Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về con người nhỏ be

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc (Trang 51 - 55)

tạo “ .Khi sáng tác,Bình Nguyên Lộc chỉ cần làm cho những mô hình

nghệ thuật ấy có một hình thức cụ thể , riêng biệt.Nói cách khác ,mỗi một truyện ngắn của nhà văn chỉ là một “ cách biểu hiện “ hay là “ hình thức tồn tại” hay là sự “ cụ thể hoá “ của một mô hình nghệ thuật nào đó.Học viên nghĩ rằng : mỗi một nhà văn đều có những mô hình nghệ thuật của riêng mình , và số lượng của những mô hình thì không nhiều dù nhà văn ấy có đến hơn 1000 truyện ngắn như Bình Nguyên Lộc.Trong truyện cổ tích thần kỳ Nga,các đơn vị cấu tạo của một mô hình nghệ thuật là các chức năng.Propp vẽ nên mô hình của một truyện đơn giản như sau :

“sự phản bội” - “ sự kêu cứu “ - “ sự đi tìm” … Để phân xuất ra các chức năng , phương pháp của Propp là không lưu ý gì đến nhân vật thực hiện chức năng đó. Thần băng giá ,con quỷ hay con gấu đều không quan trọng , cái quan trọng là trong các truyện khác nhau,chúng cùng có một chức năng đối với diễn biến câu chuyện : “ thử thách nhân vật chính “ .Propp cũng lưu ý rằng : khi ở cuối tác phẩm, Ivan lấy công chúa và ở đầu tác phẩm, người cha lấy bà quả phụ độc ác thì dù hành động có giống nhau ( lấy vợ ) nhưng hình thái học của chúng vẫn khác nhau . Ivan lấy công chúa là “ nhận phần thưởng “ còn người cha lấy người quả phụ là “nguyên cớ gây tai biến” .Chúng tôi nhận thấy : vì truyện cổ tích chú trọng đến diễn biến của cốt truyện nên các “chức năng” của nó là chức năng đối với việc duy trì và kết thúc diễn biến câu chuyện. Khi hai chức năng “ sự ban thưởng ““ sự trừng phạt “ xuất hiện thì câu chuyện cũng kết thúc . Nhưng ở truyện ngắn Bình nguyên Lộc,cái được chú trọng không phải là cốt truyện như ở văn học dân gian , mà là một mạch cảm xúc hay một

dòng suy tư.Mô hình nghệ thuật trong văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên

Lộc có phản ánh quan niệm nghệ thuật của ông về con người là vì lí do ấỵNhư chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau, trong quan niệm nghệ thuật về con người của Bình Nguyên Lộc , con người đáng trọng là con người biết cảm xúc và biết suy tư. Do đó,những đơn vị cấu tạo nên các mô hình nghệ thuật trong truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc sẽ không phải là các

một thành tố của trần thuật ) như ở truyện cổ tích.Chúng tôi xin lấy ví dụ : trong tập truyện “ Thầm lặng “ ; truyện “ Má ơi, má ! “ kể về cái chết của một em bé bị mù mắt tên là Nhộng .Ba mất sớm,mẹ bệnh nằm liệt giường,bé phải đi làm nuôi mẹ và nuôi thân bằng nghề hái caụMột lần,không may bé bị ngã từ trên ngọn cau xuống mà chết ; truyện “ Người chuột cống “ kể về cái chết của hai cha con nhà nghèo nọ.Họ sống bằng nghề bắt cá dưới các ống cống ngầm của Sài Gòn .Một lần nọ,mưa lớùn đột ngột làm nước trong cống dâng lên quá nhanh làm họ lên không kịp,bị chết đuốịCái chết của họ đã làm cho một người phụ nữ - người vợ và người mẹ trong gia đình ấy - trở thành kẻ không nơi nương tựạ Hay như một truyện khác,” Không một tiếng vang “ , kể về cái chết của anh Nhánh , một người làm nghề xúc cát ở dưới đáy sông.Anh lặn rất giỏi,nhưng do làm nghề ấy đã quá lâu,sức khoẻ nhanh chóng bị suy kiệt,nên một lần nọ anh bị đuối sức và hộc máu mà chết đuối , để cho người vợ trẻ bơ vơ.Chúng tôi nhận thấy : nếu ta áp dụng một phương pháp của ngôn ngữ học là phân xuất lời nói đến tận cùng để được những đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, không thể phân chia ra được nữa ; thì ta sẽ thu gọn cả ba truyện trên thành một “ mô hình “ ( không phải là “ kết cấu” vì kết cấu của những truyện trên thì cực kì lắt léo,không dễ thu gọn như mô hình ) ,theo đó nhân vật,lao động của nhân vật, nơi làm việc của nhân vật , kết cục của nhân vật và nguyên cớ trực tiếp của kết cục ấy sẽ được ký hiệu bằng các chữ cái :

“ Nhân vật A kiếm sống bằng việc B tại C vì D mà E “

Chúng tôi cho rằng cả ba truyện trên đều xuất phát từ một mô hình vì cả A,B,C,D, và E đều có những quan hệđặc điểm giống nhau , nói như ngôn ngữ học,chúng có những “đặc trưng khu biệt”. Đặc điểm của A là : 1. về kinh tế : rất nghèo,kiếm sống qua ngày,lao động chân tay,làm việc dưới một sức ép ( nuôi người thân tàn tật hoặc trả nợ ) .2. về vai trò trong gia đình : họ là chỗ dựa duy nhất của một người khác .3. về tính cách,họ lặng lẽ , lầm lì,ít nói,tách biệt với cộng đồng do mặc cảm. 4. về khả năng làm việc,họ là những người thua thiệt ( hoặc bị tật nguyền hoặc sức khoẻ yếu ) . Đặc điểm của B - việc lao động của A - là : tư liệu lao động giản đơn ( thân thể,con dao,cái thúng …) , hành vi lao động thì nguy hiểm ( bé Nhộng phải nhảy từ ngọn cau này sang ngọn cau kia trong khi bị mù , anh Nhánh phải nín thở làm việc nặng dưới đáy sông , hai cha con xấu số thì phải chịu dơ bẩn,ngột ngạt ) .Cho nên họ phải lao động bằng thói quen,bằng sự lặp đi lặp lại không đổi của thao tác lao động và của

chính cái nơi họ làm việc. Nơi họ làm việc - tức cái được kí hiệu là C - thì luôn luôn đe dọa họ .Chúng có thể nằm chót vót trên cao như ngọn cau,hoặc nằm dưới sâu như đáy sông , ống cống. Nói chung ,chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của C xảy ra thì A phải chịu kết cục bi thảm.Đó có thể là một lần bé Nhộng chụp hụt ngọn cau hoặc có thể là ngọn cau ấy to quá hay trơn quá trong khi bé lại không nhìn thấy chúng. Đó có thể là một ngày anh Nhánh phải lặn xuống dưới đáy sông bốn năm lần trong khi anh không được khoẻ. Đó có thể là một buổi sáng trời mưa to bất thường và ống cống bị ngập nước chỉ trong giây phút… Và thế là kết cục bi thảm của các nhân vật xảy đến - được ký hiệu là Ẹ

Vì những lý do chúng tôi đã trình bày ở trên,đơn vị cấu tạo của mô hình trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc không phải là một “hành động“ mà là một cái khác.Chúng tôi xin phân tích cái E làm ví dụ : nếu ta làm như Propp đối với văn học dân gian,tức là coi người bị chết là ai thì không quan trọng , cái quan trọng là chúng có một điểm chung bất biến ,xét về hình thái học : “ cái chết xảy đến với A “ ; thì quả đúng như Propp đã nói : phương pháp của ông không thể áp dụng rập khuôn cho văn học viết được.Kết thúc truyện“Má ơi,ma ! “,bé Nhộng ngã từ ngọn cau xuống, nằm liệt ba ngàỵVà “ đến hôm thứ ba,nó vụt kêu được một tiếng lớn : “ Má ơi , má ! “

Rồi tắt thở luôn . “

Hoặc về cái chết của hai cha con trong “ Người chuột cống “ , nhà văn kể như sau : người phụ nữ chờ bên miệng cống từ sáng đến trưa,đến chiều,tàn cơn mưa này,qua cơn mưa khác ; và kết thúc câu chuyện là : “ Đến chiều,bà lảo đảo đứng lên,đi mà không biết đi đâu,không khóc được vì bà đã hết nước mắt vì năm xưa bà khóc ông cha cũng chết vì nghiệp ấỵ “

Chúng tôi thấy rằng : chi tiết tiếng kêu của bé Nhộng đã kéo ngưới đọc từ chỗ xót xa cho cái chết của bé,chuyển sang lo lắng cho số phận thím Hai-mẹ của bé. Cũng vậy,lời kể nhà văn ở cuối truyện “ Người

chuột cống “ đã kéo người đọc từ chỗ xót xa cho hai cha con xấu số

chuyển sang lo lắng cho người phụ nữ còn lại của gia đình ấỵHoá ra,cả truyện “ Má ơi,má ! “ kể về cảnh lao động của bé Nhộng dẫn đến cái chết của bé là để cuối cùng dẫn người đọc đến với một số phận khác : mẹ của bé-vốn là nhân vật chỉ xuất hiện thấp thoáng trong truyện.Cũng vậy cả truyện “ Người chuột cống “ kể về cảnh kiếm sống và cái chết của hai cha con nọ,nhưng là để cuối cùng dẫn người đọc đến với một điều khác :

nỗi đau của người phụ nữ còn sống vì đã mất cha,mất chồng , mất con vì

chính cái nghề đã nuôi sống họ. Tương tự,cách kết thúc của truyện

“ Không một tiếng vang “ : người ta vớt anh Nhánh lên,tìm hết cách để cứu anh sống lại,nhưng “ anh Nhánh cứ lạnh đi trong giấc ngủ ngàn năm .Anh chết không tên không tuổi vì cái nghề xúc cát để cất nhà cho những người có tên có tuổi ở.” Những cách kết thúc ấy không chỉ có chức năng đối với cốt truyện-thông báo sự kết thúc câu chuyện-như ở truyện cổ tích ( như trong cách phân tích của các nhà cấu trúc luận ),mà còn có chức năng đưa người đọc chìm vào những suy tư về người đã chết và những người chưa chết trong truyện,suy tư về những nỗi đau không tránh khỏi của đời người do những mất mát tinh thần đem tới ,về một sức mạnh tinh thần cần phải có để có thể gánh chịu được những bất hạnh sẽ đè lên vai ; và rộng hơn là suy tư về những kiếp người nhỏ bé , nhưng không vô nghĩa , đã sinh ra và mất đi một cách “ thầm lặng” trong cơ thể của dân tộc mình.

Phân tích đến đây chúng tôi thấy mình có thể rút ra kết luận đã trình bày ở trên ,đó là : bên dưới một số truyện ngắn độc lập,hết sức khác nhau về kết cấu,bố cục, tình tiết … lại là một mô hình nghệ thuật chung mà các truyện ấy chỉ là những ”cách biểu hiện” riêng mà thôịChức năng của các đơn vị cấu tạo của mô hình vừa khác nhau vừa khác với các chức năng trong văn học dân gian,vì chức năng của chúng không phải là giúp cho cốt truyện được xây dựng mà là xây dựng một tiếng vang của cảm xúc và suy tư cho tác phẩm.Chức năng của E không chỉ là “cái chết xảy đến với A”. Chức năng của D không chỉ là “ sự thay đổi đột ngột diễn ra”

.Việc bé Nhộng chụp hụt một ngọn cau,anh Nhánh bỗng đuối sức , hay cơn mưa lớn bỗng đổ đột ngột…còn làm cho các tác phẩm có thêm nhiều tầng nghĩạ “ Sự biến động vô thường của cuộc đời” , “ sự mong manh của kiếp người”, “ sinh nghề tử nghiệp” …là những ý nghĩa có thể nghĩ tớị Một ngọn cau đối với bé Nhộng mù lòa đang hái cau,một đáy sông thăm thẳm với anh Nhánh đuối sức đang xúc cát , một cống hộp đen ngòm đối với hai cha con đuới sức đang bắt cá… ,tức cái được kí hiệu là C ,thì không chỉ là “nơi làm việc của A”,“ø sự đe dọa của C đối với A” mà còn là một không gian nghệ thuật mang những suy tư day dứt khôn nguôi của nhà văn về vị trí,vị thế trong cuộc đời của những con người tựa hồ như cát bụi… ,mặt khác,nó cũng làm cho người đọc phải suy ngẫm nhiều về sự tương phản của những số phận trong cuộc đời , như lời nhà văn khi kết thúc tác phẩm “Không một tiếng vang” : “ Nhưng anh Nhánh cứ lạnh đi trong giấc ngủ ngàn năm .Anh chết không tên không tuổi vì cái nghề xúc

cát để cất nhà cho những người có tên có tuổi ở”( 8,114 ).Nhưng ,những

số phận của Bình Nguyên Lộc dù mong manh nhưng không thể hiện một

quan niệm nào đó về “ cái vô cùng “ … Đến với bé Nhộng ,anh Nhánh,hai cha con bắt cá , ta bắt gặp một cái gì như là nhân gian…. Như vậy ta thấy mô hình nghệ thuật không giản đơn là kết cấu mà nó phản ánh quan niệm có tính chất nghệ thuật của nhà văn về con người. Trong tâm hồn Bình Nguyên Lộc,dân tộc hiện hữu không phải chỉ trong những con người

“rũ bùn đứng dậy sáng loà” ,mà chính là nhờ cả những con người nhỏ

bé,không tên không tuổi ,tựa hồ như cát bụi…. Họ vô nghĩa, nhưng tình yêu của họ, cuộc sống của họ, phẩm chất của họ lại mang những vẻ đẹp đã giúp dân tộc tồn tạịCho nên,họ là một bộ phận không thể thiếu được của dân tộc này,núi sông này. Đó chính là một quan niệm nghệ thuật của Bình Nguyên Lộc. “… vì thằng Bò thuộc về những cái không tên không

tuổi đã tạo nên đất nước,đất nước không thể quên hẳn thằng Bò” ( 8,

122).Từ những con người nhỏ bé, nhà văn mở rộng ra, “một nước phải gồm rất nhiều làng ,làng nghèo,làng giàu ,làng nghèo cũng cần lắm chớ

bà con.” ( 9,1018 ).Cái không gian đã che chở ,đùm bọc những con

người vô nghĩa ,cái không gian đã ôm ấp,bao bọc lấy họ khi họ trở về với đất – những ngôi làng nghèo khó và cũng vô nghĩa như họ – những ngôi làng ấy cũng không thể không có được.

2) Quan niệm nghệ thuật của Bình Nguyên Lộc về mối quan hệ giữa con người và thế giới khách quan

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc (Trang 51 - 55)