Bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu trước các hành vi xâm phạm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bảo hộ NHHH theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa kỳ pdf (Trang 132 - 138)

Trước tình trạng quyền đối với NHHH bị xâm phạm, chủ sở hữu NH có thể tiến hành các biện pháp sau:

- Yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm.

- Khởi kiện tại toà án theo thủ tục dân sự. Trong trường hợp này, chủ sở hữu NH cần:

+ Xác định đúng toà án có thẩm quyền.

+ Tìm khu vực tài phán và địa điểm xét xử phù hợp.

+ Nếu có thể được, chọn một toà án không đòi hỏi nguyên đơn phải chứng minh rằng hành vi vi phạm được thực hiện với mục đích gian trá thì mới được bồi hoàn lợi nhuận thu được từ việc vi phạm.

+ Thống nhất với toà án về cách tính khoản bồi hoàn lợi nhuận thu được do việc vi phạm.

+ Kiểm tra các quy định của pháp luật liên bang về bồi thường thiệt hại theo luật định.

+ Xác định đúng các bên liên quan tới vụ kiện. + Đưa ra những luận điểm, chứng cứ xác đáng.

+ Yêu cầu áp dụng những chế tài phù hợp (tiền phạt, biện pháp khẩn cấp tạm thời, tiêu huỷ hàng hóa, bồi thường thiệt hại, phí luật sư, chi phí điều tra và các chi phí khác, v.v...).

- Doanh nghiệp có NH bị xâm phạm cũng có thể làm việc với cơ quan hành pháp cấp bang hoặc liên bang để họ tiến hành thực thi theo các đạo luật hình sự.

- Nếu hành vi xâm phạm liên quan đến hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ, doanh nghiệp có quyền lợi bị vi phạm có thể yêu cầu cơ quan hải quan Hoa Kỳ can thiệp để bảo vệ quyền lợi của mình.

Kết luận

Khi đặt Hoa Kỳ bên cạnh Việt Nam, người ta dễ liên tưởng tới hai bức tranh với những đường nét, màu sắc đối lập nhau. Một bên là cường quốc số một thế giới, một bên là quốc gia đang phát triển; một bên là một trong những quốc gia đi tiên phong trong lĩnh vực bảo hộ SHTT, trong khi với bên kia, đó vẫn còn là một lĩnh vực tương đối mới mẻ. Tuy vậy, nghiên cứu vấn đề bảo hộ NHHH của hai nước, chúng ta thấy rằng các quy định pháp luật bảo hộ NHHH của Việt Nam về cơ bản có nhiều điểm gần gũi với pháp luật Hoa Kỳ. Những điểm tương đồng này phản ánh nỗ lực không ngừng của chúng ta trong việc làm cho hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng tương thích với pháp luật của các nước trên thế giới, với "luật chơi chung" toàn cầu. Đây là một trong những thành tựu đáng ghi nhận của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, hệ thống pháp luật bảo hộ NHHH nói riêng. Mặc dù vậy, khi phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam, chúng ta cũng nhận thấy một số quy định còn bất cập, chưa tương thích với pháp luật các nước cũng như các điều ước quốc tế, đặc biệt là các cam kết quốc tế mà chúng ta có nghĩa vụ phải thực thi. Đặc biệt, xét về tính hiệu quả, hệ thống pháp luật bảo hộ NHHH của chúng ta đang đứng trước những thách thức và đòi hỏi rất lớn.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, khi đã là thành viên chính thức của WTO, chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ NHHH và cơ chế thực thi chúng nhằm làm cho pháp luật Việt Nam không chỉ phù hợp với "luật chơi" quốc tế mà còn giữ được bản sắc riêng của mình, nhằm tranh thủ tốt hơn các lợi ích, hạn chế những thua thiệt, góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, đem lại thịnh vượng cho đất nước. Đây là một nhiệm vụ cần huy động được tâm huyết của các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực liên quan và cần mang tính chiến lược tổng thể, một mặt phải giải quyết được những nhiệm vụ trước mắt, đồng thời bao quát được những kế sách lâu dài.

danh mục tài liệu tham khảo

tiếng việt

Văn bản pháp luật

1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1996), Thông tư số 3055/TT-SHCN ngày 31/12 về việc hướng dẫn thi hành các quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, Hà Nội.

2. Chính phủ (1996), Nghị định số 63/CP ngày 24/10 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, Hà Nội.

3. Chính phủ (2001), Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, Hà Nội.

4. Chính phủ (2006), Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, Hà Nội.

5. Chính phủ (2006), Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Hà Nội.

6. Chính phủ (2006), Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9 quy định về các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ, Hà Nội.

7. Quốc hội (1995), Bộ luật dân sự, Hà Nội. 8. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

9. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội. 10. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.

12. Quốc hội (2005), Luật sở hữu trí tuệ, Hà Nội.

13. ủy ban Thường vụ Quốc hội (2001), Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp 1992, Hà Nội. 14. ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.

Điều ước quốc tế

15. Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp được sửa đổi tại Stockholm

(1967).

16. Hiệp định về những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) (1994).

17. Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, ngày 7/7/1999.

18. Hiệp định thương mại giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại (2000).

19. Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hóa thông qua ngày 27/10/1994, có hiệu lực ngày 1/8/1996.

20. Nghị định thư Madrid (1995).

21. Thỏa ước Madrid 1891 về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa được sửa đổi năm 1979.

Các tài liệu khác

22. Nguyễn Thị Quế Anh (2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ trên thế giới và phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia, Hà Nội.

24. Cục Bản quyền tác giả và Cục Sở hữu công nghiệp (2002), Các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập, Hà Nội.

25. Cục Sở hữu trí tuệ - STAR Việt Nam (2003), Hội thảo về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Hoa Kỳ và Việt Nam, Hà Nội.

26. Nguyễn Bá Diến - Hoàng Ngọc Giao (đồng chủ biên), Về việc thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Hà Nội.

27. Hồ Ngọc Hiển (2004), Pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận án thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

28. Kamil Idris, Sở hữu trí tuệ - một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế.

29. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình tư pháp quốc tế, Hà Nội. 30. Nguyễn Văn Luật (2006), Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng

hóa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

31. Khương Lực (2003), "Thách thức về sở hữu công nghiệp khi hội nhập kinh tế quốc tế", Báo Tin tức cuối tuần, ngày 20 – 27/3.

32. Nguyễn Minh Ngọc (2001), "Thương hiệu Việt Nam bị mất ở nuớc ngoài", Báo Diễn đàn doanh nghiệp, ngày 26/4.

33. Lê Xuân Thảo (1997), Đổi mới và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

34. "Thông báo về khóa họp lần thứ nhất ủy ban hỗn hợp về phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ", Báo Hà Nội mới, ngày 11/5.

35. Quốc Toản (2000), "Petro Việt Nam bị đánh cắp thương hiệu", Báo An ninh Thủ đô, ngày 14/12.

36. Arthur R. Miller & Michael H. Davis, Intelletual Property: Patents, Trademarks and Copyright in a nutshell, West publising Co. 1990.

37. Barbara Kolsun, Esq. Senior Vice President & General Counsel Kate Spade LLC, New York, Guarding Against Counterfeiting.

38. David J. Kera and Theodore H. Davis, Jr, Trademark Law Handbook 2003.

39. International Encyclopaedia of Law/ Intellectual Property, Volume 1, 2, 3, 1999 Kluwer Law International/ The Hargue - London - Boston.

40. Mc Kiney Engineering Library, Trademark History (tại địa chỉ htttp://www.uspto.gov).

41. Prof. Michael P.Ryan, PhD Georgetown University, What Every Manager Should know about Intellectual Property Law, Policy, and Business Strategy.

42. Terence Prime B.A, Ph.D. European - Intellectual Property Law, Ashgate/ Dartmouth 2000.

43. The Anticybersquatting Consumer Protection Act of 1999 (tại địa chỉ http://www uspto.gov).

44. The Federal Trademark Dilution Act of 1995 (tại địa chỉ http://www uspto.gov). 45. The "Lanham Act" of 1946 (tại địa chỉ http://www uspto.gov).

46. WIPO Intellectual Property Handbook: Policy, Law and Use, 2001.

trang web 47. http://www.europa.eu.int 48. http://www.google.com.vn 49. http://www.luathoc.com 50. http://www.noip.gov.vn 51. http://www.thuonghieuviet.com 52. http://www.wipo.int

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bảo hộ NHHH theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa kỳ pdf (Trang 132 - 138)