viêm phi steroid 1221

Vitamin và thuốc bổ 1111

Thuốc đường hô hấp 433

Thuốc tác dụng trên dạ dày, ruột 424

Thuốc tim mạch 251

Chống dịứng 216

Thuốc ngoài da ( ngứa, nhiễm khuẩn, viêm ngứa ) 200

Thuốc tác dụng đến máu 194 Hormon và cấu trúc hormon 150 Thuốc vè mắt 140 Thuốc gan - mật 119 Thuốc tâm thần, an thần 94 Thuốc dãn cơ và ức chế Cholinesterase 66

Nhóm Dược lý Số lượng SĐK Dung dịch điều chỉnh nước và điện giải 52 Thuốc tai mũi họng và răng 31 Chống động kinh 30 Thuốc lợi tiểu 25 Chống đau nửa đầu 14 Chống độc 9 Thuốc sát trùng, tẩy uế 6 Tê – mê 4 Thuốc chống ung thư 2

Huyết thanh Globulin miễn dịch 1

(Nguồn: Cục Quản lý Dược)

So với những năm trước đây, các loại thuốc sản xuất trong nước ngoài những danh mục hoạt chất generic, đã bắt đầu xuất hiện các nhóm thuốc thuốc chuyên khoa (như : thuốc tim mạch, tiểu đường, thần kinh, nội tiết, hormon, thuốc tê mê, thuốc tác dụng

đến máu...). Các dạng bào chế cũng được phát triển hơn (như : thuốc tác dụng kéo dài, thuốc tiêm đông khô, thuốc sủi bọt, ...). Đây có thể được coi là một chuyển hướng rất cần khuyến khích. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh, hạ nhiệt giảm đau và vitamin vẫn chiếm tỷ lệ rất cao so với số lượng ít ỏi của thuốc chuyên khoa. Việc nghiên cứu và phát triển các nhóm thuốc đáp ứng mô hình bệnh tật ở Việt Nam trong những năm tới

Việc sản xuất và cung ứng thuốc ở Việt Nam đã có những tăng trưởng đáng kể trong vòng những năm gần đây. Tuy nhiên nhu cầu sử dụng thuốc chữa bệnh trong nước cũng không ngừng tăng qua các năm với tỉ lệ gần tương đương. Riêng năm 2008 trong khi nhu cầu thuốc trong nước tăng 25% thì số lượng thuốc sản xuất được chỉ tăng 19%. Số lượng thuốc sản xuất trong nước hiện nay chỉđáp ứng được khoảng 50% nhu cầu chữa bệnh của người dân, nghĩa là hằng năm nước ta phải chi ra một khoảng tiền lớn để nhập khẩu thuốc chữa bệnh từ nước ngoài. Sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn hàng nhập khẩu ở một ngành quan trọng là ngành Dược cũng sẽ một phần gây ra những rủi ro tiềm tàng trong sự phát triển ổn định của xã hội.

2.3.3 Chất lượng của các cơ sở sản xuất thuốc ( GMP-WHO,GLP)

- Triển khai thực hiện Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT và Quyết định số 12/2007/QĐ- BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc áp dụng thực hiện các nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc (GPP) và Thực hành tốt phân phối thuốc (GDP) trong hệ

thống kinh doanh Dược phẩm, ngành Dược Việt Nam đã có đầy đủ các tiêu chí kỹ

thuật (Gồm có GMP, GLP, GSP, GDP, GPP) để quản lý toàn diện chất lượng thuốc, kể

từ nguyên liệu đầu vào cho tới khi thuốc tới tay người bệnh. Cục Quản lý Dược quản lý hệ thống sản xuất, kinh doanh Dược phẩm hoàn toàn trên cơ sở pháp luật, quy chuẩn, không phải bằng mệnh lệnh hành chính.

- Phối hợp với Vụ KHĐT sửa đổi, bổ sung Quyết định số 01/2007/QĐ-BYT về yêu cầu thử lâm sàng đối với thuốc đăng ký lưu hành ; Xây dựng Quy chế về yêu cầu thử

tương đương sinh học và sinh khả dụng của thuốc ; Hoàn thiện để ban hành Danh mục thuốc không kê đơn, góp phần hoàn thiện các quy định liên quan tới việc quản lý các thuốc kê đơn và không kê đơn của Bộ Y tế.

- Việc thực hiện GP’s đã thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, cùng với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đã tạo điều kiện để chất lượng thuốc tương đồng với

các nước về kỹ thuật và chỉ tiêu chất lượng. Các phòng kiểm tra chất lượng của các nhà máy GMP được đầu tư trang thiết bị đạt GLP đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào cũng như kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị

trường, đây là một yếu tố quan trọng để giúp quản lý và đảm bảo chất lượng thuốc.

Đến hết năm 2008, 89 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP đã chiếm khoảng 90% tổng trị giá thuốc sản xuất trong nước.

Bảng 2.7: Số liệu doanh nghiệp đạt GMP, GLP, GSP qua các năm

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 3/2009

GMP 18 25 31 41 45 57 66 74 89 92 GLP 0 6 16 26 32 43 60 74 89 92 GSP 0 3 8 11 30 42 64 79 106 110

Nguồn: Cục Quản lý Dược

Các doanh nghiệp đã phải khắc phục nhiều khó khăn trong đầu tư xây dựng các dây chuyền sản xuất thuốc theo nguyên tắc tiêu chuẩn "Thực hành tốt sản xuất thuốc" (GMP) theo đúng lộ trình của Bộ Y tếđề ra là : đến 30/6/2008 tất cả các doanh nghiệp sản xuất thuốc tân Dược phải đạt GMP. Kết quảđến hết năm 2008, cả nước có 89 nhà máy đạt GMP (có 22 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có 15 nhà máy 100% vốn đầu tư nước ngoài, 7 nhà máy liên doanh).

2.3.4 Thực trạng đầu tư các dự án mới của các công ty Dược Việt Nam

Để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cho năm 2010, một số doanh nghiệp Dược

- Công ty cổ phần Dược Cửu Long (DCL): Nhà máy sản xuất viên nang Capsul II và Nhà máy sản xuất kháng sinh thế hệ mới (vốn đầu tư 234 tỷ đồng) đã đi vào hoạt động từ năm 2009. Từ năm 2010 - 2012, DCL sẽ đầu tư 10 triệu USD cho Dự án nhà máy cao su y tế, chuyên sản xuất găng tay y tế khám bệnh và phẫu thuật, găng tay vệ sinh an toàn thực phẩm; đầu tư 55 tỷđồng vào Dự án nhà máy sản xuất dụng cụ y tế mở

rộng (VIKIMCO),đầu tư 50 tỷđồng xây dựng 15 chi nhánh trực thuộc Công ty trong cả nước đạt tiêu chuẩn nhà phân phối thuốc tốt (GPP),…

- Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (DHG):Năm 2009 DHG đã động thổ Nhà máy Non Betalactam công suất 4 tỷđơn vị sản phẩm (vốn đầu tư trên 250 tỷđồng), nâng tổng công suất của Công ty lên khoảng 6 tỷđơn vị sản phẩm. Ngoài ra, Công ty dự định sẽ thành lập Trung tâm Nghiên cứu phát triển sản phẩm, liên kết các Viện – Trường, nghiên cứu những sản phẩm mới mang hàm lượng khoa học công nghệ cao thuộc nhóm thần kinh, tim mạch, tiểu đường.

- Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây (DHT) :Quý I/2010 đầu tư hơn 10 tỷđồng hiện

đại hoá dây chuyền sản xuất thuốc đông Dược, dự kiến năm 2010 doanh thu sẽ tăng 10% và lợi nhuận tăng 5% so với năm 2009.

- Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế (DMC): Cuối năm 2008, DMC đã đầu tư

72,150 tỷđồng xây dựng Nhà máy chiết xuất nguyên liệu, Dược liệu công nghệ cao tại cụm Công nghiệp Cần Lố – Cụm Công nghiệp sạch chuyên về ngành Dược trên diện tích 3.128m2. Công trình này đến nay cơ bản đã hoàn thành và có thểđưa vào vận hành. Với nhà máy này, DMC sẽ có thể khai thác nguồn nguyên vật liệu trong nước và do đó tiết kiệm được khoản chi phí cho nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu. Ngoài ra, Công ty còn một số Dự án xây dựng nhà máy như: Nhà máy sản xuất bao bì sạch cấp I, Nhà máy sản xuất nguyên liệu hóa Dược Non Betalactam, Nhà máy sản xuất nguyên liệu Betalactam, .. dự kiến đưa vào hoạt động từ năm 2011-2014

- Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông (DVD): Tháng 12- 2009, DVD công bố

quyết định đầu tư xây dựng Office Building (bao gồm văn phòng và Kho GSP cho công ty) với diện tích 888m2 tại Quận Tân Phú, TP.HCM và dự kiến đưa vào hoạt

động trước tháng 6 2010. Năm 2010 DVD đã khởi động chiến lược M&A với việc ký thỏa thuận hợp tác toàn diện và mua 20,74% cổ phần của Công ty cổ phần Dược phẩm Savi (Savipharm). Ngoài ra, DVD cũng có kế hoạch dành trên 60 tỷđồng để mua lại cổ phần của các doanh nghiệp khác trong nước. Sự thành công của các sự án này dự

kiến sẽ mang lại doanh thu và lợi nhuận đột biến cho DVD trong năm 2010. -

OPC:Đầu tư 160 tỷ đồng vào dự án nhàmáy Dược phẩm mới tại Bình Dương. Trong

đó nhà máy sản xuất cồn tinh luyệnđã được đưa vào hoạt động; nhà máy sản xuất Dược phẩm dự kiến hoạt động đầu năm 2012.

Có thể thấy, các doanh nghiệp Dược Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhà máy để tăng cường chất lượng sản phẩm và mở rộng các chủng loại sản phẩm sản xuất. Điều này hứa hẹn những tiềm năng phát triển vượt bậc trong thời gian sắp tới.

2.3.5 Thực trạng R&D của các doanh nghiệp Dược Việt Nam

- Trong năm 2008, có 1.970 thuốc trong nước được cấp SĐK. Đăng ký thuốc trong nước vẫn tập trung đăng ký các thuốc nhóm hạ nhiệt- giảm đau (Paracetamol), kháng sinh. Chỉ với 20 hoạt chất đã chiếm 16,34% số thuốc được cấp đăng ký. Ngoài ra một số hoạt chất khác như: Tadalafil, Fexofenadil cũng được nhiều nhà máy sản xuất. Với 20 nhà sản xuất có nhiều sốđăng ký nhất chiếm 45,3% tổng SĐK thuốc sản xuất trong nước được cấp. So với những năm trước đây, thuốc sản xuất trong nước đã xuất hiện nhóm thuốc tim mạch, tâm thần, chống ung thư, thuốc hormon, thuốc tê mê, thuốc tác dụng đến máu, ... là một chuyển hướng rất cần khuyến khích. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh, hạ nhiệt giảm đau và vitamin vẫn chiếm tỷ lệ rất cao so với số lượng ít ỏi của thuốc chuyên khoa. Việc nghiên cứu và phát triển các nhóm thuốc đáp ứng mô hình bệnh tật ở Việt Nam trong những năm tới đây cần được các nhà sản xuất tập trung đầu tư nhiều hơn nữa.

Dự án sản xuất nguyên liệu kháng sinh Cephalosporin của Tổng Công ty Dược Việt Nam ( tại công ty Mekophar) và một số đơn vị đang chuẩn bị triển khai là một nỗ lực lớn đóng góp cho Ngành Dược và đang được Chính phủ rất quan tâm. Bộ Y tế sẽ xem xét đề nghị của các doanh nghiệp trình Chính phủ và các Bộ, ngành những ưu đãi thiết thực, hỗ trợ cho những dự án mang tính chiến lược, làm giảm sự lệ thuốc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.

Riêng tại doanh nghiệp Hậu Giang trong vòng 3 năm gần đây số lượng đăng ký thuốc mới mỗi năm là khoảng 2000 mặt hàng, trong khi trong năm 2003 doanh nghiệp này chỉ có 700 mặt hàng thuốc đăng ký mới mỗi năm. Như vậy, số lượng đăng ký mới so với năm 2003 đã tăng gần gấp 3 lần thể hiện sự tiến bộ vượt bậc trong hoạt động nghiên cứu sản xuất của doanh nghiệp.

2.4 Thực trạng hoạt động phân phối thuốc trên thị trường 2.4.1 Mạng lưới phân phối của ngành Dược: 2.4.1 Mạng lưới phân phối của ngành Dược:

Ngành Dược là một trong những ngành có mạng lưới phân phối mạnh và rộng khắp tất cả các khu vực, tỉnh thành trên cả nước, từ các công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên phân phối cho đến các bệnh viện, các nhà thuốc lớn và cả các nhà thuốc lẻ nhỏ ở các trạm y tế xã. Nhờ có mạng lưới phân phối trải dài như vậy nên dù chịu nhiều sức ép từ

biến động kinh tế thị trường, ngành Dược Việt Nam vẫn ổn định và tăng trưởng. Xét về cơ bản, việc phân phối thuốc của các công ty Dược thường sẽ đi theo hệ thống sau:

Hình 2.5: HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM DƯỢC

(Nguồn: Công ty Dược Bến Tre) Ngành Dược tiếp cận người tiêu dùng qua hệ thống phân phối thương mại (kênh thứ

nhất) và hệ thống điều trị (kênh thứ hai).

Kênh 1: Thông qua hệ thống phân phối thương mại Sau quá trình sản xuất, sản phẩm Dược sẽ được nhập kho chờ vận chuyển đến các chi nhánh của doanh nghiệp. Sau đó, các sản phẩm Dược được hệ thống chi nhánh của công ty phân phối cho hệ

thống các đại lý của họ tùy theo yêu cầu. Ở các chi nhánh luôn có những khi bảo quản

đặc biệt dành cho những sản phẩm yêu cầu điều kiện lưu kho lạnh, độẩm … Tùy theo chính sách từng công ty mà ở hệ thống đại lý của họ có trang bị kho bảo quản đặc biệt hay không. Nếu như có trang bị những kho bảo quản đặc biệt thường các công ty sẽ

Một phần của tài liệu nghiên cứu về việc sản xuất, phân phối thuốc của các công ty dược Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)