Nhãn hiệu nổi tiếng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bảo hộ NHHH theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa kỳ pdf (Trang 42 - 44)

Một NH nổi tiếng là tài sản vô giá của chủ NH. Bởi vì nó không chỉ thực hiện tốt chức năng phân biệt của một NH thông thường mà còn là lời cam kết về chất lượng và những phẩm chất khác của sản phẩm, của nhà sản xuất sản phẩm đối với người tiêu dùng. Cũng chính vì vậy nên tình trạng NH nổi tiếng bị sao chép, bị nhái, quyền của chủ NH nổi tiếng bị xâm phạm diễn ra khắp nơi trên khắp thế giới. Do đó, vấn đề bảo hộ NH nổi tiếng được đặt ra theo cách thức đặc biệt hơn so với NH thông thường trong các điều ước quốc tế cũng như trong hệ thống pháp luật của các nước.

Công ước Paris 1883 - công ước quốc tế đầu tiên về quyền sở hữu công nghiệp - đã đề cập đến NH nổi tiếng tại Điều 6bis như sau:

- Các nước thành viên có trách nhiệm bảo hộ NH nổi tiếng bằng việc từ chối hoặc huỷ bỏ đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng NH mà NH đó là sự sao chép, bắt chước,

chuyển đổi hoặc có thành phần chủ yếu là sự sao chép và có khả năng gây nhầm lẫn với NH nổi tiếng.

- Việc bảo hộ NH nổi tiếng chỉ giới hạn trong phạm vi các hàng hóa giống hoặc tương tự.

- Việc xác định một NH là nổi tiếng tuân theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của nước đăng ký hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước mà NH nổi tiếng được sử dụng.

- Thời hạn tối thiểu để yêu cầu huỷ bỏ NH sao chép, bắt chước, chuyển đổi là 5 năm kể từ ngày đăng ký NH. Đối với NH được đăng ký hoặc sử dụng với dụng ý xấu thì không áp dụng thời hạn.

Như vậy, có thể nhận thấy điểm hạn chế của Công ước Paris là quá thiên về việc bảo vệ quyền lợi cho các nước phát triển và theo quy định trên thì NH nổi tiếng không áp dụng cho sản phẩm dịch vụ.

Trên cơ sở kế thừa các quy định của Công ước Paris nhưng Hiệp định TRIPS đã có một số sửa đổi quan trọng. Tại khoản 2 Điều 16 Hiệp định quy định:

- Việc bảo hộ NH nổi tiếng được mở rộng cho cả các NH dịch vụ. Điều này phản ánh sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của thương mại dịch vụ và nhận thức của các nước về tầm quan trọng của thương mại dịch vụ.

- Việc xác định một NH nổi tiếng phải dựa trên việc xem xét danh tiếng của NHHH đó trong bộ phận công chúng có liên quan, kể cả danh tiếng tại nước thành viên tương ứng đạt được nhờ hoạt động quảng cáo NHHH đó. Như vậy, việc xác định một NH nổi tiếng phải căn cứ cả vào pháp luật nước thành viên mà chủ NH muốn đăng ký bảo hộ tại nước đó.

- Công ước Paris được mở rộng để bảo hộ cho NH nổi tiếng theo đó việc gắn NH trùng hoặc tương tự có nguy cơ gây nhầm lẫn với NH thuộc loại này lên các hàng hóa/dịch vụ thậm chí khác loại làm cho người tiêu dùng hiểu rằng có sự liên quan giữa

những hàng hóa/dịch vụ đó với chủ sở hữu NHHH đã đăng ký với điều kiện là lợi ích của chủ sở hữu NHHH đã đăng ký có nguy cơ bị việc sử dụng đó gây thiệt hại.

Theo tinh thần của Đạo luật Lanham, một NH muốn được coi là nổi tiếng phải được chứng minh là nổi tiếng tại Hoa Kỳ và trong thành phần công chúng có liên quan.

Luật SHTT Việt Nam cũng đưa ra một khái niệm khá tương đồng với quy định của pháp luật Hoa Kỳ: "Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam" (Điều 4, Khoản 20).

1.2. Một số vấn đề lý luận về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bảo hộ NHHH theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa kỳ pdf (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)