2.2.1.1 Nguồn nguyên vật liệu trong nước
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nên Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng với khoảng 10.350 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn hai nghìn loài tảo. Kết quả điều tra, cả nước ghi nhận
được 3.948 loài thực vật và nấm lớn có thể sử dụng làm thuốc, trong đó có hàng chục loại có giá trị chữa bệnh cao. Tổng sản lượng Dược liệu ở Việt Nam hằng năm ước tính khoảng từ ba đến năm nghìn tấn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đến nay các vùng phân bố tự nhiên của cây thuốc bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác một cách cạn kiệt. Nhiều vùng rừng có cây thuốc phong phú nay đã hoàn toàn bị phá bỏ, như khu vực núi Hàm Rồng (Sa Pa, Lào Cai); Cao nguyên An Khê (thuộc hai tỉnh Gia Lai và Bình Ðịnh)... Nguồn Dược liệu thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ, nhiều loại có nguy cơ
tuyệt chủng. Bên cạnh đó, nhiều địa phương có đầy đủ các điều kiện để trồng trọt Dược liệu có giá trị cao, nhưng do cách làm manh mún, tự phát, thiếu liên kết và thị
trường Dược liệu không ổn định nên việc phát triển các vùng Dược liệu hiện nay gặp nhiều khó khăn. Chính sách bảo tồn nguồn gien, nhất là các cây quý còn quá ít.
Hiện nay, chỉ một số cơ sở sản xuất Dược liệu mới sử dụng nguồn nguyên vật liệu có sẵn trong nước. Còn đa phần các doanh nghiệp sản xuất tân Dược chỉ sử dụng một số
lượng ít ỏi lượng nguyên vật liệu được trồng và chế biến trong nước. Các loại nguyên liệu này chỉ là những nguyên liệu phụ dùng để bổ sung và giá trị rất thấp so với nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.
Để hạn chế sự phục thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nước ta cũng đã có một số cơ sở trồng trọt Dược liệu đạt tiêu chuẩn VietGAP, nhiều đơn vịđang triển khai áp dụng nguyên tắc "thực hành tốt trồng trọt, thu hái cây thuốc". Bên cạnh đó cũng có những cơ sở chế biến thực hiện việc thu mua Dược liệu, lo đầu ra cho các hộ trồng trọt, kết hợp các hoạt động tập huấn quy trình kỹ thuật, cung cấp giống cây trồng, phân bón cho nhà nông, hình thành các vùng Dược liệu trọng điểm... nhằm phục vụ cho việc sản xuất thuốc trong nước và tạo tiềm năng phát triển cho ngành Dược trong thời gian tới.
Ngoài nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất thuốc, còn phải kể đến nhà cung cấp bao bì trong nước. Ngành sản xuất bao bì ngày càng phát triển giúp đảm bảo chất lượng thuốc sản xuất trong một thời gian dài, tránh những hư hại từ môi trường gây mất tác dụng hoặc gây tác dụng phụ cho người tiêu dùng. Hiện nay, các doanh nghiệp Dược rất quan tâm lựa chọn nhà cung cấp bao bì chất lượng cao. Một số doanh nghiệp Dược còn tự xây dựng cơ sở sản xuất bao bì cho mình nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.
2.2.1.2 Nguồn nguyên vật liệu nước ngoài
Do ngành công nghiệp hóa Dược của Việt Nam còn hạn chế, nên đến 90% - 95% nguyên liệu cho sản xuất thuốc hiện nay phải nhập khẩu. Trong thời gian gần đây, nhà nước đã đẩy mạnh nhiều biện pháp hỗ trợ, khuyến khích để thúc đẩy việc sản xuất thuốc của các doanh nghiệp nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu thị trường, hạn chế lượng thuốc thành phẩm vào nước ta. Trong khi các doanh nghiệp đầu tư nâng cao dây chuyền sản xuất, trang thiết bị hiện đại để gia tăng số lượng và chất lượng thuốc phục vụ thị trường, nhưng nhà nước ta lại chưa chú trọng quan tâm phát triển các khu vực trồng và nhà máy chế biến nguyên vật liệu khiến nguồn cung ứng thiếu thốn. Do đó, các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài gây nhiều bất lợi trong việc cạnh tranh về chất lượng và giá cả với các doanh nghiệp nước ngoài đồng thời gây nhiều rủi ro cho nền kinh tế và đời sống xã hội do phải phụ thuộc phần lớn
vào lượng đầu vào nhập khẩu này. Có thể nói, doanh nghiệp sản xuất Dược hiện nay
đa phần chỉ là doanh nghiệp “nấu cao”, nghĩa là nhập khẩu các nguyên phụ liệu làm thuốc từ nước ngoài về, sau đó trộn với nhau, bổ sung thêm một số tá Dược thông thường rồi dập viên hoặc vô nang để bán ra thị trường.
Các Dược liệu được nhập chủ yếu là nguyên liệu kháng sinh, vitamin và chiếm trên 80% giá trị nhập khẩu.Việc hầu hết các loại thuốc đặc trị trong nước phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài cũng là một rủi ro tiềm tàng cho nền kinh tế.
Hình 2.2: Các loại nguyên liệu nhập
(Nguồn: Tạp chí thương mại) Các trong các nước thì Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia chiếm tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu Dược nhiều nhất vào Việt Nam, với tỷ trọng tương ứng là 25% và 21% (tính trong năm 2008). Trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn đang chủ
yếu sản xuất các dòng thuốc phổ thông, do đó sử dụng nhiều các loại Dược liệu giá rẻ
Hình 2.3: Các quốc gia Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu dược
(Nguồn: Tạp chí thương mại) Với việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, ngành Dược Việt Nam đang gặp một số rủi ro như rủi ro tỷ giá, rủi ro biến động giá cả nguyên liệu, rủi ro chất lượng nguyên liệu và rủi ro thương mại.
Rủi ro tỷ giá: Năm 2008, hầu hết các doanh nghiệp Dược đều phải gánh chịu những khoản lỗ do tỷ giá biến động tăng đột biến. Chúng tôi nhận thấy, cho đến nay hầu hết các doanh nghiệp Dược vẫn chưa có kế hoạch cụ thể nào để phòng tránh rủi ro biến động tỷ giá trong tương lai.
Rủi ro biến động giá nguyên vật liệu: Năm 2008, các nguyên liệu nhập khẩu chính như kháng sinh tăng trung bình 2% (đặc biệt Cephalexin Bp có giá trị nhập khẩu cao đã tăng giá đến 11,7%), vitamin tăng 34% và nguyên liệu của thuốc giảm đau, hạ
sốt tăng 80%. Ðây là nguyên nhân chính gây ra những điều chỉnh mạnh về giá thuốc trên thị trường Việt Nam năm qua.
Rủi ro chất lượng Dược liệu: Thị trường Trung Quốc với hàng giá rẻ lại luôn tiềm ẩn rủi ro về tình trạng hàng kém chất lượng; tuy nhiên đây là một rủi ro hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu các doanh nghiệp trong nước kiểm soát và tuân thủ chặt chẽ các quy trình kiểm tra nghiệm thu chất lượng.
2.2.2 Thực trạng sử dụng nguồn nguyên vật liệu ở các công ty Dược Việt Nam
Theo kết quả báo cáo, doanh nghiệp Dược phẩm 2/9 nguồn cung ứng nguyên vật liệu dùng cho sản xuất thuốc chủ yếu được nhập khẩu từ các nhà sản xuất lớn từ các nước như: Anh, Pháp, Mỹ, Đức, CH Sec, Trung Quốc, Ấn Độ đạt tiêu chuẩn GMP, ISO và có uy tín trên thế giới như: Johson Matthey (Anh), Givaudan, Aventis, Rhodia, SPI Pharm, Orgasyth, Roquette (Pháp), The Nutrasweet (Mỹ), DSM Nutritional (Đức), Western Drugs, Sri Krishna, Amoli organics, Vasudha Pharm, Virchows, Jayco chemicals, Supriya (Ấn Độ), Precheza (CH Sec), Shanghai, Zhejiang Tianxin, Hangzhou minshang, Sichuan Xieli, Jiangxi Ganjiang, Zhejiang Jingan, Zhejiang Zhenyan, Formstand, Dong Gang, North China, Hubei, Hubei Tianmen, Xiang fan goto, Shandong Xinhlia, North East, Jiangsu Jiangshan (Trung Quốc).
Ngoài ra, nguồn nguyên liệu trong nước được cung cấp bởi các công ty có uy tín trong ngành Dược trong nước như: Công ty Dược Sài Gòn, Công ty cổ phần đường Biên Hòa, Công ty cổ phần Y Dược phẩm VIMEDIMEX, công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long, Công ty TNHH Nam Long Phát, Công ty TNHH Oai Hùng, công ty cổ phần Bao Bì Sài Gòn, công ty cổ phần Thủy tinh Hưng Phú...Đối với nguyên vật liệu sản xuất trong nước tại công ty 2/9 chỉ chiếm khoảng 15% nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm, bao gồm:
Bảng 2.2: Danh mục nguyên vật liệu trong nước chính
BỘT DIỆP HẠ CHÂU Trung tâm nghiên cứu bảo tồn & Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười
BỘT NADYGAN Trung tâm nghiên cứu bảo tồn & Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười
KALI CLORID Công ty cổ phẩn Hóa Dược Việt Nam CHẾ PHẨM VK LACTIC TTCN Sinh học NN
Bột cao khô Actiso, râu mèo Công ty cổ phẩn BV Pharma Bột cao mềm Actiso Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng
(LADOPHARM)
(Nguồn: NADYPHAR) Tại doanh nghiệp Dược Hậu Giang, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất cũng được nhập khẩu là chủ yếu. Nguồn nguyên liệu này được nhập từ các nhà sản xuất lớn, đạt tiêu chuẩn GMP và ISO và có uy tín trên thế giới như: Mallinckrodt INC (Mỹ), ACS Dobfar (Italia), Antibioticos SA (Tây Ban Nha), Moehs Catalana SA (Tây Ban Nha), ... và các nhà cung cấp nổi tiếng khác ở các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc. Hiện nay, Dược Hậu Giang là đối tác tiêu thụ Paracetamol lớn nhất tại Việt Nam của Công ty Mallinckrodt INC - nhà cung ứng Paracetamol của Mỹ lớn nhất thế giới.
Bảng 2.3: Nguồn cung cấp nguyên liệu, hoạt chất chính NGUYÊN LIỆU, HOẠT
CHẤT NHÀ SẢN XUẤT NƯỚC SẢN XUẤT
Acetyl cysteine Moehs Catalana SA Tây Ban Nha Alimemazine tartrate Pcas Site De Seloc Pháp
Antibioticos SA Tây Ban Nha Amoxycillin trihydrate
DSM Tây Ban Nha
NGUYÊN LIỆU, HOẠT
CHẤT NHÀ SẢN XUẤT NƯỚC SẢN XUẤT
ACS Dobfar Italia
ACS Dobfar Italia
Cefuroxime axetil
Antibioticos Tây Ban Nha
Codein (base, phosphate) Sanofi Chimie Pháp
Paracetamol Mallinckrodt INC Mỹ
Tetrahydrozolin HCL Zentiva Cộng hòa Séc
Nhóm Vitamin BASF Đức, Nhật
(Nguồn: Dược Hậu Giang) Ngoài ra, để đảm bảo cung ứng bao bì kịp thời, đúng yêu cầu cho các loại sản phẩm của Công ty với kỹ thuật và chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, giá thành thấp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, Dược Hậu Giang đã tổ chức xây dựng Xưởng Bao bì cho riêng mình. Xưởng Bao bì của Công ty được đầu tư với quy mô lớn không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất của Công ty mà còn in gia công cho khách hàng bên ngoài góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. Doanh thu từ in gia công bao bì mỗi năm trên 1,3 tỷ đồng, mang lại lợi nhuận trung bình 430 triệu đồng/năm.
2.3 Thực trạng hoạt động sản xuất của các công ty Dược Việt Nam 2.3.1 Sự tăng trưởng trong sản xuất thuốc 2.3.1 Sự tăng trưởng trong sản xuất thuốc
Trước nhu cầu sử dụng Dược phẩm ngày càng tăng của thị trường đã thúc đẩy ngành sản xuất Dược đẩy mạnh sản xuất và đã đạt được những kết quảđáng ghi nhận.
Hình 2.4: Tổng giá trị sản xuất trong nước
(Nguồn: Cục Quản lý Dược) Theo bảng số liệu thống kê từ năm 2001 đến năm 2008 tỉ lệ tăng hằng năm năm nay cao hơn năm trước, từ năm 2001 đến 2002 tăng 17%, năm 2003 tăng 21%, năm 2004 tiếp tục tăng 26% và năm tiếp theo tăng 29%, các năm tiếp theo vẫn giữ tốđộ tăng trên 20%/năm. Tính đến cuối năm 2008 giá trị sản xuất Dược trong nước là 715,435 triệu
đô tăng gấp 3 lần so với năm 2001. Sau đây là số liệu của công ty Dược Hậu Giang và Dược 2/9 cho thấy sự tăng trưởng trong lượng sản xuất trong các năm
Bảng 2.4: Sản lượng sản phẩm sản xuất của công ty dược 2/9 (NADYPHAR) qua các năm
STT Dạng sản phẩm Đơn vị
STT Dạng sản phẩm Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 2008 1 Viên nén viên 401.161.300 406.673.392 392.114.590 2 Thuốc bột kg 38.389 41.842 36.445 3 Thuốc cốm kg 84.045 96.802 80.746 4 Thuốc nước lít 8.458 9.029 9.411 5 Dầu xoa lít 1.420 926 1.290 6 Thuốc uống ống ống 25.720.228 26.026.040 23.534.790 7 Cao xoa Hộp 48.430 0 0 8 Thuốc mỡ kg 1.504 76 971 9 Thuốc bột dung ngoài kg 5.164 5.081 6.025 (Nguồn : Nadyphar)
Bảng 2.5: Sản lượng sản phẩm sản xuất của công ty dược Hậu Giang
STT Dạng sản phẩm Đơn vị
tính Năm 2006 Năm 2007 năm 2008
1 Thuốc viên viên 1.802.121.109 1.572.175.651 626.703.194 2 Viên bao đường viên 255.901.600 268.285.550 164.003.060 3 Viên bao phim viên 179.530.466 193.529.799 126.395.860 4 Viên nang cứng viên 444.838.293 368.276.436 278.631.522 5 Viên nang mềm viên 95.770.240 113.534.755 122.425.650 6 Thuốc ống ống 24.466.050 16.515.269 4.171.620
STT Dạng sản phẩm Đơn vị
tính Năm 2006 Năm 2007 năm 2008
7 Thuốc nước lít 658.170 890.434 560.082
8 Thuốc cốm, bột tấn 249.066 792.039 746.699
9 Thuốc kem - mỡ kg 170.625 215.511 152.845
(Nguồn : Dược Hậu Giang)
Có thể nói, sản lượng sản xuất của Nadyphar và Dược Hậu Giang đều tăng qua các năm. Khủng hoảng tài chính cuối năm 2008 đã có ảnh hưởng làm sản lượng của các doanh nghiệp Dược có giảm đôi chút.
Tóm lại, ngành Dược đã gia tăng đầu tư mạnh để tăng cường khả năng cạnh tranh của mình. Đa số các doanh nghiệp Dược Việt Nam đã tích lũy được một số vốn khá lớn từ
việc gia tăng sản lượng tiêu thụ và công tác cổ phần hóa huy động nguồn vốn bên ngoài. Đây có thể được coi là một sự phát triển đáng ghi nhận của ngành Dược để
phục vụ việc chăm sóc sức khỏe của người dân, là một biểu hiện hết sức lạc quan cho ngành sản xuất Dược nói chung và nền kinh tế xã hội Việt Nam nói chung.
2.3.2 Sự gia tăng chủng loại thuốc, đặc biệt là nhóm thuốc đặc trị
Thị trường thuốc Việt Nam bao gồm 15 nhóm chính. Trong đó, có 5 nhóm chiếm gần 70% thị trường bao gồm: chuyển hóa dinh dưỡng, kháng sinh, hô hấp, tim mạch và thần kinh. Tuy nhiên, hiện nay thuốc sản xuất trong nước đa phần chi là kháng sinh, vitamin và thuốc bổ. Bên cạnh việc tăng trưởng vượt bậc về sản lượng sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất Dược trong nước cũng đã tăng cường việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm cung cấp cho thị trường. Trong 3 năm trở lại đây, mỗi năm có khoảng 2.000 loại thuốc mới đăng ký và được cấp phép đăng ký lưu hành, riêng trong năm
2008, có 1.970 thuốc trong nước được cấp Sốđăng ký so sánh với thời điểm năm 2003 mỗi năm chỉ có khoảng 700 sản phẩm mới được đăng ký mới.
Bảng 2.6: Số liệu SĐK thuốc trong nước theo nhóm Dược lý tính đến 31/3/2009
Nhóm Dược lý Số lượng SĐK
Các loại khác (Đông Dược + không phân loại được) 2539
Chống nhiễm khuẩn - ký sinh trùng 2306
Hạ nhiệt - giảm đau - chống viêm phi steroid 1221
Vitamin và thuốc bổ 1111
Thuốc đường hô hấp 433
Thuốc tác dụng trên dạ dày, ruột 424
Thuốc tim mạch 251
Chống dịứng 216
Thuốc ngoài da ( ngứa, nhiễm khuẩn, viêm ngứa ) 200
Thuốc tác dụng đến máu 194 Hormon và cấu trúc hormon 150 Thuốc vè mắt 140 Thuốc gan - mật 119 Thuốc tâm thần, an thần 94 Thuốc dãn cơ và ức chế Cholinesterase 66
Nhóm Dược lý Số lượng SĐK Dung dịch điều chỉnh nước và điện giải 52 Thuốc tai mũi họng và răng 31 Chống động kinh 30 Thuốc lợi tiểu 25 Chống đau nửa đầu 14 Chống độc 9 Thuốc sát trùng, tẩy uế 6 Tê – mê 4 Thuốc chống ung thư 2
Huyết thanh Globulin miễn dịch 1
(Nguồn: Cục Quản lý Dược)
So với những năm trước đây, các loại thuốc sản xuất trong nước ngoài những danh mục hoạt chất generic, đã bắt đầu xuất hiện các nhóm thuốc thuốc chuyên khoa (như : thuốc tim mạch, tiểu đường, thần kinh, nội tiết, hormon, thuốc tê mê, thuốc tác dụng
đến máu...). Các dạng bào chế cũng được phát triển hơn (như : thuốc tác dụng kéo dài, thuốc tiêm đông khô, thuốc sủi bọt, ...). Đây có thể được coi là một chuyển hướng rất cần khuyến khích. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh, hạ nhiệt giảm đau và vitamin vẫn chiếm tỷ lệ rất cao so với số lượng ít ỏi của thuốc chuyên khoa. Việc nghiên cứu và phát triển các nhóm thuốc đáp ứng mô hình bệnh tật ở Việt Nam trong những năm tới
Việc sản xuất và cung ứng thuốc ở Việt Nam đã có những tăng trưởng đáng kể trong vòng những năm gần đây. Tuy nhiên nhu cầu sử dụng thuốc chữa bệnh trong nước cũng không ngừng tăng qua các năm với tỉ lệ gần tương đương. Riêng năm 2008 trong khi nhu cầu thuốc trong nước tăng 25% thì số lượng thuốc sản xuất được chỉ tăng 19%. Số lượng thuốc sản xuất trong nước hiện nay chỉđáp ứng được khoảng 50% nhu