Nguyên nhân hình thành ngôn ngữ chat tiếng Việt

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ chat: tiếng Việt và tiếng Anh (Trang 47 - 56)

3.1.1.1. Yếu tố phương ngữ

Trong giao tiếp hàng ngày, mỗi người qua giọng nói sẽ thể hiện phương ngữ của mình. Trong ngôn ngữ chat, người đọc khó mà phân biệt được vùng miền của người chat đối diện. Tuy nhiên, thông qua câu chữ, ta có thể xác định được tiếng địa phương của người chat. Có thể tiếng địa phương ấy đã “phủ sóng” toàn quốc, nhưng số lần dùng những tiếng đặc trưng vùng miền vẫn là những yếu tố tạo nên nét chat riêng của người địa phương. Chính vì lí do đó mà lối chat của ngưới Bắc sẽ khác lối chat của người Nam hay người Trung.

a.Phương ngữ Bắc

Những lỗi phát âm sai của người Bắc được tìm thấy và có ảnh hưởng nhất định đến ngôn ngữ chat. Người miền Bắc trong phát âm thường phát âm sai một số phụ âm đầu: tr, ch, s, x, l, n, r, d, gi…

Sau đây là những trường hợp biến đổi thuộc phương ngữ Bắc. Trường hợp “l” chuyển thành “n” và ngược lại

Ví dụ: làm lành  nàm nành, lòng anh  nòng anh, chỉ là  chỉ nà,

Mí ngày nay em hôx chẵng dc j`! Nòg dối bờịChỉ ham chơi wá! Hôg bít thi koá dc hôn nữạ Bùn chit.:(

 Mấy ngày nay em học chẳng được gì! Lòng rối bờị Chỉ là ham chơi quá! Không biết thi có được hông nữạ Buồn chết.:(

(Sự lẫn lộn giữa “l” và “n” rất phổ biến trong phương ngữ vòng cung biên giới phía Bắc nước ta, phương ngữ vùng Hà Nội và các tỉnh xung quanh, phương ngữ miền hạ lưu sông Hồng và ven biển. Nhưng nổi bật nhất là các vùng Bắc Ninh, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh.)

Trường hợp “l” chuyển thành “nh”: Đây không phải là trường hợp sai chính tả mà là biến thể của ngôn ngữ nói (khẩu ngữ)

Ví dụ: lớn  nhớn, lắm  nhém, hoa lài  hoa nhài, nhiều lời

 nhìu nhời …

Ca dao: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” (Hoa nhài = hoa lài)

Pé này kàg nhớn kàg xinh. hOk dc iu nhìu đấy nhé! Iu nhăm chỉ tô? mất thì g. ^-^

 Bé này càng lớn càng xinh. Không được yêu nhiều đấy nhé! Yêu lắm chỉ tổ mất thì giờ ^-^

(Sự chuyển đổi “l” thành “nh” là khá quen thuộc trong đời sống phương ngữ Bắc. Đặc trưng này tồn tại nhiều trong dân gian vùng phương ngữ khu vực miền hạ lưu sông Hồng và ven biển.)

Trường hợp “th” chuyển thành “x”

Ví dụ: thương  xương, thum thủm  xum xủm, thái thịt  xái xịt…

HUm nay e di làm về kO mịt kỏ Xương e wá. hEn e cúi tuần dzẢnh đi an cem ha!!!!?? #o _O

 Hôm nay em đi làm về có mệt không? Thương em quá. Hẹn em cuối tuần rảnh đi ăn kem ha!!!!??# o _O

(Sự chuyển đổi “th” thành “x” là nét nổi bật của vùng phương ngữ Thái Bình nằm trong vùng hạ lưu sông Hồng và ven biển.)

Trường hợp “tr” chuyển thành “ch”

Ví dụ: trời ơi trời  chời ơi chời, tru tréo  chu chéo…

HUm nay, chời ko TrEg củg chẳng saọ dzỦ nhau ngồI pàn chiện thiên ha thấy kũng xú vị thật đấy!!!!***

 Hôm nay, trời không trăng cũng không sao, rủ nhau ngồi bàn chuyện thiên hạ thấy cũng thú vị thật đấy!!!!***

(Sự chuyển đổi “tr” thành “ch” là một hiện tượng của phương ngữ Bắc. Trong hệ thống phụ âm đầu của phương ngữ này có 9 âm vị và không có sự phân biệt giữa: s/x, r/d/gi, tr/ch. Hơn nữa, trong lịch sử biến đổi ngữ âm tiếng Việt đã có nhiều trường hợp “tr” biến đổi thành “ch”: trảm  chém, trà  chè, trầm  chìm, trản  chén, trữ  chứa, truyện  chuyện…)

Trường hợp “tr” chuyển thành “gi”

Ví dụ: con trai  kon giai (con zai), trời ơi  giời ơi (zời ơi, trùi uị.) Me tO*’ vừa mới Sanh kon giaị Ku kậu trôg bụ bẫm lắm !!! ^^^^

 Mẹ tớ vừa mới sinh con traị Cu cậu trông bụ bẫm lắm !!! ^^^^^

Đây cũng là đặc trưng quan trọng của phương ngữ Bắc. Và cũng là trường hợp biến đổi xuất hiện nhiều trong lịch sử ngữ âm tiếng Viet: tranh  giành, trầm 

dìm, trào  giễu, trương  giương, trao  giao, trăng  giăng, trải  giải, trời

 giời …

(Sáu thanh điệu của phương ngữ Bắc được phân bố đầy đủ và rõ rệt dựa trên cơ sở tiếng Hà Nộị)

b. Phương ngữ Trung

Phương ngữ Trung bao gồm các tỉnh Bắc Trung bộ, từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. Đây cũng là vùng phương ngữ còn bảo lưu nhiều yếu tố cổ của tiếng Việt. Trong phương ngữ Trung có ba vùng phương ngữ nhỏ hơn là: phương ngữ Thanh Hoá, phương ngữ vùng Nghệ Tĩnh, phương ngữ vùng Bình Trị Thiên .

Ví dụ: nó  noá , có  koá, á  oá , cho  choa… Noá đi hok muh nóa ko hok pài mới ghê chứ!####()()()

 Nó đi học mà nó không học bài mới ghê chứ!####()()()

Trường hợp a, ă chuyển thành e

Ví dụ: anh  eng, ăn  eng

Hem no eng noa’ dẫn noa đi sinh nhât, noa ko chiu, noa khóc bù lu bù loa …  ;;;;

 Hôm nọ, anh nó dẫn nó đi sinh nhật, nó không chịu, nó khóc bù lu bù loa ;;;;

Lẫn lộn thanh hỏi thành thanh ngã

Ví dụ: ủng hộ  ũng hộ, ngủ  ngũ, chẳng  chẵng…

Mý ngày nay e chẵng ge gì! Pài kiểm tra thỳ dưới trug bình hem ah! Kết wa nem hộx này e woá íụbI h hộx thi pùn ngu wá nè! ^^ ^^ ^^

 Mấy ngày nay em chẳng nghe gì! Bài kiểm tra thì dưới trung bình hông à! Kết quả năm học này em quá yếụ Bây giờ học thì buồn ngủ quá nè!^^ ^^ ^^

Lẫn lộn thanh ngã thành thanh hỏi

Ví dụ: cũng  củn, sẽ  sẻ, đã  đả…

 Pủi trúi thức khuya đến 1g, làm củn đc nhìu pài, chắc mai sẻ đc cô giáo khen đâỵ 

 Buổi tối thức khuya đến 1giờ, làm cũng được nhiều bài, chắc mai sẽ được cô giáo khen đâỵ 

(Đây là đặc trưng của xứ Huế)

Lẫn lộn giữa thanh ngã và thanh nặng

Ví dụ: nghĩ ngợi  nghị ngợi, đi Mĩ  đi Mị … Hắng nghị ngợi nhìu, trông hăg mau zà hỉ??!!!>>>><<<<<<

 Hắn nghĩ ngợi nhiều, trông hắn mau già hỉ???!!!>>>><<<<<< (Phương ngữ vùng Bình Trị Thiên)

Đây là đặc trưng của phương ngữ Trung bộ được trải khắp cả ba vùng miền phương ngữ nhỏ (vùng Thanh Hoá, vùng Nghệ Tĩnh và vùng Bình Trị Thiên). Cả

ba vùng này đều không có sự phân biệt hai thanh nàỵ Nhưng phương ngữ Nam cũng có sự trùng nhau giữa hai thanh điệu hỏi và ngã (tiêu biểu như vùng phương ngữ từ Quy Nhơn đến Thuận Hải).

c. Phương ngữ Nam

Phương ngữ Nam thường trải dài từ đèo Hải Vân đến miền cực nam của đất nước, là một phương ngữ mới, được hình thành dần dần trong vòng 5 thế kỷ gần đâỵ Trong phương ngữ Nam, gồm có miền Tây (Kiên Giang, Rạch Giá…) và miền Đông (Củ Chi, Tây Ninh…)

Trường hợp “kh” chuyển thành “h”

Ví dụ: không  hông, khóc  hóc

Trc h` E nghĩ cái j` wa zòy thỳ cứ cho wa lun… E hông mun way lại …Nhung HOk hiu saO zờ ngồi lại thý nhớ A wá ah #...

 Trước giờ em nghĩ cái gì qua rồi thì cứ cho qua luôn. Em không muốn quay lạị Nhưng không hiểu sao giờ ngồi lại thấy nhớ anh quá à #...

Trường hợp “r” chuyển thành “g”

Ví dụ: rồi  gồi (bắt con cá gô bỏ dô gỗ kêu gột gột ) (Đây là đặc trưng phương ngữ vùng Đồng Tháp thuộc Nam bộ)

Trường hợp “v” được chuyển thành “d” hoặc thành “z”

Ví dụ: vậy  dậy, zậy; với  dới, zới; vui vẻ  dui dẻ, zui zẻ…

Chính do đặc trưng này mà ngôn ngư chat có thêm sự biến đổi: v  dz (vui vẻ  dzui dzẻ )

E nói dzậy đó, a tinh thì tinh, e mit lăm goy… Anyway, kủng chuc a zui zẻ.=) =)

 E nói vậy đó, anh tin thì tin, em mệt lắm rồi… Dẫu sao, cũng chúc anh vui vẻ. =) =)

Trường hợp “ê” chuyển thành “ia”

Ví dụ: thế  thía, ghế  ghía, về  dìa (viết thành dzìa) Thui, tớ out day, tớ fải dzìa ruì. Mơi găp lai nghe!

 Thôi, tớ thoát đây, tớ phải về rồị Mai gặp lại nghe!

Trường hợp “a” chuyển thành “ơ”

Ví dụ: mai  mơi, mà  mờ...

Kon nhỏ đo’ mờ ddep xaỏ Tui thay nhỏ sao sao đo’!****

 Con nhỏ đó mà đẹp saỏ Tôi thấy nhỏ sao sao đó!****

Trường hợp “o” thành “ e”

Ví dụ: hông  hem

***A thấy e hôm nai kó đẹp hem? ****

 ***Anh thấy em hôm nay có đẹp hông? ****

Trường hợp “ô” chuyển thành “u”

Ví dụ: hôm nay  hum nay, ngồi  ngùi…

A à, hum no*I body gã gơ`I, mình thấy mợt mợt, chẳng mún làm j` hít. Cứ

ngùi thừ gạ/////\\\\\

 Anh à, hôm nay người rã rời, mình thấy mệt mệt, chẳng muốn làm gì hết. Cứ ngồi thừ rạ//////\\\\\

(Ở đây có sự đối ứng giữa nguyên âm khép hơn ở phương ngữ Nam với nguyên âm mở hơn ở phương ngữ Bắc là u/ô như: chùi/chồi, mui/môi, tui/tôi, thúi/thối, khun/khôn…)

Trường hợp “a” chuyển thành “u”, “o”: làm bài  lùm bài, lòm bài

Trường hợp “ơ” chuyển thành “ u”: lớp  lúp

Trường hợp “ê” chuyển thành “i”: đêm  đim, bếp  bíp…

Trường hợp “ươ” chuyển thành “ơ”: bươm bướm  bơm bớm, lượm 

lợm…

Trương hợp “uô” chuyển thành “u”: buồn  bùn, buổi tối  pủi tối…

Trường hợp “y” chuyển thành “i” (ở âm cuối): nhảy  nhải, tay  taị. Hum nai lup mih hok pài thơ Lo*m. of Tố Huủ Kak pan dơ tai fat biu wa chừng.((((“”))))

 Hôm nay lớp mình học bài thơ “Lượm” của Tố Hữụ Các bạn giơ tay phát biểu quá chừng. ((((“”))))

Trường hợp “n” chuyển thành “nh”, “ng” (ở âm cuối) Ví dụ: nhà in  nhà inh, con lươn  con lương…

Trường hợp “t” chuyển thành “c” :

Ví dụ: Bác Hồ  Bát Hồ, vớt vát  dớt dác…

(Lẫn lộn thanh điệu: phương ngữ Nam bộ lẫn lộn giữa thanh hỏi và thanh ngã.)

3.1.1.2. Nguyên nhân tâm lý

Ngôn ngữ chat mặc dù không đúng chuẩn tiếng Việt nhưng vẫn được giới trẻ sử dụng phổ biến, điều này được lý giải bởi những nguyên nhân về tâm lý. Thứ nhất, đó là do nhu cầu của cuộc sống hiện đại, họ luôn muốn quá trình giao tiếp diễn ra nhanh chóng, gọn gàng nên hình thành nên xu hướng viết tắt. Thứ hai, qua chat, giới trẻ muon thể hiện cá tính của bản thân.

Việc sử dụng ngôn ngữ chat khiến giới trẻ có cảm giác mình đang theo kịp thời đạị Bởi như “luật bất thành văn”, ngôn ngữ chat trở thành mốt. Với chat, giới trẻ cho rằng mình được chấp nhận vào một nhóm bạn. Mặt khác, khi sử dụng ngôn ngữ chat đúng lúc, đúng đối tượng sẽ gây hiệu quả cao rất cao khi giao tiếp giữa bạn bè với nhau, bởi nó cho thấy sự đồng điệu trong cảm xúc giữa các thành viên trong cùng nhóm bạn, tạo nét dí dỏm bông đùa, thể hiện rõ nét cá tính của người chat.

ạ Nhu cầu nhanh chóng giao tiếp

Như đã trình bày ở chương 2, học sinh khi ngồi ở ghế nhà trường không biết gõ tiếng Việt có dấu bằng những bộ gõ như Unikey (hoặc nếu biết cũng gõ rất chậm kiểu “cò mổ”), vì vậy phải gõ không dấu, nhưng lại nảy sinh tình trạng hiểu sai ý của nhau vì thiếu dấu, từ đó họ sử dụng các dấu có sẵn trên bàn phím cách sáng tạọ

Ví dụ: công chúa  công chu’a thế giới  thê’ gio*’i hương thơm  hương tho*m

Hiện tượng sáng tạo trên cũng xuất phát từ nhu cầu muốn quá trình giao tiếp diễn ra nhanh chóng. Từ đó nảy sinh hiện tượng viết tắt, thay vì viết “không” thì viết là “ko”, “hok” hoặc “k”, “phải” viết là “fải”, “ghê” viết là “gê”, “nghĩ” thành “ngĩ”, “qua” thành “wa”… Ngoài ra, hiện tượng chat không chỉ diễn ra trên máy vi tính mà còn sử dụng trên điện thoại di động. Trên điện thoại di động, ta có tổ hợp chữ cái “jkl”, “ghi” … sẽ nhanh chóng hơn nếu ta nhấn j (một lần) thay vì nhấn i

(ba lần). Chính vì lý do đó, “j” được thay bằng “i” không chỉ trên điện thoại di động mà còn sử dụng trên máy vi tính. Có rất nhiều hiện tượng tương tự như vậy được sử dụng như một thói quen và được lan truyền rộng rãị

b. Nhu cầu thể hiện cảm xúc

Qua ngôn ngữ chat, giới trẻ dùng nhiều hình thức khác nhau để thể hiện cá tính, cảm xúc của mình. Qua những văn bản chat, ta bắt gặp những hiện tượng dùng “y” thay thế cho “i” như “suy nghĩ” viết thành “suy nghỹ”, “thôi” viết thành “thôy”, “tự tin” viết thành “tự tyn”, hoặc “k” thay thế cho “t” như “tao” thanh “kao”, “tr” thay thế cho “t” với “buổi tối” thành “pủi trúi”… những kiểu viết này rõ ràng không nhằm mục đích tiết kiệm thời gian mà chỉ nhằm “lạ hoá” cách viết đúng chính tả.

Bên cạnh đó, ta bắt gặp những dạng “ngủ” thành “nhủ”, “rồi” thành “gồi”, “thì” thành “hì”, “thôi” thành “hôi”. Điều này có thể giải thích đây là cách nhại giọng trẻ con. Có thể người trẻ cũng muốn làm mới phong cách của mình cũng như thể hiện những cảm xúc mang tính trẻ con: nũng nịu, vòi vĩnh, giận dỗi…

Một hiện tượng khá phổ biến trong chat có thể lý giải bởi nguyên nhân tâm lý là trường hợp dùng “p” thay “b” với “bó tay” thành “pó tay”, “k” thay “c” với “bà con” thành “pà kon”… Ngoài việc ta thấy “k” và “c” cùng một âm, có thể đây là cách phát âm nhấn mạnh câu chữ mình sử dụng, muốn gây ấn tượng cho người đọc. Rõ ràng khi đọc, ta có cảm giác vui tai, ngộ nghĩnh. Ngoài ra, có thể lý giải đây là việc giới trẻ bắt chước cách phát âm của người Hoa nói tiếng Việt sống ở Việt Nam (đặc biệt là vùng Chợ Lớn), ta thường nghe cách phát âm như: “Pánh pao chỉ lê…”; cũng có thể giải thích đây là cách đọc của người miền Nam, một số vùng lẫn lộn giữa “p” và “b”.

Ngoài ra, ta bắt gặp những cách sử dụng dạng như: “anh iêu em”, “anh iu em” thay vì “anh yêu em”, “bùn quá” và “pùn wá” thay cho “buồn quá”, “zị hả” thay cho “vậy hả”, “hẻm bít” thay cho “không biết”. Nhiều người cho rằng cách viết này làm cho việc phát âm nghe gọn hơn. Joe - Biên tập viên, MC của chương trình “Kết nối trẻ” trên VTV6 cũng nhận xét: “Cách viết này nghe nhẹ nhàng hơn, dễ chịu hơn, thân thiện hơn.” Nguyên nhân của hiện tượng này có lẽ là để thể hiện cá tính, cảm xúc của người sử dụng. Chúng tạo không khí trẻ trung, vui nhộn, dí dỏm trong cuộc giao tiếp.

Không những thế, việc viết hoa tùy tiện khi sử dụng phím Shift kèm với một chữ cái hoặc máy vi tính để chế độ Toggle Case2, thì các chữ cái sẽ được viết hoa bất kì không tuân theo quy luật chính tả tiếng Việt. Lý giải cho trường hợp này cũng không nằm ngoai nguyên nhân người chat muốn thể hiện cá tính của mình mà còn để trang trí hoa văn, chữ viết của mình cho khác ngườị Tuy cách viết này làm cho hình thức của văn bản trở nên phức tạp, khó đọc hơn nhưng đó mới là điều mà giới trẻ mong muốn.

Và, cũng không thể quên việc chêm thêm các hí tượng mặt người với đủ trạng thái cảm xúc khác nhau vào văn bản chat. Việc sử dụng hí tượng một phần để tiết kiệm thời gian, mặt khác không kém quan trọng là những biểu tượng đó sẽ giúp “cá tính hoá”, dễ dàng bộc lộ cảm xúc trong quá trình giao tiếp. Đó có thể xem như một “ngôn ngữ không lời”, một cách biểu hiện rất riêng, rất ý nghĩa của ngôn ngữ chat.

Tóm lại, ngôn ngữ chat được đa phần tuổi teen sử dụng. Đây là lứa tuổi có _______________________

2

chếđộ chữ thường đầu mỗi từ

nhiều biến đổi về tâm lý. Việc sử dụng chat là cách chứng tỏ vai trò, bản lĩnh, vị trí của họ trong giai đoạn đang trưởng thành. Cho nên lý do tâm lý và thể hiện cảm xúc là những lý giải tất yếu cho hiện tượng trên. Một điều cần lưu ý là đa phần người sử dụng ngôn ngữ chat thường cố tình phạm những lỗi sai trong phát âm thường ngày

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ chat: tiếng Việt và tiếng Anh (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)