Sau chiến tranh thế giới thứ 2, trên thế giới đã nổ ra nhiều cuộc chiến tranh khu vực, cục bộ, nhưng không có những cuộc chiến tranh lớn trên quy mô toàn thế giới. Trong khuôn khổ IMF và GATT( hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại) đã tạo một môi trường quốc tế thuận lợi cho công nghiệp hóa và mở mang thương mại, thể chế mậu dịch tự do được duy trì là điều rất may mắn đối với Nhật Bản. Nếu thương mại được tự do hoạt động thì một nước không có
tài nguyên cũng không lo ngại về sự bất lợi trong phát triển kinh tế. Nhật Bản có thể mua than đá, dầu hỏa và các nguyên liệu dưới dạng quặng từ những khu vực có giá rẻ nhất trên thế giới nên có lợi thế trong cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên hòa bình thế giới là điều kiện cơ barncho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản. Nhưng đôi khi sự rối loạn lại có lợi cho Nhật Bản.
Ví như, sau năm 1947 cuộc chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô bắt đầu nổ ra: trong chiến tranh thế giới 2 Mĩ –Liên Xô bắt tay với nhau nhưng chiến tranh vừa mới kết thúc quan hệ 2 nước trở nên xấu đi, trong tình hình đó Mĩ đã nhanh chóng thay đổi chính sách đối với Nhật Bản. Cụ thể: Mĩ đã cho kế hoạch ban đầu phi quân sự hóa Nhật Bản sang xây dựng một nước Nhật Bản tự lập, biến Nhật Bản thành tuyến đường phát triển của các lực lượng cộng sản ở Châu Á. Nếu không có cuộc chiến tranh lạnh lúc đó chắc Mĩ đã tìm cách kiềm chế sự phát triển của Nhật Bản.
Hay như cuộc chiến tranh ở Triều Tiên. Ngày 25-6-1950 quân đội Bắc Triều Tiên vượt qua vĩ tuyến 38 xâm nhập Nam Triều Tiên bắt đầu cuộc chiến tranh Triều Tiên. Mĩ đã giúp Hàn Quốc, Liên Hợp Quốc cũng quyết định trừng phạt Bắc Triều Tiên. Nhật Bản đã trở thành căn cứ quân sự của quân đội Mĩ. Trong cuộc chiến tranh đó,Nhật Bản đã thu được nguồn ngoại tệ lớn do Mĩ viện trợ.
Ở trong nước, kinh tế phát triển thuận lợi nhờ có những đơn đặt hàng đặc biệt hoạt động đầu tư tiêu thụ cũng sôi nổi hẳn lên. Như vậy Nhật Bản đã thoát khỏi tình trạng khó khăn khốn đốn sau chiến tranh.