Nói “ cơ cấu hai tầng” là một đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Nhật Bản không có nghĩa là ở các nước tư bản phát triển khác không còn tồn tại bộ phận sản xuất nhỏ nữa.Hơn nữa, khoảng cách về cơ cấu trong một nền kinh tế chỉ vừa mới phát triển chủ nghĩa như Nhật Bản thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng nét phát triển độc đáo của Nhật Bản là sự đóng góp to lớn của khu vực sản xuất truyền thống, kinh doanh trong suốt quá trình hiện đại hóa Nhật Bản và sự tồn tại rất phổ biến của loại hình sản xuất kinh doanh nhỏ và không thích ứng của nó khi Nhật Bản đã đạt trình độ hiện đại hóa cao. Ở đây ta chỉ đi sâu vào sự đóng góp của nó và sự tăng trưởng sau chiến tranh.
Không phải lúc nào khu vực sản xuất truyền thống của Nhật Bản cũng rất phát huy sức mạnh của nó trong chiến tranh thế giới thứ hai vì mục đích tập trung sức lao động vào các ngành sản xuất vũ khí phục vụ chiến tranh, chính phủ Nhật Bản đã tiến hành các tổ chức lại kinh doanh, thanh toán các cơ sở kinh doanh nhỏ. Do vậy,vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh phần lớn cơ sở kinh doanh nhỏ không liên quan đến sản xuất vũ khí đã biến mất. Sau chiến tranh nó được phát triển mạnh trong điều kiện nền kinh tế tự do cạnh tranh.
Kinh doanh nhỏ phát triển mạnh trong lĩnh vực thương mại phục vụ. Nhưng như vậy không có nghĩa là nó không phát triển trong công nghiệp. Điều đáng chú ý là, ngay trong các ngành công nghiệp do độc quyền khống chế như ngành sản xuất kim loại đen, kim loại màu, chế tạo máy, loại xí nghiệp rất nhỏ vẫn tồn tại và phát triển. Loại xí nghiệp cực nhỏ này chiếm trên 70% tổng số xí nghiệp công nghiệp chế biến, tổng số 16% công nhân trong ngành nhưng chỉ cung cấp 6% sản phẩm. Nếu tính cả xí nghiệp nhỏ và vừa (1-100 công nhân) thì bộ phận này đến cuối những năm 60 vẫn cung cấp trên 50% tổng sản phẩm công nghiệp chế biến, gần 50% giá trị xuất khẩu và một lượng lớn ngoại tệ dung để tài trợ cho việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ, cũng như nguyên liệu cho các xí nghiệp lớn. Trong nông nghiệp, sản xuất nhỏ cũng rất phổ biến. Đến 1967 số lượng nông hộ có dưới 2 ha chiếm 94,5% tổng số nông hộ trong đó số có dưới 1 ha chiếm 69%, dưới 0,5 ha chiếm 37%.
Năng suất lao động ở khu vực sản xuất nhỏ thấp so với ở khu vực sản xuất lớn, hiện đại nhưng khu vực này là nguồn tích lũy lớn do người lao động phải làm việc trong điều kiện thiếu các phương tiện bảo hiểm dẫn đến tai nạn gấp đôi so với xí nghiệp lớn.
Ở Nhật Bản sự tồn tại của khu vực sản xuất nhỏ còn tạo điều kiện cho tư bản độc quyền bóc lột lao động ở các xí nghiệp lớn.
Trước hết, mức thu nhập và điều kiện làm việc quá thấp ở khu vực sản xuất nhỏ- nơi thu hút một bộ phận khá đông công nhân, trở thành một áp lực nặng nề đối với người lao động nói chung, đối với công nhân xí nghiệp lớn nói riêng. Nó ghìm mức sống chung của toàn xã hội buộc người lao động Nhật Bản phải “ tự giác” học tập và trau dồi năng lực làm việc là điều kiện có lợi cho tư bản độc quyền chon lọc công nhân, trói buộc công nhân vào khuôn pháp của xí nghiệp.
Mặt khác, sự tồn tại của khu vực kinh doanh nhỏ còn là điều kiện quan trọng giúp tư bản độc quyền Nhật Bản chỉ thuê công nhân lúc sung sức nhất, sau đó thải ra với khoản trợ cấp về hưu ít ỏi hoặc không trợ cấp.
Cuối cùng tư bản độc quyền Nhật Bản lợi dụng khu vực kinh doanh nhỏ như cái đệm linh hoạt trong việc điều chỉnh kinh tế có lợi cho chúng. Trong điều kiện thống trị của độc quyền, khu vực kinh doanh nhỏ không thoát khỏi sự khống chế của bọn trùm tư bản. Khi kinh doanh phát triển khu vực sản xuất nhỏ là địa bàn rộng lớn cho xí nghiệp độc quyền mở rộng nhanh chóng sản xuất bằng chế độ giai công đặt hàng. Tư bản lớn gián tiếp bóc lột lao động mà không phải bỏ vốn cố định, đồng thời khu vực này còn là nguồn bổ sung công nhân có trình độ nghề nghiệp.
Đứng trên góc độ này thì lịch sử “ sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản ” là lịch sử bóc lột người lao động trong những xí nghiệp nhỏ và vừa bằng mọi thủ đoạn.
Sau chiến tranh, sự điều phối trong tăng trưởng kinh tế của chính phủ Nhật Bản tập trung vào 2 lĩnh vực là: hợp lí hóa ngành; và cung ứng nguyên liệu và cơ sở hạ tầng.
Hợp lí hóa ngành: năm 1949 nền kinh tế Nhật Bản đã chuyển sang nền kinh tế thị trường theo sự chỉ đạo của chính quyền chiếm đóng Mĩ. Hầu hết sự kiểm soát và trợ cấp kinh tế đều bị bãi bỏ. Nhưng chính phủ vẫn tiếp tục đóng một vai trò lớn trong nền kinh tế.
Chỉ ngay sau khi chuyển đổi, nền kinh tế Nhật Bản phải chịu một thất bại nặng nề về vấn đề điều phối. Trong những ngày ấy, đã có một sự đồng thuận
rộng rãi về triển vọng dài hạn của nền kinh tế Nhật Bản. Điều này đã có được qua những cuộc thảo luận của Uỷ ban Kế hoạch Phục hồi Kinh tế.
Ví dụ sự đồng thuận coi lực lượng dẫn dắt chính của nền kinh tế Nhật Bản là sự tăng trưởng của ngành công nghiệp chế tạo máy định hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, công nghiệp chế tạo máy của Nhật Bản lúc đó không có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nguyên nhân chính là giá gang thép rất cao, mà điều này một phần bắt nguồn từ chỗ giá than và quặng sắt cao, phần khác là sản xuất gang thép mới chỉ có quy mô nhỏ.
Tóm lại, công nghiệp chế tạo máy, ngành công nghiệp hàng đầu trong tương lai không có sức cạnh tranh là vì những yếu tố tác động đến nhiều ngành nó chính là sự cản trở sự phát triển của kinh tế Nhật Bản.
Chính vì vậy, năm 1949 Hội đồng Hợp lí hóa Ngành được thành lập dưới sự chỉ đạo của MITI (Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế). Đây là hội đồng thương thảo lớn thứ nhì được thành lập từ sau chiến tranh. Nó ra đời nhằm khắc phục sự thất bại về điều phối trong tăng trưởng kinh tế. Và đã vạch ra một lối thoát cho sự thất bại về điều phối, chính phủ phải cam kết theo đuổi chính sách đó ở cấp nội các. Điều này đã dẫn đến một loạt các kế hoạch đầu tư ồ ạt của các công ti thép trong năm 1950 và 1951. Các kế hoạch này được MITI tổng hợp và công bố dưới dạng Kế hoạch Hợp lí hóa ngành gang thép lần thứ nhất. Điểm nổi bật là tổng đầu tư đã tăng trong năm 1950 và tỉ trọng của các ngành khai
khoáng, luyện kim và chế tạo máy trong đầu tư đã tăng mạnh.
Qúa trình hợp lí hóa ngành đã thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển. Cung cấp các nguyên liệu cơ bản và cơ sở hạ tầng công nghiệp: Kế hoạch Hợp lí hóa ngành gang thép lần thứ hai được công bố. Trọng tâm của nó là xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ ngành công nghiệp phát triển. Nhờ kế hoạch này đến cuối thập niên 50 giá thành sản xuất của ngành gang thép Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp hơn so với ngành gang thép Mĩ. Điều này cho phép ngành công nghiệp chế tạo máy của Nhật Bản bắt đầu có tính cạnh tranh quốc tế. Đã góp phần giải quyết bế tắc về nguyên liệu cơ bản và cơ sở hạ tầng, những yếu tố duy trì sự tăng trưởng cao của nền kinh tế.