Theo Hiến Pháp mới của Nhật Bản được ban hành năm 1946, Nhật Bản tuyên bố từ bỏ chiến tranh. Quy định từ bỏ chiến tranh được ghi trong Hiến Pháp đã hạn chế đến mức thấp nhất chi tiêu cho phòng thủ ở Nhật Bản và sử dụng quốc lực vào mục đích phát triển kinh tế. Trong chiến tranh không chỉ riêng tiền bạc, nhân tài cũng được tổng động viên vào các binh chủng lục, hải không quân. Trong thời bình được động viên và các ngành kinh tế. Điều đó cũng được coi là sự đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế.
Tỉ lệ cho ngân sách phòng thủ trong tổng sản phẩm quốc dân từ 3,3%năm 1950 xuống còn 1% năm 1960. Sau đó, việc có nên duy trì ngân sách phòng thủ ở mức 1% tổng sản phẩm hay không luôn là vấn đề tranh cãi về chính trị. Cho đến năm 1988, chi phí cho phòng thủ trên thực tế vẫn duy trì trong khoảng 1% tổng sản phẩm quốc dân.
Sau chiến tranh thế giới 2 thì Nhật Bản hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị quân sự. Ngày 8-9-1951, Hiệp ước an ninh Nhật- Mĩ được kí kết, đặt nền tảng mới cho quan hệ Mĩ –Nhật. Theo đó Nhật Bản chấp nhận ô bảo vệ hạt nhân của Mĩ và để cho Mĩ xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật.
Hướng phát triển quân đội Nhật Bản chủ yếu tập trung vào giảm số lượng nhưng tăng chất lượng, trang thiết bị, tăng khả năng cơ động, mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Tăng cường hợp tác với Mĩ, đồng thời đẩy nhanh các biện pháp củng cố an ninh, phòng ngừa, công khai về quốc phòng qua các hoạt động, diễn đàn chung về an ninh, giải trừ quân bị. Trao đổi quân sự với các nước trong và ngoài khu vực.
Vào đầu những năm 50, Mĩ can thiệp vào chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Đông Dương nên đã dặt hàng quân sự và vũ khí chiến tranh tại Nhật. Những đơn đặt hàng ấy được coi như những ngọn gió thần thúc đẩy nền kinh tế
Nhật Bản phát triển. Nhật biết tận dụng những yếu tố bên ngoài nhất là các nguồn viện trợ của Mĩ sau chiến tranh, dựa vào Mĩ về mặt quân sự để chi phí cho giảm quốc phòng để khôi phục và phát triển kinh tế.
2.2.7.Các công ti,các nhà kinh doanh năng động tích cực.
Một trong những nguyên nhân quan trọng giúp cho nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh sau chiến tranh là các nhà kinh doanh xí nghiệp đã tỏ rõ năng lực kinh doanh rất năng động và tích cực của mình. Điều này được hình thành mạnh mẽ nhất trong các cuộc cải cách: thanh trừng chính trị, giải thể các Zaibatsu, thanh lọc kinh tế, qua đó đã tạo ra lực lượng nhà kinh doanh có tư tưởng năng động, sang tạo, táo bạo, tích cực trong kinh doanh là nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế Nhật Bản. Sauk hi lấy lại tinh thần do chiến tranh mang lại dưới tác động của các cuộc cải cách kinh tế các tổ chức kinh tế tư nhân Nhật Bản được thành lập khắp nơi với quyết tâm phát triển kinh tế, tổ chức lại các hoạt động kinh tế làm cho cỗ máy kinh tế vận hành.
Tháng 4- 1946, Hội đồng hữu kinh tế được thành lập với quyết tâm của những nhà kinh doanh dưới 50 tuổi như: Kanichi Mori, Otsuka,…. Họ đã phê phán những nhà kinh doanh lỗi thời không chịu tuân thủ nguyên tắc dân chủ hóa chiến tranh.
Những người kinh doanh xí nghiệp ở Nhật Bản sau chiến tranh có thể phân thành 3 loại:
-Loại 1: Những nhà kinh doanh trẻ được đề bạt với tư cách là người thay thế các nhà lãnh đạo các xí nghiệp hàng đầu đã bị buộc phải rời khỏi chức vụ theo luật giải tán các tập đoàn quân phiệt. Tiêu biểu là ông Chikara Kurata( hang chế tạo Hitachi), Kikuo Ssyama( hãng Toyo Rayon).
-Loại 2: Những nhà kinh doanh lập nghiệp sau chiến tranh tức là trước chiến tranh chỉ là các xí nghiệp trung tiểu, sau chiến tranh phát triển nhảy vọt. Tiêu biểu là Konosuka Masta( công ty điện Masta Shita), Sazo Idemitsu( Idemitsu Hunsan).
-Loại 3: Các nhà doanh nghiệp nổi lên sau chiến tranh. Đại diện là Ohibaka, Akio Morita( Sony) Shoi Chira Honda( hãng nghiên cứu kỹ thuật Honda).
Sau chiến tranh thế giới 2 dưới sự tác động của các cuộc cải cách trên mọi lĩnh vực đã tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh tích cực thử sức mình. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các xí nghiệp do các tập đoàn tài phiệt bị giải thể và bầu không khí tự do sau chiến tranh là mảnh đất tốt cho sự ra đời các nhà doanh nghiệp mới.
Điều đầu tiên mà các nhà doanh nghiệp đã làm là mạnh dạn chuyển đổi các ngành công nghiệp phù hợp, hòa bình và phục hồi đời sống, xây dựng kinh tế cho nhân dân. Họ có tinh thần đi tiên phong đổi mới kĩ thuật chủ yếu từ Mĩ và phương Tây, cải biến nó để tạo ra những sản phẩm mới tốt hơn, đẹp hơn, rẻ hơn. Họ còn cải cách đầu tư thiết bị, đó là nguồn gốc sức mạnh chr yếu để kinh tế Nhật Bản có thể thích ứng được môi trường kinh tế sau chiến tranh. Đó là phương pháp kinh doanh cải cách mà các nhà kinh doanh trước đó rất ít thấy.
Cùng với lực lượng các nhà kinh doanh tích cực, họ có nhiệm vụ hướng dẫn hành chính, hoạch định kế hoạch, hình thành mục tiêu đạt tới tương lai. Với bản tính tài ba, năng động sáng tạo và liêm khiết, bộ máy quan chức Nhật Bản cũng đã chịu sự tác động trực tiếp và gián tiếp của cách dân chủ sau chiến tranh một trong những chìa khóa tạo sự tăng trưởng Nhật Bản sau chiến tranh.
Sau chiến tranh, sự phục hồi công nghiệp của Nhật Bản cuối cùng cũng đã tìm kiếm các thị trường bên ngoài khu vực, các công ti của Nhật Bản đã tìm cách tranh thủ các chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu của hầu hết các chế độ hậu thuộc địa, nhất là trong thập kỉ 60. Sự phân bổ tiếp theo đó của các ngành chế tác Nhật Bản ra nước ngoài đã làm cho đồng Yên lên giá vào giữa thập kỉ 80. Các công ti Nhật Bản ngày càng trở thành một phần trong các chiến lược công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu của các nước chính sách vùng Đông, đặc biệt là Đông Nam, Châu Á.
Các công ti tư bản ở Nhật được tổ chức chặt chẽ, biết nắm bắt thị trường đầu tư vào các ngành then chốt như: điện tử, hóa chất, cơ khí, … có tầm nhìn xa, quản lí nền kinh tế tốt nên có tiềm lực tốt và sự cạnh tranh cao.