Nghĩa đối với Thế Giới.

Một phần của tài liệu Đề tài “ Nguyên nhân phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản ( 1960-1973 )” potx (Trang 37 - 41)

Sau chiến tranh, Nhật Bản bước ngay vào giai đoạn khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh. Một loạt các đạo luật được ban hành: Luật chống độc quyền, Luật công đoàn, cải cách ruộng đất, luật điều chỉnh quan hệ lao động, … đạt được những thành quả quan trọng. Những cải cách và biện pháp đó đã tạo ra cho nước Nhật chỉ trong một thời gian ngắn đã khôi phục được nền kinh tế của mình đạt mức trước chiến tranh. Đây những chính sách có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quyết định thành công của Nhật Bản, là bài học kinh nghiêm quý giá mà nhiều nước trên thế giới có thể tìm hiểu và học tập theo.

Nhật Bản là tấm gương hội nhập thành công do biết lựa chọn phát triển những ngành có lợi thế, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, có chiến lược tổ chức đẩy mạnh xuất khẩu.

Từ bài học của Nhật Bản trong phát triển kinh tế có thể rút ra kinh nghiệm cho các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, cần thiết kế thể chế nào để tăng cường năng lực xã hội, tránh tham nhũng. Đó là năng lực với những tố chất cần thiết của các thành phần lãnh đạo chính trị, quan chức, nhà doanh nghiệp, người lao động, trí thức và toàn thể xã hội. Thể chế phải phát huy được vai trò

của Nhà Nước, trí tuệ của nhân dân, vạch ra phương hướng phát triển đất nước, xây dựng bộ máy hành chính hiệu quả gồm đội ngũ quan chức có năng lực và phẩm chất.

Nhật Bản còn cho thấy ý nghĩa của vấn đề coi trọng giáo dục, du nhập công nghệ tiên tiến, tăng khả năng hấp thu công nghệ bằng những nỗ lực nghiên cứu khoa học trong nước, nhất là nghiên cứu ứng dụng.

Sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản là tấm gương sáng cho các nước trên thế giới có thể học hỏi, nghiên cứu, và rút ra bài học kinh nghiệm. Từ những kinh nghiệm có được đó có thể đưa vào vận dụng cho đất nước mình, khắc phục những hạn chế để có được những kinh nghiệm quý báu.

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là một nước bại trận. Chiến tranh đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề về mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Nền kinh tế bị tàn phá gây tổn thất nghiêm trọng, tình hình chính trị- xã hội thì bất ổn định, rối loạn. Đứng trước tình hình đó Nhà Nước Nhật Bản đã có những chính sách cải cách đúng đắn, kịp thời, biết áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, biết tận dụng nguồn lực, nguồn vốn trong và ngoài nước nhằm khôi phục và phát triển nền kinh tế, ổn định đất nước. Từ bài học kinh nghiệm Nhật Bản đã giúp các nhà lãnh đạo nhiều nước biết cách nhìn nhận tình hình và nắm bắt thời cơ sao cho đúng đắn và hợp lí nhất.

Nhìn chung, sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1960- 1973 đã giúp Nhật Bản khôi phục và phát triển mạnh mẽ. Những thành tựu mà Nhật Bản đạt được trong giai đoạn thần kì đã giúp Nhật khôi phục được vị thế của mình trên trường quốc tế. Mở ra một thời kì mới, một thời kì phát triển hùng mạnh. Nhật Bản đã trở thành siêu cường quốc thứ hai thế giới, có vai trò và vị thế lớn mạnh trên trường quốc tế. Sự phát triển thần kì đó là nhờ Nhật Bản biết vận dụng những chính sách cải cách đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh đất nước, con người Nhật Bản cần cù, sáng tạo cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng góp phần đi đến thành công.

Nhật Bản - “xứ sở hoa Anh Đào” với 3/4 diện tích là núi, các đồng bằng ven biển có diện tích không lớn. Lại là một nước bại trận, hậu quả chiến tranh để lại rất nặng nề, đất không rộng người lại đông, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, đất trồng trọt ít, lại thường xuyên chịu nhiều thiên tai như động đất, núi lửa…. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Nhật Bản đã vươn lên thành một siêu cường kinh tế thứ hai thế giới sau Mĩ. Nhật Bản đạt được những thành tựu vượt bậc như vậy do một số nhân tố chủ yếu sau:

Người dân Nhật Bản với truyền thống văn hóa, giáo dục phát triển, tính cần cù lao động, tiết kiệm, tay nghề cao và có nhiều khả năng đổi mới, sáng tạo,… là những nhân tố hàng đầu của sự phát triển kinh tế. Con người Nhật Bản được xem là “công nghệ cao nhất”, là tài nguyên hàng đầu. Do đó người lao động Nhật Bản được giáo dục vững chắc, đào tạo nghề nghiệp rộng rãi, có trình độ văn hóa kĩ thuật cao, có kĩ năng đổi mới và bổ sung tri thức nhanh chóng.

Nhà nước Nhật Bản với chính sách quản lí, điều tiết nền kinh tế nhà nước một cách hiệu quả, lựa chọn chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ đưa nền kinh tế đi lên. Nhật Bản biết tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài, chớp thời cơ, tranh thủ thuận lợi, tránh khó khăn, vượt qua thử thách để phát triển.

Các công ti, nhà máy, xí nghiệp Nhật Bản năng động, tích cực, có tầm nhìn xa, biết tạo ra sức cạnh tranh, có khoa học và công nghệ, tổ chức quản lí hiệu quả. Nhật Bản luôn áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm. Người Nhật vừa tích cực phát minh sáng tạo thành tựu khoa học - kĩ thuật, vừa tận dụng bên ngoài như mua bằng phát minh, sáng chế.

Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản ít (không vượt quá 1% GDP), vì vấn đề an ninh của Nhật chủ yếu do Mĩ đảm nhận. Vì vậy, Nhật có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.

Tuy nhiên, kinh tế Nhật cũng còn những hạn chế và thách thức cơ bản: Lãnh thổ nhỏ, dân số đông, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, nền kinh tế công nghiệp gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập khẩu. Mặc dù trình độ nông nghiệp cao nhưng Nhật vẫn phải nhập khẩu lương thực, thực phẩm.

Dù phát triển cao nhưng Nhật vẫn không thể giải quyết được mâu thuẫn cơ bản nằm trong lòng bản thân nền kinh tế TBCN.

Cơ cấu vùng kinh tế thiếu cân đối, tập trung chủ yếu vào các trung tâm kinh tế lớn như Tôkyô, Ôsaca, các vùng khác được đầu tư ít hơn hẳn. Giưã công nghiệp và nông nghiệp cũng mất cân đối, nhìn chung cơ cấu cấu kinh tế Nhật là: công nghiệp 38%, nông nghiệp 2% và dịch vụ 60%.

Nhật Bản cũng đang phải đối phó với vấn đề lực lượng lao động “ già hóa”, người già ngày càng đông. Nguy cơ thiếu nguồn lao động đang là một vấn đề buộc Nhật Bản phải tìm ra biện pháp khắc phục.

Là một trung tâm kinh tế - tài chính thế giới Nhật Bản luôn phải đối phó với sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ, Tây Âu, các nền công nghiệp mới ( NICs), Trung Quốc,… .

Trong lĩnh vực chính trị, hầu hết thời gian sau chiến tranh liên tiếp do Đảng Dân chủ - Tự do Nhật Bản nắm quyền và Đảng này đã có những chính sách đúng đắn, nhất là đối với nông dân sau cải cách ruộng đất. Tình hình chính trị đã mang lại sự ổn định cho xã hội, duy trì được tính nhất quán của chính sách. Chính sách của Đảng Dân chủ - Tự do Nhật Bản đã có không ít những mặt tiến bộ mang lại sự thay đổi cho Nhật Bản.

Tuy là một đất nước hiện đại bậc nhất của thế giới nhưng con người Nhật Bản vẫn giữ gìn được cốt cách truyền thống và bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại là một nét đáng chú ý trong đời sống văn hóa Nhật Bản. Nhật Bản có hệ thống giáo dục phát triển hàng đầu thế giới, hệ thống giáo dục phát triển tạo ra con người Nhật Bản năng động và sáng tạo nắm bắt và đáp ứng được yêu cầu thời đại.

Mặc dù đến nay, Nhật Bản là cường quốc kinh tế không còn sự thần kì đáng kinh ngạc như giai đoạn 1960- 1973, tuy nhiên Nhật Bản vẫn là cường quốc kinh tế thế giới đáng khâm phục về mọi mặt nhất là về tài chính. Do đó, mô hình Nhật Bản vẫn cần được nghiên cứu và khám phá. Bài học thành công hay chưa của mô hình kinh tế Nhật Bản vẫn là một điều cần tìm hiểu sâu kĩ để phục vụ cho chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam vì Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét tương đồng về truyền thống, lịch sử, con người, văn hóa.

Sự thành công của nền kinh tế Nhật Bản đã điều hòa thu nhập giữa khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân, điều hòa phúc lợi xã hội từ đó kích thích sản xuất và tạo nên sự tăng trưởng trong nền kinh tế. Sự tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Nhật Bản giai đoạn “thần kì” đã trở thành mô hình nghiên cứu đối với nhiều quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đề tài “ Nguyên nhân phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản ( 1960-1973 )” potx (Trang 37 - 41)