So sánh ngôn ngữ chat trong tiếng Việt và tiếng Anh

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ chat: tiếng Việt và tiếng Anh (Trang 86)

3.3.1. Điểm giống nhau

- Cùng được các đối tượng ở lứa tuổi thanh thiếu niên (tuổi teen) chú ý và sử dụng.

- Chủ đề xoay quanh những đề tài thông thường, hay lặp lại và chúng mang tính xã giaọ

Ví dụ: chào hỏi, chuyện bạn bè, gia đình, học hành, tình yêu … - Cùng sử dụng biểu tượng cảm xúc để thể hiện suy nghĩ.

Tiếng Việt: ### ^^^Mý ngày nay e hô.x chẵng dc gì hít trơn á! … pài kiểm tra thỳ dưới trung bình hem hà!!! [chỉ cóa mí mon dễ thỳ còn dớt dác]

(;^_^;) Nghỹ nại thý tức mình thiệt lun! :)… Kết wả nem hộx này iem woá iếu…

Mẹc dầu iem đã cố gắng hít sức cũn chẵng có lợi ích gì [bao nhiêu chĩ nà gác gữi mờ thui]… :-( ))))88(((

Tiếng Anh: ###^^^A borig day!  Mayb I’ll fone 4 her. Wot are u

doing now, babỷ Look f’ward 2 c u soon. Omg, I need u now. :( ))))88(((

- Cùng sử dụng những công cụ biểu đạt đắc lực của bàn phím: các kí hiệu, con số nhằm diễn tả một thông điệp.

Ví dụ: (::()::)) buồn ngủ :’-) la hét

(()):** ôm hon

! I have a comment (tôi có một lời phê bình) ? I have a question (tôi có một câu hỏi)…

/\/\ thay cho M (/\/\ l /\/ l-l: MINH, l-l4/\/\: HAM - bắp đùi) - Đều cố gắng giản lược các kí tự trong điều kiện cho phép

Ví dụ: Trong tiếng Việt, ta bỏ n (những  nhữg)

- Cùng mục đích:

+ Tránh sự kiểm soát của cha mẹ + Tạo phong cách nổi trội

+ Chứng tỏ sự sáng tạo của bản thân + Tạo ngôn ngữ mật mã

+ Tiết kiệm được thời gian

3.3.2. Điểm khác nhau 3.3.2.1. Tiếng Anh 3.3.2.1. Tiếng Anh

- Đã phát triển đến một giai đoạn gần như là có hệ thống và có rất nhiều tự điển viết về ngôn ngữ chat trong khi tiếng Việt thì chưạ

- Cách hiểu trong tiếng Anh đơn giản hơn tiếng Việt bởi không có thanh điệụ

- Sử dụng nhiều kí tự viết tắt hơn tiếng Việt. Do đó phải xét trong văn cảnh mới hiểu được nghĩạ

Ví dụ: Cùng là kí tự B nhưng nghĩa thể hiện khác nhau B4N: Bye for now (Tạm biệt nha!)

BBS: Be back soon (Sẽ gặp lại sớm)

BAK: Back At Keyboard (trở lại với bàn phím) Banana: Penis (dương vật)

BAU: Business As Usual (công việc vẫn như thường lệ) BF: boy friend (bạn trai)

BIBI: Bye Bye (tạm biệt)

BIF: Before I forget (trước khi tôi trở lại)… (Chúng tôi có thể tìm thấy gần 100 chữ viết tắt từ kí tự “B”) Hay CUL: see you later (Hẹn gặp lại)

CRB: come right back (Sẽ trở lại ngay) COS: Change Of Subject (thay đổi chủ đề)

CWYL: Chat With You Later (nói chuyện với bạn sau) C-T: City (thành phố)…

(Chúng tôi có thể tìm thấy gần 70 chữ viết tắt từ kí tự “C”)

- Những kí hiệu trong tiếng Anh được sử dụng phong phú và linh hoạt hơn tiếng Việt.

Ví dụ: Trong tiếng Anh, người chat không chỉ sử dụng những kí hiệu thông thường như: & = và,  = tồn tại… mà còn sử dụng đắc lực những phím có sẵn trên bàn phím. Chẳng hạn: ***: để che giấu những kí tự không tiện ghi rạ

@: at – tại (dựa vào cách phát âm)

^: up – trên (liên tưởng đến hình ảnh)…

- Những con số có tác dụng về nghĩa nhất định (dựa vào cách phát âm giống nhau của chúng), trong khi trong tiếng Việt, những con số được sử dụng rất hạn chế.

Ví dụ: 2  too, to, two (cũng vậy, đến, số hai) 20  location (vị trí)

121  one to one (một với một) 4ever  forever (mãi mãi)

4COL  for crying out loud (gào to lên)… - Viết tắt dựa vào đặc điểm phát âm là chính

Ví dụ: số 2: to, two, too (tất cả cùng phiên âm là /tu/) would’t  wudn (sẽ không)

know  kno (biết) talk  tok (nói)…

- Gần như tất cả các con chữ viết tắt thường ngắn gọn hơn so với tiếng Việt. Ví dụ: you = u, see = c, two = 2…

(Trong khi tiếng Việt có rất nhiều chữ viết đôi lúc vì mục đích gì đó, chúng còn dài hơn chữ ban đầụ Ví dụ: nó = nóa, nhiều = nhjều, những = nhu*~ng…)

-Có quy luật đồng nhất khi muốn thể hiện mục đích

Ví dụ: Muốn nhấn mạnh hoặc thể hiện số nhiều đối với điều được nói đến, ta thêm hậu tố “Orz” vào sau từ ấỵ(skills  skillzOrz: quá nhiều kĩ năng, hacks  h4xxzOrz: quá nhiều ngựa còm…)

- Do tư tưởng phóng khoáng, điều kiện sống tự do, người chat ở nước ngoài thường ít đề cập đến những vấn đề đời tư, cá nhân. Tuy nhiên, họ thường hay nói đến sex (chuyện quan hệ) và hay trưng dẫn những hình ảnh liên quan đến vấn đề nàỵ Cho nên đây cũng chính là điều mà các bạn trẻ Việt Nam ái ngại khi tiếp cận với những trang web nước ngoàị

3.3.2.2. Tiếng Việt

-Vì ngôn ngữ chat tiếng Việt đang ở thời kỳ phát triển nên người chat có thể tự mình sáng tạo thêm hoặc tự ý lược bỏ một kí tự nào đó (miễn là thấy ngộ nghĩnh và hợp lý), đôi lúc sử dụng nhiều kí tự tiếng Anh theo cách đọc vui của người Việt.

Ví dụ: hi (chào, người Việt khi chào lại sẽ nói: ba) bí bi (bye bye: tạm biệt)…

-Tiếng Việt biến tấu nhiều hơn những âm tiết theo cách đọc vui, dí dỏm (đôi lúc còn dài hơn cách viết thông thường).

-Do đặc trưng là ngôn ngữ có thanh điệu, tiếng Việt sử dụng đắc lực hơn công cụ bàn phím để đánh dấu và viết sáng tạo một số kí tự.

Ví dụ: +) = Đ ê = ê u*, ư = ư tl = H C1 = a ( = C …. "...†|Cl¥ ]Cl` (µ" ])Cl]\[†| (µº(" \/º] §º ]º†|Cl]\[...???", Hay là cứ đánh cược với số phận…???

"3m thi 3m +)3cH tH3^? hI3^u +)uoc".

 Em thì em đếch thể hiểu đđược -Cách viết hoa tùy tiện hơn tiếng Anh.

Ví dụ: ngườI iU, e Kòn đóa kHông??!!!! kO’ pIt’ Là a nHo*’ E nhIU lĂ‘m ??!! xAo KO TrẢ Lo*`I tIn Ả…@1**g g**l@

-Ảnh hưởng nhiều của phương ngữ (Bắc, Trung, Nam)

-Ngôn ngữ chat tiếng Việt không có hệ thống nhất định. Phần lớn mang tính ngẫu hứng, người này bắt chước người kia, lan dần thành một trào lưụ Chính vì lí do đó, tiếng Việt chưa có tự điển chat, mà nếu có thì phải bổ sung vốn từ liên tục, bởi người chat thường sáng tạo từ mới theo cách ngẫu hứng, mang tính cá nhân và không có quy luật cụ thể.

-Ngôn ngữ chat tiếng Việt được hình thành từ nhiều cơ sở khác nhau: phương ngữ, tên địa danh, tên hoa quả, động vật, số đếm, mượn từ nước ngoài chuyển qua nghĩa tiếng Việt (meo – email, phôn – phone…) đến cả những từ vô nghĩa (kekeke, hehehe…)

Từ những khác biệt về ngôn ngữ chat trong tiếng Việt và tiếng Anh, ta có cái nhìn tương đối tổng quan về ngôn ngữ chat. Thấy được mặt mạnh để phát huy và mặt yếu để đưa ra biện pháp khắc phục. Sau đây là những biện pháp nhằm hạn chế hiện trạng sử dụng ngôn ngữ chat trong học đường.

3.4. Tiểu kết

Nhận ra những vấn đề cần lưu ý của ngôn ngữ chat, đặc biệt là chúng ảnh hưởng đến sự trong sáng của Tiếng Việt nói riêng và ngôn ngữ nói chung, người viết mạnh dạn đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế thứ ngôn ngữ này trong cách viết hàng ngày của các em. Trước hết, giáo viên, nhà nghiên cứu phải am hiểu về ngôn ngữ chat. Giáo viên Văn, hơn ai hết là người tiếp cận nhiều nhất với học sinh, với ngôn ngữ chat trong bài viết của chúng nên cần phải nghiên cứu về chat một cách kĩ lưỡng. Khi tường tận về lĩnh vực này, giáo viên sẽ thể hiện với học sinh sự hiểu biết của mình với ngôn ngữ chat. Khi ấy, học sinh sẽ cảm thấy mình được thông cảm, trân trọng, yêu mến (bởi giáo viên đang nói về một lĩnh vực mà chúng thích thú - một lĩnh vực chúng tưởng chỉ dành riêng cho tuổi “teen” chúng nó và chỉ chúng nó mới hiểu, không ngờ thầy cô giáo của chúng cũng quan tâm đến vấn đề này). Từ đó, chúng thấy gần gũi và quý mến giáo viên. Và khi đã có sự đồng điệu như thế, học sinh dễ nghe theo những lời khuyên bảo của giáo viên.

Từ đó, giáo viên phân tích giảng giải cho thế hệ trẻ tác hại của ngôn ngữ này đối với sự trong sáng của Tiếng Việt và về ảnh hưởng lâu dài của nó trong tương lai, và xa hơn, nó sẽ ảnh hưởng đến cách nói, cách viết và quan trọng hơn là đến sự trong sáng của tiếng Việt. (Trong khi tiếng Việt mất cả trăm năm để hình thành chữ viết cố định, chuẩn mực… tạo nên tiếng nói, ngôn ngữ chung của dân tộc… ấy vậy, mà nếu không khéo, thế hệ trẻ ngày nay sẽ phá hủy chúng. Những thế hệ kế tiếp sẽ học tiếng Việt như thế nàỏ Người nước ngoài sẽ tiếp cận với tiếng Việt ra saỏ Ngôn ngữ chat không đơn thuần xuất hiện trên mạng nữa, mà nó nhan nhản trong bài viết Tập làm văn của các em. Các em nghĩ thế nàỏ) Theo tôi, sự phân tích phải trái sẽ giúp các em nhận thức đúng về vấn đề. Chúng ta kêu gọi ý thức trong các em. Điều này đem lại hiệu quả nhất định trong các em, đặc biệt là những học sinh khá giỏi

Với học sinh, ta tạo lại thói quen sử dụng đúng Tiếng Việt bằng cách cho viết lại nhiều lần những từ các em lẫn lộn qua ngôn ngữ chat.

Về việc sửa lỗi chính tả trong học sinh, PGS.TS Ngôn ngữ Cao Xuân Hạo cho rằng cách tốt nhất là cho học sinh viết lại từ đúng nhiều lần cho thật thuộc, bởi chính tả là quán tính viết từ theo tư duỵ Theo cách đó, tôi muốn đề cập đến một biện pháp là cho học sinh viết lại từ mà các em đã cố tình hay vô tình viết theo ngôn ngữ chat để các em sẽ nhớ hơn cách viết đúng.

Ví dụ: Các em hay viết: tui, coá sao không, mih biết…

 Giáo viên cho các em viết lại nhiều lần từ đúng để nhớ cách viết: tôi, có sao không, mình biết…

Bên cạnh đó, giáo viên đọc diễn cảm một bài văn hay, trong đó có lẫn vài ý chat, sau đó cho học sinh nhận xét. Các em sẽ tự rút ra việc thiếu nghiêm túc, sự buồn cười, tính gián đoạn cảm xúc…của bài viết, điều này sẽ dẫn đến sự khó chịu, hụt hẫng cho người chấm. Bài viết của học sinh sẽ không được điểm cao với những lỗi như thế. Ngoài ra, ta phối hợp các biện pháp:

Giáo viên văn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đồng bộ nêu tác hại của ngôn ngữ chat để học sinh thấu hiểụ Đây không còn là thú vui mà nó ảnh hưởng đến bài làm các môn học.

Giáo viên trong tổ Văn thống nhất ngồi lại kiên quyết trừ điểm lỗi chat như trừ điểm lỗi chính tả để học sinh thận trọng khi làm bài và “dè dặt” hơn với ngôn ngữ chat trong từng bài viết của mình.

Đồng điệu với những trăn trở của học sinh, một giải pháp đưa ra sau khi làm xong bai là: giáo viên dặn học sinh đọc kĩ lại bài, kiểm tra lại những lỗi mà mình vì thói quen hay viết saị“Khoảng lặng” trong việc kiểm tra bài này tuy đơn giản nhưng sẽ giúp học sinh kịp thời sửa saị

Ngoài ra, chúng ta phải lưu ý với học sinh về những nguy hiểm trong việc chat toàn cầụ Khi ta chat là ta tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau, ta cần am hiểu và có cái nhìn bản lĩnh về những vấn đề mà ta sẽ tiếp cận để tránh bị hiểu lầm, bị xem là lạc hậu hoặc bị dẫn dụ vào những văn hóa phẩm đồi trụỵ Học sinh cần phải hiểu rõ để lĩnh hội và tiếp thu có chọn lọc văn hóa các nước.

Bên cạnh đó, một biện pháp rất hữu hiệu là ta cho học sinh tự nhìn nhận về chính ngôn ngữ mà chúng đang sử dụng qua hình thức thảo luận. Cho học sinh thảo luận về đề tài: “Có nên sử dụng ngôn ngữ chat trong học đường?” trong bài học “Chương trình địa phương”, học sinh sẽ nêu ý kiến đề xuất của mình.

Khảo sát trong buổi thảo luận ở ba lớp 8 (8a1, 8a5, 8a9) với 147 học sinh tại trường THCS Trường Chinh, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã thu được những ý kiến như sau:

95% học sinh không đồng tình và 5% đồng tình với việc dùng ngôn ngữ chat trong học đường.

Theo các em, nguyên nhân sử dụng ngôn ngữ chat, thứ nhất là do quán tính sử dụng từ nên không kiểm soát được con chữ trong bài viết, thứ hai là do không ý thức được tác hại của ngôn ngữ này với sự trong sáng của tiếng Việt.

Các em thống nhất hạn chế việc chat và tự quy định: một ngày chat tối đa từ 1-2 tiếng để ngôn ngữ chat không ảnh hưởng nhiều đến tư duy của mình. Các em đồng tình với việc hạn chế dùng ngôn ngữ chat khi chat với các bạn, đồng thời, các em sẽ tuyên truyền sự ảnh hưởng của ngôn ngữ chat với sự trong sáng của Tiếng Việt cho các bạn chat của mình.

Kết quả Trước khi áp dụng Tỷ lệ sử dụng ngôn ngữ chat 8a1 (48hs) 15 (31,3%) 8a5 (50hs) 16 (32%) 8a9 (49hs) 7 (14,3%) Tổng cộng (147hs) 38 (25,9%) Sau khi áp dụng Tỷ lệ sử dụng ngôn ngữ chat 8a1 (48hs) 3 (8,3%) 8a5 (50hs) 2 (8%) 8a9 (49hs) 1 (2%) Tổng cộng (147hs) 6 (4,1%)

Trên đây là bảng thống kê việc áp dụng “Cách khắc phục hiện trạng ngôn ngữ chat trong học đường” sau một năm học. Từ kết quả trên, ta thấy việc áp dụng những biện pháp nêu trên thực sự có hiệu quả. Với phương cách này, giáo viên không những sửa lỗi về ngôn ngữ chat mà còn sửa lỗi về chính tả, ngữ pháp… Ngoài ra, học sinh sẽ ý thức hơn trong việc gìn giữ tiếng mẹ đẻ. Nếu giáo viên cứ kiên trì với những biện pháp trên, tỉ lệ học sinh sử dụng ngôn ngữ chat sẽ giảm dần và trong một thời gian nhất định (23 năm) tỉ lệ này sẽ là 0%. Điều đặc biệt, đây là kết quả thu được hiển hiện qua những con số, còn một kết quả bên trong mang ý nghĩa thiết thực hơn là học sinh sẽ ý thức tác hại của ngôn ngữ này và truyền ý thức

này đến những người bạn chat. Một sơi dây vô hình liên kết các em để các em biết trân trọng và yêu mến tiếng mẹ đẻ qua việc từng bước khắc phục hiện trạng sử dụng ngôn ngữ chat của mình. Từ đó, bài viết của các em sẽ không bị ảnh hưởng bởi lối viết “hỗn hợp – tạp-pí-lù”, mà câu cú sẽ rõ ràng, ngữ pháp sẽ đúng mực, lời văn sẽ trong sáng, đi vào chiều sâu nội tâm con ngườị

Trước hiện trạng ngôn ngữ chat xâm nhập vào câu chuyện đời thường, vào lớp học, vào bài thi… và quan trọng hơn, chúng ăn sâu vào tư duy của học trò tạo thành quán tính dùng từ chat thay cho tiếng Việt chuẩn mực. Cho nên, việc tìm hiểu về ngôn ngữ chat và đưa ra biện pháp hạn chế là cần thiết và mang tính giá trị lâu dàị Xã hội Việt Nam càng hội nhập nền văn minh thế giới thì người Việt Nam hơn lúc nào hết cần ra sức giữ gìn tiếng Việt - hồn túy của dân tộc Việt, mà cụ thể là ý thức đúng về ngôn ngữ chat và sử dụng hợp lý trong đời sống.

KT LUN

Luận văn đã thu được những kết quả như sau:

Về mặt lý luận thực tiễn

Hệ thống một cách tương đối cấu trúc ngôn ngữ chat trong tiếng Việt và tiếng Anh.

Tìm ra một số điểm giống nhau và khác nhau chung nhất giữa ngôn ngữ chat tiếng Việt và tiếng Anh.

Liệt kê những biểu tượng cười, hình hiệu … theo kiểu phương Đông, phương Tây và sự giao thoa Đông – Tâỵ

Khám phá được những mảng tinh thần phong phú, bổ ích của mọi người nói chung và tuổi teen nói riêng. Đồng thời, người viết hiểu thêm những tâm tư, tình

cảm, nguyện vọng của lứa tuổi mà xã hội hết sức quan tâm – tuổi teen. Từ đó, chúng ta sẽ có những phương pháp hướng dẫn trẻ phù hợp với tâm lý lứa tuổị

Về mặt ý thức

Như ta biết, hiện trạng dùng ngôn ngữ chat – ngôn ngữ @ bắt đầu xuất hiện khi mạng internet được nhà nước cho phép phổ biến. Từ đó đến nay, chúng lan rộng trong giới trẻ, họ chưa nhận thức đủ về thứ ngôn ngữ này nên sử dụng chúng một cách tràn lan. Ngôn ngữ @ xâm nhập vào câu chuyện đời thường, vào lớp học, vào bài thi … và quan trọng hơn, chúng ăn sâu vào tư duy của học trò tạo thành quán tính dùng ngôn ngữ chat thay cho tiếng Việt chuẩn mực. Cho nên, việc tìm hiểu về hình thái ngôn ngữ này và đưa ra biện pháp hướng dẫn sử dụng đúng là một điều cần thiết và lâu dàị Xã hội Việt Nam càng hội nhập nền văn minh thế giới thì người

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ chat: tiếng Việt và tiếng Anh (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)